Khách hàng ngóng giảm lãi, giãn nợ

Thông tư 14/2021/TT-NHNN (Thông tư 14) sửa đổi Thông tư 01/2020/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bắt đầu có hiệu lực từ ngày 7/9/2021. Một số khách hàng cá nhân và DN đánh giá, Thông tư 14 chưa tháo gỡ được hết những vướng mắc hiện nay.
Ngân hàng không hỗ trợ lãi suất, doanh nghiệp bất động sản "thở oxy" Cơ cấu lại thời hạn trả nợ để hỗ trợ khách hàng Tiếp tục giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19

Chưa đáp ứng được kỳ vọng

So với quy định cũ, Thông tư 14 có 2 điểm mới đáng lưu ý. Đó là phạm vi khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, phí bao gồm cả khoản nợ phát sinh trước ngày 1/8/2021, thay vì chỉ bao gồm các khoản nợ phát sinh đến trước ngày 10/6/2020 như quy định của Thông tư 03/2021/TT-NHNN (sửa đổi Thông tư 01/2020/TT-NHNN). Ngoài ra, thời gian cơ cấu nợ được kéo dài thêm 6 tháng đến ngày 30/6/2022, thay vì đến ngày 31/12/2021 như trước đây.

Như vậy, các DN có nửa năm để xoay sở, ứng phó với tình hình hiện tại. Tuy nhiên, nhiều DN cho rằng, Thông tư 14 vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý.

Khách hàng ngóng giảm lãi, giãn nợ
Nhiều DN vẫn ''gặp khó'' với Thông tư 14

Khi hay tin NHNN vừa ban hành Thông tư 14, mở rộng phạm vi các khoản nợ, được cơ cấu thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, phí đến trước ngày 1/8/2021, chị M.T liền liên hệ với ngân hàng. Tuy vậy, chị được nhân viên ngân hàng khuyên không nên thực hiện nếu vẫn còn khả năng trả nợ gốc và lãi vay.

“Hiện mỗi tháng tôi trả khoảng 4 triệu đồng cho nợ gốc, cộng thêm 6 triệu đồng tiền lãi, lãi giảm dần theo số dư nợ. Nếu cơ cấu lại nợ, 6 tháng đầu tôi sẽ không phải trả nợ gốc mà chỉ cần thanh toán 6 triệu đồng tiền lãi với mức bằng nhau vì nợ gốc giữ nguyên không giảm. Tuy nhiên, 6 tháng sau tôi phải trả bù nợ gốc là 8 triệu đồng mỗi tháng cộng thêm lãi vay” - chị M.T nêu.

Tương tự, chị H.H cho biết, từ tháng 6/2021, chị gặp khó khăn do dịch Covid-19 bùng phát, công ty giảm lương, khi trình bày với ngân hàng thì nơi này không giảm lãi suất cho vay, mà xử lý theo hướng cơ cấu giãn nợ trong 3 tháng, từ tháng 7 đến tháng 9, nhưng đến tháng 10 thì số tiền phải đóng tăng lên do ngân hàng cộng dồn và chia số tiền giãn nợ trong 3 tháng đó vào các kỳ sau.

Thực tế ngân hàng cho giãn nợ nhưng tiền lãi vẫn cộng dồn. Do đó, chỉ các DN có khoản vay lớn hiện không đủ khả năng chi trả và đề phòng nợ xấu mới nên áp dụng việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Bởi, việc này sẽ tạo áp lực phải trả khoản nợ gốc rất lớn về sau.

Theo Tổng Giám đốc Việt Thắng Jeans Phạm Văn Việt, việc triển khai Thông tư chỉ kéo dài thêm 6 tháng là không hợp lý. Lý do là việc triển khai thực hiện thông tư phải mất 2 - 3 tháng bởi các điều kiện giãn cách đi lại khó khăn.

“Nếu DN phục hồi lại cũng mất từ 3 - 6 tháng, DN nhiều lao động cũng mất cả năm, như vậy các DN chỉ còn khoảng 6 tháng thì chưa kịp phục hồi được" - ông Phạm Văn Việt nhận định và cho biết thêm, cơ quan chức năng cần xem xét lại chứ không thể cứ sửa Thông tư 01, 03 rồi lại Thông tư 14.

