Xanh hóa ngành giấy để đạt “kỳ tích” xuất khẩu
Bảo vệ môi trường - yếu tố “sống còn” của ngành giấy Phát triển vùng nguyên liệu làm giảm gánh nặng cho ngành giấy |
Để “xanh hóa” ngành giấy
Theo Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam (VPPA), thực hiện kinh tế tuần hoàn, sử dụng nguyên liệu tái chế để sản xuất các sản phẩm giấy sẽ góp phần tiết kiệm rất nhiều tài nguyên và năng lượng. Cụ thể, tái chế 1 tấn giấy đã qua sử dụng, tương đương với việc không phải chặt 17-24 cây xanh để làm nguyên liệu sản xuất bột giấy; đồng thời trong quá trình sản xuất tiết kiệm được gần 39 lít nước, khoảng 4.000kWh điện và 605 lít dầu thô.
Tại Hội thảo “Kinh tế tuần hoàn trong ngành Giấy” cuối tháng 10 vừa qua, ông Đặng Văn Sơn - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký VPPA cho biết thêm, về nguyên tắc, gần như toàn bộ chất thải của ngành giấy đều có thể tái chế, tái sử dụng nhiều lần theo mục đích và nhu cầu thị trường.
Bao bì xanh là hướng phát triển để tăng lợi thế cạnh tranh khi xuất khẩu. Ảnh minh họa |
Tuy nhiên, hiện nay khó khăn lớn nhất là vấn đề nguyên liệu sản xuất. Hiện nguồn cung bột giấy trong nước không nhiều, các doanh nghiệp sản xuất chủ yếu phải nhập khẩu trong điều kiện không có nhiều sự lựa chọn. Cùng với đó, doanh nghiệp ngành giấy và một số ngành có tỷ lệ nguyên liệu đầu vào tái chế cao đang “mắc kẹt” trong nghịch lý: ở trong nước, do chưa có chính sách khuyến khích đầu tư thu gom tái chế nên hệ thống thu gom giấy qua sử dụng còn manh mún, thiếu chuyên nghiệp dẫn đến hiệu quả và tỷ lệ thu gom thấp. Đặc biệt, một số quy định hiện hành đang trở thành rào cản cho hoạt động của doanh nghiệp như chính sách thuế VAT đầu vào.
Doanh nghiệp thu mua nguyên liệu tái chế để sản xuất từ cá nhân, nhà thu gom cấp 1, cấp 2 nhỏ lẻ nên hầu hết không có hóa đơn. Để gỡ khó cho doanh nghiệp, Tổng cục Thuế đã cho phép làm bảng kê nhưng quy định tối đa không quá 100 triệu đồng - số tiền quá nhỏ so với nhu cầu thu mua tập trung.
Theo tính toán của VPPA, với nhà máy giấy quy mô trung bình 100 nghìn tấn là đã không có đủ người thu gom để thực hiện bảng kê. Đồng nghĩa với việc doanh nghiệp xuất khẩu không có đầu vào, không được hoàn thuế. Thực trạng trên khiến doanh nghiệp trông cậy vào nguyên liệu tái chế nhập khẩu nhưng việc này không dễ dàng.
Ông Đặng Văn Sơn cho biết thêm, hoạt động nhập khẩu bị quản lý rất chặt bởi giấy tái chế được xem là phế liệu chứ không phải là nguyên liệu sản xuất và đòi hỏi rất nhiều loại giấy phép cũng như ký quỹ khá cao, từ 18 - 20% giá trị lô hàng. Điều này khiến cho các doanh nghiệp rất khó cạnh tranh với một số nước đang có cơ chế quản lý đầu vào nguyên liệu tái chế thông thoáng hơn, giá nhập phế liệu cạnh tranh hơn.
Cú hích từ cơ chế phù hợp
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp xanh hoá sản xuất, đại diện lãnh đạo VPPA kiến nghị Chính phủ hoàn thiện văn bản pháp luật liên quan đến kinh tế tuần hoàn một cách đồng nhất, đồng bộ và cụ thể.Trong đó, có hướng dẫn thực hiện kinh tế tuần hoàn cho ngành công nghiệp, bao gồm công nghiệp giấy để doanh nghiệp nắm rõ quy định được làm gì hay không được làm gì trong chuỗi kinh tế tuần hoàn.
