Khan hiếm thanh khoản có thể làm cho đà phục hồi kinh tế bị chững lại

(LĐTĐ) Các chuyên gia cho rằng việc lựa chọn điều hành ổn định tỷ giá kéo theo phải tăng lãi suất điều hành sẽ tác động rất lớn đến năng lực sản xuất của doanh nghiệp cũng như mục tiêu phục hồi kinh tế.
Chứng khoán ngày 14/10: Thanh khoản tăng mạnh trở lại Bảo đảm thanh khoản của các tổ chức tín dụng và nền kinh tế Thị trường bất động sản: Nỗ lực tìm lại “bầu trời sáng”

Từ đầu năm 2022, trong bối cảnh kinh tế thế giới đầy biến động, Ngân hàng Nhà nước đã coi ổn định tỷ giá là một vấn đề trọng điểm để điều hành chính sách tiền tệ. Một trong những chính sách mà cơ quan này đưa ra đó là bán ngoại tệ bình ổn thị trường và tăng lãi suất điều hành.

Tại Đối thoại chuyên đề: "Điều hành tỷ giá USD/VND: Ổn định kinh tế vĩ mô", chuyên gia Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia nhận định, hành động tăng lãi suất điều hành có thể làm cho khan hiếm thanh khoản trong toàn bộ nền kinh tế, khiến cho đà phục hồi kinh tế bị chững lại.

Theo ông Lê Xuân Nghĩa, tiền lưu thông đang rất thiếu, GDP tính theo giá hiện hành đã tăng 11,5%/năm, trong khi đó cung tiền mới tăng 3,5%/năm. Năm 2021 thì ngược lại, cung tiền tăng 11%/năm còn GDP và lạm phát cộng lại chỉ có 4,5%/năm, như vậy cung tiền vẫn còn dư thừa 6,5% cho nên kéo dài được tăng trưởng kinh tế của quý 1, quý 2, và bắt đầu sang quý 3 mới gặp khó khăn.

“Ngân hàng Trung ương cũng đang khó khăn về chuyện muốn bơm tiền ra nhưng cũng thiếu công cụ. Bơm tiền ra thì phải mua trái phiếu chính phủ vào, mà trái phiếu chính phủ còn phụ thuộc vào nhu cầu của các ngân hàng thương mại. Mà ngân hàng thương mại thì trót mang trái phiếu chính phủ đi vay ở các ngân hàng khác mất rồi,… Vấn đề quyết định chính là lãi suất mua vào trái phiếu chính phủ là chiết khấu. Không mua được trái phiếu chính phủ vào thì không bơm tiền ra được. Chúng tôi thực sự lo ngại bởi tình hình thanh khoản hiện nay được tính từng ngày”, ông Lê Xuân Nghĩa bày tỏ.

Trên thực tế, áp lực tỷ giá còn chịu rất nhiều tác động bởi yếu tố tâm lý thị trường, chẳng hạn giai đoạn 2009-2011, tâm lý thị trường bị đẩy lên đỉnh điểm và xuất hiện hiện tượng găm giữ ngoại tệ, từ đó tạo nên tình trạng khan cung và đẩy tỷ giá lên cao.

Ông Nghĩa nhận định, còn nhiều doanh nghiệp cổ phần đầu tư nước ngoài chưa chuyển lợi nhuận về nước, rất nhiều nhà đầu tư gián tiếp bán ròng chứng khoán cũng chưa chuyển tiền về nước mà treo trên tài khoản của họ ở Việt Nam cho đến khi cảm thấy tỷ giá của Việt Nam không ổn định được như họ mong muốn, cộng với việc đồng tiền của họ còn mất giá so với đồng đô la còn lớn hơn nhiều so với đồng Việt Nam so với đô la.

Khan hiếm thanh khoản có thể làm cho đà phục hồi kinh tế bị chững lại
Khan hiếm thanh khoản có thể làm cho đà phục hồi này bị chững lại (Ảnh minh họa: BT)

“Hiện nay áp lực tỷ giá hối đoái đang giảm mạnh, lạm phát của các nước giảm khá nhanh. Lạm phát của Mỹ đang có xu hướng giảm. Nếu Mỹ kéo dài tình trạng đồng đô la tăng giá như hiện nay sẽ ảnh hưởng xấu đến cán cân thương mại của Mỹ. Sớm muộn Mỹ cũng phải tìm cách hạ chỉ số đô la bằng nhiều biện pháp, tôi nghĩ là là giảm mức độ tăng lãi suất”, ông Lê Xuân Nghĩa nhận định.

Phân tích về cơ hội có thể ổn định tỷ giá ở cuối năm nay, vị chuyên gia này cho rằng, FDI năm 2022 giảm nhưng FDI đăng ký thì tăng 15% so với năm trước (năm 2021 tăng 6-7%). Tỷ giá hối đoái tăng thì xuất khẩu cũng có lợi, giúp cho cán cân thanh toán tổng thể sẽ dương trở lại sau một quý bị âm. Kiều hối cuối năm cũng sẽ tăng lên. Tất cả các tác động đó cộng với sự điều chỉnh của Ngân hàng Trung ương sẽ bình ổn trở lại tỷ giá hối đoái.