Mong ngân hàng kéo dài thời gian trả nợ, miễn giảm lãi

Việc triển khai thông tư cũng cần phải tiến hành nhanh chóng để tránh việc chuyển nợ xấu, cho phép DN khoanh nợ. "Với DN chúng tôi, hết tháng này là hết dòng tiền. Phải 3 - 4 tháng nữa sản xuất thì dòng tiền mới về, nên đề nghị cho gia hạn lãi tự động đến 24 tháng nữa chứ không phải đến ngày 30/6/2022" - ông Phạm Văn Việt đề xuất.

Ngoài ra, theo nhiều DN, ngân hàng cũng không giảm lãi, chỉ giãn nợ. Đợt dịch bệnh lần thứ 4 đã khiến nhiều DN rơi vào tình trạng kiệt quệ, thậm chí thoi thóp sống. DN sẽ cần rất nhiều thời gian cũng như tiềm lực kinh tế để có thể phục hồi lại. Do đó, giãn nợ chỉ giảm áp lực phải trả nợ trước mắt, nhưng lại lo đến kỳ trả, nếu tình hình chưa trở lại như cũ thì lấy đâu nguồn thu nhập để trả nợ khi số nợ phải trả hằng tháng tăng lên. Do đó, cá nhân và DN vay khó khăn mong muốn miễn giảm lãi trong khoảng thời gian cơ cấu nợ.

Về phía ngân hàng, ngay sau khi Thông tư 14 có hiệu lực, Sacombank đã triển khai việc tiếp tục cơ cấu nợ cho khách hàng cá nhân và DN đủ điều kiện. Riêng việc giảm lãi suất cho vay theo thông tư mới, ngân hàng cũng xem xét từng trường hợp với mức độ ảnh hưởng, tác động của dịch bệnh ở mỗi lĩnh vực cụ thể để có chính sách hỗ trợ phù hợp nhất" - Phó Tổng Giám đốc Sacombank Phan Đình Tuệ nói.

Lý giải về việc một số khách hàng cá nhân và DN phản ánh chưa được hỗ trợ giảm lãi suất, cơ cấu nợ, Tổng Giám đốc ngân hàng OCB Nguyễn Đình Tùng cho hay, không phải khách hàng nào đang có dư nợ vay tại ngân hàng thương mại cũng được hỗ trợ.

“Với khách hàng ở các lĩnh vực ưu tiên, sản xuất - kinh doanh bị thiệt hại nặng do dịch Covid-19 sẽ được giảm lãi vay. Với những lĩnh vực khác, yêu cầu ngân hàng giảm mạnh lãi vay lúc này là rất khó" - ông Nguyễn Đình Tùng nói.

Đại diện VPBank cho hay ở một số địa phương thực hiện giãn cách xã hội thì hệ thống ngân hàng tự động giãn nợ theo thời gian mà địa phương đó quy định giãn cách. Còn đối với cơ cấu lại nợ thì nhân viên tự động điện cho khách hàng nào đủ điều kiện để thông báo khách hàng có nhu cầu, ngân hàng sẽ đáp ứng. Riêng đối với khách hàng hội đủ các điều kiện giảm nợ theo quy định, ngân hàng sẽ xét giảm khi khách có đề xuất.

Theo một chuyên gia tài chính ngân hàng, việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ chỉ là giải pháp tình thế và để hỗ trợ căn cơ hơn cho khách vay, vị này đề nghị nên khoanh nợ khoảng 2 năm. Trong thời gian khoanh nợ, người vay không phải trả lãi mà ngân sách sẽ trả thay một phần, còn ngân hàng sẽ giảm một phần. Giả sử tiền lãi sẽ là 2 đồng thì ngân sách sẽ trả 1 đồng cho ngân hàng, còn 1 đồng thì ngân hàng phải lấy lợi nhuận để xử lý" - vị chuyên gia nói, bối cảnh hiện nay thì cần có sự sẻ chia để cứu DN, người vay vốn và vực dậy nền kinh tế.