Liên quan đến chính sách thuế VAT, các doanh nghiệp đề xuất cho phép tự đóng thuế VAT thay cho cá nhân, các đầu mối thu mua phế liệu, sau đó tiến hành hoàn thuế để giải quyết các vướng mắc về chứng minh nguồn gốc, xuất xứ, tạo thuận lợi cho việc thu mua, tái chế phế liệu. Cùng với đó, có chính sách khuyến khích doanh nghiệp thu gom tái chế nguyên liệu và xem xét nâng mức tiền trong bảng kê cho phù hợp thực tế. Đồng thời, cho phép doanh nghiệp ngành giấy tự xử lý chất thải rắn thông thường tại nhà máy để tái sử dụng hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, hoàn thiện chính sách tín dụng xanh và hướng dẫn thực hiện để doanh nghiệp tiếp cận nguồn lực tài chính thuận lợi, đầu tư tốt hơn chuyển đổi xanh.
Ảnh minh họa. |
Theo ông Nguyễn Trung Thắng - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), kinh tế tuần hoàn được coi là một giải pháp “xanh” nhằm xây dựng nền kinh tế bền vững, tập trung vào việc sử dụng hiệu quả tài nguyên, tái chế chất thải, vừa bảo vệ môi trường vừa mang lại lợi ích kinh tế. Phát triển kinh tế tuần hoàn không chỉ dừng lại ở việc tái sử dụng chất thải, coi chất thải là tài nguyên, mà còn là sự kết nối giữa các hoạt động kinh tế, tạo ra các vòng tuần hoàn trong nền kinh tế. Đây được xem là giải pháp trọng tâm để đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, đảm bảo sản xuất và tiêu dùng bền vững, và giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
Thực tế các mô hình tái chế giấy đã và đang được triển khai thành công ở nhiều quốc gia, đem lại những kết quả rất tích cực, là minh chứng rõ nét cho tiềm năng của kinh tế tuần hoàn trong ngành Giấy. Số liệu cho thấy đến năm 2022, Việt Nam có hơn 500 doanh nghiệp sản xuất giấy, trong đó 20 doanh nghiệp lớn đóng góp 65% sản lượng. Sản lượng toàn ngành đạt 8,2 triệu tấn, sản lượng thực tế 5,7 triệu tấn, trong đó giấy bao bì chiếm trên 80%. Giấy thu hồi, từ trong nước và nhập khẩu, vẫn là nguồn nguyên liệu chủ lực. Ngành giấy được xem là hình mẫu lý tưởng cho kinh tế tuần hoàn khi gần như toàn bộ chất thải đều có thể được tái chế, tái sử dụng.
Bảo Thoa
Nên xem
Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?
Tin khác
Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô
Tiêu dùng 21/11/2024 16:47
Xăng RON 92 giảm xuống còn 19.343 đồng/lít từ chiều 21/11
Tiêu dùng 21/11/2024 16:33
Online Friday 2024: "Điểm hẹn" mua sắm trực tuyến hàng Việt chất lượng cao
Tiêu dùng 21/11/2024 11:55
Ngành Công Thương triển khai hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
Tiêu dùng 12/11/2024 14:52
Online Friday 2024: 60 giờ săn khuyến mãi "khủng" toàn quốc
Tiêu dùng 11/11/2024 22:31
Những điều cần biết để săn sale 11/11 hiệu quả
Tiêu dùng 09/11/2024 08:26
Hà Nội: Doanh thu bán lẻ hàng hóa 10 tháng 2024 tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước
Tiêu dùng 07/11/2024 21:36
Giá xăng tăng gần 400 đồng/lít từ 15h ngày 7/11
Tiêu dùng 07/11/2024 15:30
359 sản phẩm được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
Tiêu dùng 28/10/2024 20:30
Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất - tiêu dùng làng nghề Hà Nội sẽ bắt đầu từ 28/10
Tiêu dùng 26/10/2024 15:37