Khách hàng phải được bảo vệ 365 ngày
Khaisilk vi phạm nghiêm trọng Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng | |
Bộ Công Thương chỉ đạo tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh xăng dầu |
Đặc biệt, khi xảy ra tranh chấp, khách hàng không biết kêu ai! Để QLNTD được bảo đảm và Luật bảo vệ QLNTD được thực thi triệt để, PV báo LĐTĐ đã có cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú - nguyên Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội về vấn đề này.
Người tiêu dùng cần lên tiếng khi mua phải những sản phẩm kém chất lượng. |
P/V: Luật bảo vệ QLNTD đã có từ năm 2011, tuy nhiên đến nay QLNTD vẫn đang bị xâm phạm nghiêm trọng. Theo ông, chúng ta cần làm gì giảm bớt tình trạng này trong thời gian tới?.
Vũ Vinh Phú: Chúng ta đã có Luật Bảo vệ QLNTD, tuy nhiên có thể thấy, hiện quyền lợi NTD vẫn đang bị xâm phạm khá nhiều và để xảy ra tình trạng này do nhiều nguyên nhân. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu vẫn là do phía các nhà sản xuất, nhà phân phối…khi có nhiều doanh nghiệp (DN) chưa nhận thức đầy đủ về chất lượng hàng hóa, an toàn về sức khỏe cho NTD. Bên cạnh đó, không ít các DN, cá nhân, vì lợi nhuận mà bất chấp tất cả, kể cả việc vị phạm đạo đức nghề nghiệp miễn là bán được hàng và bỏ mặc NTD kêu cứu hay khiếu nại sau đó.
Theo số liệu từ Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công Thương), trong năm 2017, Cục đã tiếp nhận và xử lý trên 1.400 khiếu nại, yêu cầu của NTD liên quan đến những hành vi, vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm đến QLNTD trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Năm 2017, cũng là năm xuất hiện nhiều hình thức xâm phạm QLNTD với những hành vi mới, phức tạp hơn. Đặc biệt, ngành hàng được yêu cầu tư vấn, giải quyết khiến nại và được phản ánh tới Cục nhiều nhất là ngành hàng tiêu dùng (17,77%); tiếp đến là nhóm đồ điện tử gia dụng (14,76%); điện thoại, viễn thông (11,44%)…điều này cho thấy, tình hình xâm phạm QLNTD ngày một diễn biến phức tạp và khó kiểm soát hơn. |
Về phía NTD, để xảy ra tình trạng xâm phạm QLNTD thường xuyên là bởi, một bộ phận không nhỏ NTD còn thiếu điều kiện, kiến thức, tiền bạc để nhận biết những sai sót trong chất lượng hàng hóa bán trên thị trường của các nhà sản xuất, kinh doanh.
Ngoài ra, một bộ phận NTD có kiến thức, có thể nhận biết được những sai sót trong chất lượng hàng hóa, nhưng lại mang tư tưởng sính ngoại, hoặc cố gắng mua sản phẩm, hàng hóa với bất cứ giá nào, miễn là thỏa mãn nhu cầu của mình dẫn tới những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Trong khi đó, khi xảy ra vấn đề tranh chấp, việc giải quyết những khiếu nại của NTD còn sơ sài, nặng về hòa giải của Hiệp hội bảo vệ NTD Việt Nam và các địa phương, đặc biệt là các chế tài xử lý còn nhẹ thiếu tính răn đe.
Bên cạnh đó, các cơ quan Nhà nước cũng thật sự chưa quan tâm đầy đủ đến quyền lợi của NTD, công tác tổ chức thực hiện luật và các nghị định, thông tư hướng dẫn đến quyền lợi NTD vẫn chưa được thực hiện đầy đủ. Còn duy trì khá lâu những DN mang tính thống lĩnh thị trường như xăng dầu, điện nước…làm thiệt hại quyền lợi của đại bộ phận NTD.
Đặc biệt, chúng ta cũng chưa thiết lập được một cơ chế cạnh tranh thực sự trên thị trường để NTD ngày càng được phục vụ tốt hơn, ít khiếu nại tố cáo hơn đối với các DN làm ăn không nghiêm túc, vi phạm luật…
Trong khi đó, lực lượng kiểm soát như công an kinh tế, quản lý thị trường, khoa học công nghệ, y tế... còn nhiều bất cập, chưa làm trọn chức năng của mình để giảm bớt thiệt hại cho tiêu dùng xã hội. Đặc biệt, tư duy quản lý từ ngọn trong công tác bảo vệ NTD từ trước đến nay vẫn chưa được khắc phục như: Quản lý lỏng lẻo ở biên giới, trang trại trồng trọt chăn nuôi, nhiều khi lại tập trung lực lượng để kiểm soát ở khâu bán lẻ với hàng triệu cửa hàng thực sự là lực bất tòng tâm.
P/V: Đâu là hạn chế trong Công tác bảo vệ quyền lợi NTD hiện nay? Để giảm thiểu những hạn chế này, theo ông cần phải làm gì?
Vũ Vinh Phú: Hiện nay chúng ta đang ôm đồm và tổ chức thực hiện để quản lý chất lượng hàng hóa và vệ sinh an toàn thực phẩm với quá nhiều mặt hàng và các cơ quan chức năng chỉ giải quyết thanh kiểm tra sau khi báo chí đã phanh phui thì quá muộn.
Bởi thế, chúng ta cần tập trung vào một số mặt hàng thiết yếu như: Gạo, thịt, rau , hoa quả, đường sữa, thuốc chữa bệnh thiết yếu để quản lý cho thực sự hiệu quả, từ đó nhân rộng ra các mặt hàng khác. Bởi vì một đại siêu thị có đến 40.000 mặt hàng.