Theo Thảo Nguyên/kinhtedothi.vn

https://kinhtedothi.vn/khach-hang-ngong-giam-lai-gian-no-434730.html

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lại "cháy vé" xem đội tuyển Việt Nam thi đấu chung kết AFF Cup 2024

Lại "cháy vé" xem đội tuyển Việt Nam thi đấu chung kết AFF Cup 2024

(LĐTĐ) Toàn bộ vé trận chung kết AFF Cup 2024 bán theo hình thức trực tuyến hết sạch sau 30 phút, phe vé đã lợi dụng thời cơ hét giá lên cực cao.
Chung kết  ASEAN Cup 2024: Thái Lan đối đầu với đội tuyển Việt Nam

Chung kết ASEAN Cup 2024: Thái Lan đối đầu với đội tuyển Việt Nam

(LĐTĐ) Giành thắng lợi 3-1 trước Philippines ở trận bán kết lượt về ASEAN Cup 2024, Thái Lan đã chính thức có mặt trong trận chung kết của giải đấu khu vực để tranh ngôi vô địch với đội tuyển Việt Nam.
Từ ngày 1/1/2025: Ngừng cung cấp điện, nước trong một số trường hợp

Từ ngày 1/1/2025: Ngừng cung cấp điện, nước trong một số trường hợp

Để hướng dẫn thi hành khoản 2, khoản 3, Điều 33 Luật Thủ đô năm 2024, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 33/2024/NQ-HĐND quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn thành phố Hà Nội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2025.
Xem xét trách nhiệm các đơn vị chậm khắc phục “điểm đen”, “điểm tiềm ẩn” tai nạn giao thông

Xem xét trách nhiệm các đơn vị chậm khắc phục “điểm đen”, “điểm tiềm ẩn” tai nạn giao thông

(LĐTĐ) Hà Nội yêu cầu tiếp tục rà soát, xử lý kịp thời các “điểm đen”, “điểm tiềm ẩn” tai nạn giao thông và các bất hợp lý trong tổ chức giao thông; xem xét xử lý và kiến nghị xử lý trách nhiệm các đơn vị đã được kiến nghị nhiều lần, nhưng chậm khắc phục các “điểm đen”, “điểm tiềm ẩn” tai nạn giao thông để xảy ra ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.
Từ ngày 1/1/2025, vi phạm giao thông sẽ trừ điểm vào giấy phép lái xe

Từ ngày 1/1/2025, vi phạm giao thông sẽ trừ điểm vào giấy phép lái xe

(LĐTĐ) Từ ngày 1/1/2025, mỗi giấy phép lái xe sẽ có 12 điểm/năm và mỗi lần vi phạm lái xe sẽ bị trừ điểm theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của lỗi vi phạm.
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 1/2025

Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 1/2025

(LĐTĐ) Từ ngày 1/1/2025, hàng loạt luật và quy định mới sẽ chính thức có hiệu lực, tác động đến nhiều lĩnh vực từ giao thông, bảo hiểm y tế, vận tải, thuế đến tài chính ngân hàng. Những thay đổi này được kỳ vọng sẽ tạo ra bước chuyển biến tích cực trong quản lý nhà nước, đồng thời mang lại lợi ích thiết thực cho người dân và doanh nghiệp.
Nghệ thuật phải giản dị, phản ánh hiện thực sống động sự bứt phá, vươn mình của đất nước

Nghệ thuật phải giản dị, phản ánh hiện thực sống động sự bứt phá, vươn mình của đất nước

Chiều 30/12, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị gặp mặt đại biểu văn nghệ sĩ toàn quốc. Buổi gặp mặt đại biểu văn nghệ sĩ được tổ chức nhằm lắng nghe ý kiến, trao đổi, chia sẻ, hiến kế, khẳng định quyết tâm cống hiến của đội ngũ văn nghệ sĩ, góp phần đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Tin khác

Hôm nay (30/12): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh

Hôm nay (30/12): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (30/12), giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 70,26 USD/thùng, tăng 1,41%; giá dầu Brent ở mốc 74,0 USD/thùng, tăng 1,24%.
Dự báo giá vàng năm 2025: Sẽ biến động thế nào?

Dự báo giá vàng năm 2025: Sẽ biến động thế nào?

