Khai trương Cơ sở dữ liệu chuyên ngành bảo hiểm
Cơ hội việc làm dành cho lao động hưởng hảo hiểm thất nghiệp | |
Xây dựng nông thôn mới gắn liền nâng cao đời sống nhân dân | |
Chế độ bảo hiểm xã hội với huấn luyện viên, vận động viên thể thao |
Đây là khởi đầu có ý nghĩa to lớn trong việc cải cách thủ tục hành chính tạo tiện ích cho người dân, giảm chi phí cho Bảo hiểm xã hội qua đó góp phần phát triển chính phủ điện tử tại Việt Nam. Trước đó, ngày 22/5/2015, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 714/QĐ-TTg ban hành Danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia cần ưu tiên triển khai tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử, trong đó cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm được xác định là 1 trong 6 cơ sở dữ liệu quan trọng để tạo nền tảng cho phát triển Chính phủ điện tử.
Đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tư pháp, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bưu điện Việt Nam... thực hiện nghi thức khai trương Hệ thống. |
Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ngành Bảo hiểm xã hội đã triển khai tạo lập, bổ sung và hoàn thiện cơ sở dữ liệu kết nối liên thông đáp ứng nhu cầu quản lý của ngành và chia sẻ, kết nối giữa các Bộ, ngành liên quan như: Thuế, Y tế, Hải quan, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội...
Cơ sở dữ liệu chuyên ngành của Bảo hiểm xã hội, ngoài đáp ứng các yêu cầu nghiệp vụ và phục vụ người dân, doanh nghiệp còn phục vụ cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm. Chính phủ, Bộ Thông tin truyền thông và các Bộ, ngành liên quan cũng đã xác định cơ sở dữ liệu Quốc gia về bảo hiểm là một thành phần quan trọng trong kiến trúc Chính phủ điện tử, cùng với 5 cơ sở dữ liệu khác (cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia; cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; cơ sở dữ liệu quốc gia về thống kê tổng hợp về dân số; cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính) đóng vai trò để kiến tạo nên nền tảng Chính phủ điện tử Việt Nam hiện đại, minh bạch, hiệu quả và liên thông.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 17/NQ-CP ngày 7/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025. Nghị quyết trên đã chỉ rõ cần ưu tiên phát triển các cơ sở dữ liệu, đặc biệt là các cơ sở dữ liệu quốc gia và đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu. Mục tiêu đến năm 2020, 20% thông tin của người dân được tự động nhập vào biểu mẫu trực tuyến; 50% dịch vụ công trực tuyến sử dụng dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Giai đoạn 2021 – 2025, 60% các hệ thống thông tin của các bộ, ngành, địa phương có liên quan đến người dân, doanh nghiệp đã đưa vào vận hành, khai thác được kết nối, liên thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu; thông tin của người dân, doanh nghiệp đã được số hóa và lưu trữ tại các cơ sở dữ liệu quốc gia không phải cung cấp lại. |
Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho hay, trong chặng đường 3 năm, Bảo hiểm xã hội Việt Nam với sự phối hợp của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam đã thực hiện một khối lượng khổng lồ để cập nhật, duy trì, đảm bảo chất lượng và làm giàu dữ liệu để xây dựng một cơ sở dữ liệu chuyên ngành đáp ứng được các yêu cầu mà toàn ngành Bảo hiểm xã hội đã nỗ lực thực hiện, cụ thể qua các con số: Dữ liệu nhân khẩu có hiệu lực đã được cấp mã số trong hệ thống cơ sở dữ liệu hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế là 97.404.944 nhân khẩu; cơ sở dữ liệu của người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp do Bảo hiểm xã hội Việt Nam đang quản lý biến động của 14,9 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; 488.000 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện; 13,11 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp và 85,24 triệu người tham gia bảo hiểm y tế.
Cơ sở dữ liệu người hưởng hàng tháng (quản lý thông tin người hưởng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng với 3,6 triệu người hưởng được quản lý trong cơ sở dữ liệu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, trong đó bao gồm: Hưu trí, tử tuất, bệnh nghề nghiệp…). Cơ sở dữ liệu khám chữa bệnh bảo hiểm y tế với trung bình mỗi năm khoảng 170 triệu lượt khám chữa bệnh… Những cơ sở dữ liệu trên đã giúp ngành Bảo hiểm xã hội cải cách được thủ tục hành chính, nâng cao được chất lượng phục vụ, góp phần giúp ngành đạt và vượt nhiều mục tiêu của Quốc hội, Chính phủ đề ra.
Để khai thác cơ sở dữ liệu chuyên ngành bảo hiểm xã hội, trong năm 2019, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chủ trì, phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bộ Tư pháp thực hiện thí điểm việc kết nối, chia sẻ thông tin thông qua Hệ thống kết nối, liên thông các hệ thống thông tin ở Trung ương và địa phương để kết nối, chia sẻ thông tin đăng ký khai sinh phục vụ cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi theo quy định tại Thông tư liên tịch số 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT ngày 15/5/2015 của Bộ Tư pháp - Bộ Công an - Bộ Y tế.
Kết quả, sau 1 tháng thực hiện thí điểm liên thông dữ liệu tại 13 tỉnh, thành phố đã có hơn 15.000 trường hợp trẻ em được liên thông cấp giấy khai sinh và thẻ bảo hiểm y tế. Dự kiến đến hết năm 2019, sẽ liên thông dịch vụ đăng ký khai sinh, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi cho tất cả các địa phương trên phạm vi cả nước. Việc kết nối Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch (phạm vi đến cấp phường/xã) với Hệ thống cơ sở dữ liệu ngành bảo hiểm (phạm vi đến cấp quận/huyện) là một bước tiến lớn trong công tác kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, ngành, địa phương so với năm 2018 (Kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp với cổng dịch vụ công trực tuyến của Tổng Cục đường bộ, phạm vi đến các sở giao thông vận tải phục vụ thủ tục hành chính cấp (đổi) biển hiệu, phù hiệu xe ô tô có số lượng giao dịch trung bình là 500 hồ sơ/ngày.
Theo thống kê của Bộ Tư pháp, trên cả nước hàng ngày có khoảng 8.000 hồ sơ khai sinh cho trẻ em dưới 6 tuổi phát sinh mới có thể chuyển sang bảo hiểm xã hội để cấp thẻ bảo hiểm y tế, chiếm hơn 1% số giao dịch hành chính công giữa công dân với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp.
Bảo Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Xây trường mầm non tại các KCN và đối tượng thụ hưởng: Cần tiếp tục hoàn thiện chính sách
Chính sách 21/11/2024 07:42
Đề xuất điều chỉnh tăng mức trợ cấp thất nghiệp
Chính sách 19/11/2024 09:07
Xử lý nghiêm sai phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội
Chính sách 14/11/2024 09:59
Sửa Luật Quảng cáo: Tăng diện tích quảng cáo trên ấn phẩm báo, tạp chí
Chính sách 12/11/2024 11:43
Quy định về mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động mới nhất
Chính sách 09/11/2024 08:44
Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi từ các chính sách thuế, hải quan
Chính sách 09/11/2024 06:32
Chế độ mới về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 1/1/2025
Chính sách 08/11/2024 16:31
Cần có thêm cơ chế, chính sách hỗ trợ về nhà trẻ, mẫu giáo cho con công nhân
Chính sách 05/11/2024 18:14
Điều kiện nào để giáo viên được nghỉ hưu trước tuổi?
Chính sách 04/11/2024 07:26
Quy định mới về chế độ thai sản, người lao động cần biết
Chính sách 03/11/2024 19:23