“Đây là cơ hội để chúng ta giữ được tỷ giá hối đoái 10% ở cuối năm nay, nếu khéo có thể giữ được 10% giữa năm sau. 10 tháng sau nữa thì khó dự đoán”, chuyên gia Lê Xuân Nghĩa cho biết.

Tuy nhiên, ông cũng cho rằng lần điều chỉnh chính sách điều hành gần đây là cơ hội để xem xét lại vấn đề đối với doanh nghiệp. Đành rằng, doanh nghiệp yếu sẽ “chết”, nhưng đừng để “chết” quá nhiều, như vậy sẽ làm chững lại đà phục hồi kinh tế mà chúng ta đang nỗ lực để có được. Và một trong những nguyên nhân doanh nghiệp “chết” là lãi suất hiện nay đã gấp 3 lần lạm phát. “Bây giờ căng thẳng về tỷ giá hối đoái cũng giảm rồi, chúng ta nên tập trung vào thanh khoản của nền kinh tế”, ông Nghĩa đề xuất.

Chia sẻ thêm về áp lực tỷ giá, chuyên gia Nguyễn Đức Trung, Phó Hiệu trưởng Học viện Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh cho rằng, cán cân hàng hóa dương nhưng cán cân dịch vụ đang âm rất mạnh.

“Từ khóa logistic nổi khắp các trang mạng trong thời gian gần đây, nhưng ngành logistic đang âm nặng khi phải chi trả cho các hãng vận tải biển, hàng không nước ngoài để chuyển hàng đi. Con số 80% chúng ta chuyển tiền chi trả cho các hãng nước ngoài cho việc chuyển hàng Việt Nam đi xuất khẩu khiến tôi giật mình. Cách đây 8 năm cũng hơn 82% tiền chuyển cho doanh nghiệp logistic nước ngoài, vậy logistic Việt Nam đâu? Áp lực tỷ giá vẫn cao nếu như vẫn xuất khẩu nhiều, xuất khẩu nhiều thì phải vận tải, vận tải đi thuê nước ngoài thì lại vẫn áp lực tỷ giá. Cán cân hàng hóa vẫn dương, lúa gạo rất nhiều nhưng lại chuyển tiền hết cho logistics nước ngoài, thì lại áp lực tỷ giá”, ông Trung nói.

Các chuyên gia cho rằng, hiện nay Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều kinh nghiệm điều hành và việc dự trự ngoại hối dồi dào hơn thời điểm 2009 - 2011, chứng tỏ đã chuẩn bị cho những cú sốc tương tự. Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế nhỏ và mở, bất kỳ một cú sốc nào cũng ảnh hưởng đến hệ thống tài chính. Chính vì thế Việt Nam cần điều hành chính sách linh hoạt, kịp thời, giúp cho kinh tế vĩ mô ổn định như hiện nay.

Bảo Thoa

Nên xem

Bản Khát vọng tuổi trẻ do Tùng Dương hát chợt "nóng" trong những ngày lịch sử hào hùng

Bản Khát vọng tuổi trẻ do Tùng Dương hát chợt "nóng" trong những ngày lịch sử hào hùng

(LĐTĐ) Ca khúc Khát vọng tuổi trẻ, một sáng tác của nhạc sĩ Vũ Hoàng được nhiều thế hệ khán giả yêu thích trong hơn 30 năm qua, bởi giai điệu sôi động, ca từ đẹp, cổ vũ tinh thần và nhiệt huyết bên trong giới trẻ. Trong những ngày tháng lịch sử này của dân tộc, ca khúc được khán giả đặc biệt quan tâm qua tiếng hát hào hùng của nam ca sĩ Tùng Dương.
Công nghệ 6G xứng đáng để chờ đợi

Công nghệ 6G xứng đáng để chờ đợi

(LĐTĐ) Công nghệ 6G với thế hệ băng thông mở rộng, sử dụng các băng tần cao trong phạm vi 100 GHz và 300 GHz, cho phép công nghệ mới xử lý được dung lượng đáng kể và nhiều dữ liệu hơn, hứa hẹn mang lại nhiều trải nghiệm đầy bất ngờ.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội triển khai nhiều hoạt động chào mừng Tháng Công nhân 2024

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội triển khai nhiều hoạt động chào mừng Tháng Công nhân 2024

(LĐTĐ) Tháng Công nhân 2024 được Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội được triển khai với 9 hoạt động trọng tâm trong đó có nhiều hoạt động đổi mới, sáng tạo, ý nghĩa hướng đến đoàn viên, người lao động.
Phát hiện hơn 1,5 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc tại huyện Thanh Oai

Phát hiện hơn 1,5 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc tại huyện Thanh Oai

(LĐTĐ) Vụ việc do Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 11, Cục QLTT thành phố Hà Nội phối hợp với Đội 7 PC 03 Công an thành phố Hà Nội kiểm tra, phát hiện.
Central Retail nỗ lực chung tay phát triển nhân lực trong ngành bán lẻ tại Việt Nam