(LĐTĐ) Năm 2025, các nhà phân tích vẫn lạc quan về triển vọng giá vàng sẽ đạt ngưỡng 3.000 USD/ounce, bất chấp những thách thức ngắn hạn.
Ngày 29/12: Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh

Ngày 29/12: Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (29/12), giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh. Trong tuần, giá dầu Brent và WTI đều tăng 1,4% dù đã trải qua các phiên giao dịch trầm lắng do kỳ nghỉ lễ Giáng sinh. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 70,26 USD/thùng, tăng 1,41%, giá dầu Brent ở mốc 74,0 USD/thùng, tăng 1,24%
Giá xăng dầu hôm nay (28/12): Giá dầu thế giới bật tăng phiên cuối tuần

Giá xăng dầu hôm nay (28/12): Giá dầu thế giới bật tăng phiên cuối tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (28/12/2024), Giá dầu thế giới tăng hơn 1% do lượng dầu thô dự trữ của Mỹ giảm mạnh. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 70,24 USD/thùng, tăng 0,88%, giá dầu Brent ở mốc 73,81 USD/thùng, tăng 0,75%.
Tỷ giá USD hôm nay (28/12): Đồng USD quay đầu giảm nhẹ

Tỷ giá USD hôm nay (28/12): Đồng USD quay đầu giảm nhẹ

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay (28/12): Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) giảm 0,12%, hiện ở mức 108,01.
Giá vàng hôm nay (28/12): Vàng trong nước tiếp tục tăng

Giá vàng hôm nay (28/12): Vàng trong nước tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 28/12: Trong nước, giá vàng nhẫn, vàng miếng SJC đồng loạt tăng ở tất cả các thương hiệu, tiến gần hơn đến mốc 85 triệu đồng/lượng.
Giá vàng, giá USD đồng loạt tăng mạnh

Giá vàng, giá USD đồng loạt tăng mạnh

(LĐTĐ) Sáng 27/12, giá vàng trong nước bật tăng phiên mở cửa sáng nay. Đây là ngày thứ hai giá vàng miếng tăng.
Giá xăng dầu hôm nay (27/12): Giá xăng dầu thế giới và trong nước giảm

Giá xăng dầu hôm nay (27/12): Giá xăng dầu thế giới và trong nước giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (27/12) giá dầu thế giới giảm nhẹ trong phiên giao dịch ngày lễ. Trong nước, giá bán lẻ xăng dầu được áp dụng theo phiên điều chỉnh từ 15h ngày 26/12 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Công Thương. Cụ thể, xăng E5RON92 giảm 427 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 457 đồng/lít; dầu diesel 0.05S giảm 103 đồng/lít; dầu hỏa giảm 260 đồng/lít.
Giá vàng bật tăng sau nghỉ lễ Giáng sinh

Giá vàng bật tăng sau nghỉ lễ Giáng sinh

(LĐTĐ) Giá vàng thế giới hôm nay (26/12) đảo chiều đi lên sau kỳ nghỉ lễ Giáng sinh khi đồng USD có tín hiệu hạ nhiệt, giao dịch ở mức 2.626 USD/ounce. Trong nước, cùng chiều với vàng thế giới, vàng miếng và vàng nhẫn SJC đồng loạt tăng 200.000 đồng/lượng.
Giá xăng dầu hôm nay (26/12): Dự báo giá dầu thế giới tăng, trong nước giảm

Giá xăng dầu hôm nay (26/12): Dự báo giá dầu thế giới tăng, trong nước giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (26/12), giá dầu thô thế giới tăng với dầu WTI ở mốc 70,17 USD/thùng, tăng 1,24%, giá dầu Brent ở mốc 73,65 USD/thùng, tăng 1,31%. Trong nước được dự báo có thể giảm 1,8%, trong khi giá dầu có thể giảm 0,1 - 1,2% nếu Liên bộ Tài chính - Công thương không trích lập hay chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu. Cụ thể, giá bán lẻ xăng E5 RON 92 có thể giảm 372 đồng về mức 19.868 đồng/lít, còn xăng RON 95-III có thể giảm 383 đồng về mức 20.617 đồng/lít.
Xem thêm
Phiên bản di động