Chưa có những tòa án hành chính để xử lý các vụ việc liên quan đến quyền lợi người tiêu dùng, luật pháp cần bổ sung sửa đổi để các DN sản xuất kinh doanh có ý định làm ăn bất chính không thể, không muốn và không dám vi phạm. Cần tập trung đầu mối quản lý chất lượng hàng hóa, an toàn thực phẩm, tránh tình trạng “cha chung không ai khóc” trong việc bảo vệ quyền lợi NTD.
P/V: Khó khăn nào từ các doanh nghiệp cần được cơ quan quản lý tháo gỡ nhằm bảo đảm quyền lợi chính đáng NTD?.
Vũ Vinh Phú: Có nhiều khó khăn trong đó nổi bật nhất là về đất đai, nguồn vốn khi DN muốn mở rộng sản xuất kinh doanh, đảm bảo chất lượng hàng hóa, vệ sinh ATTP. Bên cạnh đó, vấn đề về hàng lậu, hàng giả tràn lan…trong khi lực lượng kiểm soát thị trường còn mỏng và yếu; đôi lúc lực lượng này còn gây khó khăn, phiền nhiễu tiêu cực trong khi làm nhiệm vụ.
Ngoài ra, việc phân biệt các thương hiệu, các điểm bán hàng trên thị trường thật sự là bài toán nan giải cho NTD. Điều quan trọng là công tác quản lý nhà nước phải làm tốt vấn đề này, để khi mua bán ở đâu, địa điểm nào cũng đảm bảo quyền lợi của NTD và cho xã hội.
P/V: Để NTD và DN luôn nêu cao trách nhiệm về vấn đề bảo vệ quyền lợi NTD, ông có khuyến cáo gì?.
Vũ Vinh Phú: Đối với DN cần xây dựng thương hiệu mạnh, làm ăn tử tế, có văn hóa, khi phục vụ NTD, không làm ăn chụp giật, thiếu trách nhiệm; liên kết chặt chẽ thành chuỗi sản xuất phân phối để quản lý chất lượng hàng hóa, giá cả, bảo vệ quyền lợi cho NTD.
Về phía NTD, cần tìm đến những địa chỉ tin cậy để mua sắm hàng ngày. Phát hiện và mạnh dạn tố cáo những cơ sở làm ăn phi pháp, vi phạm quyền lợi của mình và phản ánh cho các cơ quan chức năng, không vì ham rẻ mà mua phải hàng hóa kém chất lượng, trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đặc biệt, cần phải biết và hiểu Luật bảo vệ QLNTD để tự bảo vệ chính mình khi bị xâm phạm quyền lợi.
P/V: Hiện nay NTD Việt Nam đang được bảo vệ quyền lợi bằng kênh nào? Khi bị xâm phạm quyền lợi NTD cần làm gì để bảo vệ mình?.
Vũ Vinh Phú: Quyền lợi của NTD sẽ được bảo vệ từ Hiệp hội bảo vệ NTD từ trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, để hiệp hội phát huy được hiệu quả, chức năng, Chính phủ cần bổ sung thêm các quy định để hiệp hội có trách nhiệm và quyền lực trên thị trường.
Liệu một hiệp hội có thể kiến nghị đình chỉ bán hàng một đơn vị nếu vi phạm nghiêm trọng nhiều lần hay không? Câu trả lời này còn đang bỏ ngỏ, các lực lượng quản lý cần nâng cao trách nhiệm trong thi khi hành công vụ, nhà nước địa phương cần làm trong sạch đội ngũ này trước khi chống buôn lậu, gian lận thương mại trên thị trường.
Khi bị xâm phậm, NTD cần phản ánh, khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền như: Hiệp hội bảo vệ NTD tại các địa phương, Sở Công Thương và các cơ quan chức năng có thẩm quyền khác. Ngày 15/3 hàng năm đã được coi là ngày Quốc tế Quyền của người tiêu dùng (ra đời ngày 15/3/1960).
Bên cạnh việc hiểu Luật để tự bảo vệ mình, NTD và các DN hoạt động chân chính luôn hi vọng, tin tưởng Nhà nước và các cơ quan thực thi pháp luật bằng quyền lực, trách nhiệm của mình và những quy định của Luật Bảo vệ QLNTD …sẽ tìm lại sự công bằng và bảo vệ cho họ không chỉ trong một ngày (15/3), mà trong suốt cả 365 ngày.
Xin cảm ơn ông!
Đỗ Đạt (thực hiện)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tiêu dùng 22/11/2024 23:33
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới
Tiêu dùng 22/11/2024 12:37
Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô
Tiêu dùng 21/11/2024 16:47
Xăng RON 92 giảm xuống còn 19.343 đồng/lít từ chiều 21/11
Tiêu dùng 21/11/2024 16:33
Online Friday 2024: "Điểm hẹn" mua sắm trực tuyến hàng Việt chất lượng cao
Tiêu dùng 21/11/2024 11:55
Xanh hóa ngành giấy để đạt “kỳ tích” xuất khẩu
Tiêu dùng 14/11/2024 09:26
Ngành Công Thương triển khai hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
Tiêu dùng 12/11/2024 14:52
Online Friday 2024: 60 giờ săn khuyến mãi "khủng" toàn quốc
Tiêu dùng 11/11/2024 22:31
Những điều cần biết để săn sale 11/11 hiệu quả
Tiêu dùng 09/11/2024 08:26
Hà Nội: Doanh thu bán lẻ hàng hóa 10 tháng 2024 tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước
Tiêu dùng 07/11/2024 21:36