Central Retail nỗ lực chung tay phát triển nhân lực trong ngành bán lẻ tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 3/5, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tập đoàn Central Retail đã ký kết Biên bản hợp tác với Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại (trực thuộc Bộ Công Thương), nhằm cụ thể hóa nội dung hợp tác giữa Bộ Công Thương và Tập đoàn Central Retail về đào tạo nhân lực ngành bán lẻ.
Dự báo thời tiết ngày 4/5: Hà Nội có mưa rào và dông vài nơi

Dự báo thời tiết ngày 4/5: Hà Nội có mưa rào và dông vài nơi

(LĐTĐ) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia (Tổng cục khí tượng thủy văn), dự báo thời tiết ngày 4/5, khu vực Hà Nội có mây, có mưa rào và dông vài nơi.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội hưởng ứng Tháng An toàn, vệ sinh lao động năm 2024

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội hưởng ứng Tháng An toàn, vệ sinh lao động năm 2024

(LĐTĐ) Hưởng ứng Tháng An toàn, vệ sinh lao động năm 2024, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đặt mục tiêu hoàn thành 6 nhiệm vụ trọng tâm.

Tin khác

Đề xuất giảm tiếp 2% đối với thuế GTGT trong 6 tháng tới

Đề xuất giảm tiếp 2% đối với thuế GTGT trong 6 tháng tới

(LĐTĐ) Chính phủ vừa có Tờ trình số 177/TTr-CP trình Quốc hội về kết quả thực hiện việc giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo Nghị quyết số 110/2023/QH15 ngày 29/11/2023 của Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu vàng miếng vào sáng ngày 3/5

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu vàng miếng vào sáng ngày 3/5

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước vừa phát đi thông báo cho biết, sẽ tiếp tục đấu thầu vàng miếng vào 9h sáng mai (3/5).
Các startup Việt chưa hấp dẫn được vốn đầu tư

Các startup Việt chưa hấp dẫn được vốn đầu tư

(LĐTĐ) So với một số nước khu vực như Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, tổng số lượng đầu tư cũng như nhà đầu tư của Việt Nam thấp hơn. Lý do cơ bản, các startup của Việt Nam chưa tạo sức hấp dẫn đủ mạnh, chưa hướng đến sản phẩm dịch vụ có tính đột phá, dựa trên công nghệ cao, sáng chế mới.
Định hình lại chế độ kế toán hành chính sự nghiệp từ ngày 1/5/2024

Định hình lại chế độ kế toán hành chính sự nghiệp từ ngày 1/5/2024

(LĐTĐ) Ngày 17/4/2024, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 24/2024/TT-BTC hướng dẫn mới nhất về chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, thay thế cho Thông tư 107/2017/TT-BTC và một số thông tư khác liên quan. Đây là bước tiến quan trọng nhằm cập nhật và chuẩn hóa các quy định kế toán, đồng thời đáp ứng nhu cầu quản lý tài chính ngày càng cao trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.
VN-Index bứt phá, lấy lại mốc 1.200 điểm

VN-Index bứt phá, lấy lại mốc 1.200 điểm

(LĐTĐ) Sau chuỗi ngày lao dốc, thị trường chứng khoán hôm nay bất ngờ đảo chiều tăng mạnh, VN-Index quay trở lại ngưỡng hỗ trợ 1.200 điểm.
Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

(LĐTĐ) Thời gian qua, chính sách thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã từng bước được thể chế hoá theo nguyên tắc thị trường, góp phần định hướng và khuyến khích thị trường bất động sản phát triển. Tuy nhiên, cũng qua quá trình thực hiện, các văn bản quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục.
Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá có diễn biến bất lợi

Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá có diễn biến bất lợi

(LĐTĐ) Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục bám sát diễn biến thị trường, tình hình kinh tế trong và ngoài nước để điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ và giải pháp chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối. Đồng thời, sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá có diễn biến bất lợi.
Lãi suất tiết kiệm tăng tại một số ngân hàng

Lãi suất tiết kiệm tăng tại một số ngân hàng

(LĐTĐ) Từ đầu tháng 4, xu hướng tăng lãi suất tiết kiệm ở một số ngân hàng nhen nhóm trở lại với mức tăng 0,1-0,2% tại các kỳ hạn khác nhau. Theo các chuyên gia nguyên nhân bởi đang có xu hướng dòng tiền rút ra khỏi ngân hàng tìm đến các kênh đầu tư khác trong khi đó tín dụng bắt đầu khởi sắc.
Sắp xếp, xử lý tài sản công: Tiếp tục gỡ vướng chính sách

Sắp xếp, xử lý tài sản công: Tiếp tục gỡ vướng chính sách

(LĐTĐ) Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính) vừa tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công (thay thế Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017, Nghị định số 67/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ).
Tỉnh Nghệ An đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024

Tỉnh Nghệ An đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung vừa ký công điện yêu cầu người đứng đầu các sở, ban, ngành, địa phương, ban quản lý dự án và chủ đầu tư đề cao trách nhiệm, tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp về giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đồng bộ, kịp thời, hiệu quả và quyết liệt hơn nữa.
Xem thêm
Phiên bản di động