Khắc phục hậu quả sau bão, đảm bảo an toàn cho nhân dân ở mức cao nhất

(LĐTĐ) Do ảnh hưởng của bão số 3, trên địa bàn Hà Nội đã có mưa to, tập trung trong ngày và đêm 7/9, để lại hậu quả nặng nề về người và tài sản. Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố đề nghị các địa phương, ban, ngành tập trung theo dõi tình hình thời tiết, thiên tai, tổ chức trực ban nghiêm túc; chủ động, kịp thời triển khai công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả cơn bão số 3 và ảnh hưởng sau bão.
Khẩn trương đánh giá thiệt hại, khắc phục hậu quả sau bão số 3 Huyện Mỹ Đức: Đảm bảo đời sống của nhân dân sau mưa, bão Bão số 10: 4 người thiệt mạng, 1,3 triệu hộ dân mất điện

Theo thông tin từ Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ, hồi 4 giờ ngày 8/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 21,2 độ Vĩ Bắc; 104,8 độ Kinh Đông, trên đất liền khu vực phía Tây Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (39-49km/h), giật cấp 7, di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 10-15km/h.

Khắc phục hậu quả sau bão, đảm bảo an toàn cho nhân dân ở mức cao nhất
Lực lượng chức năng khắc phục tình trạng cây gãy đổ, đảm bảo an toàn cho nhân dân.

Dự báo từ nay đến sáng ngày 9/9, thành phố Hà Nội có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông, lượng mưa các quận, huyện như sau: Quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Long Biên, Tây Hồ, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Hà Đông, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, thị xã Sơn Tây và các huyện: Gia Lâm, Hoài Đức, Đan Phượng, Thanh Trì, Thanh Oai, Thạch Thất, Quốc Oai, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh, Phúc Thọ, Chương Mỹ, Ba Vì: 50 - 100 mm, có nơi trên 150mm. Các huyện, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Thanh Oai, Thường Tín: 40 - 70mm, có nơi trên 100 mm.

Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) ngay khi có các bản tin dự báo, cảnh báo thời tiết, thiên tai bất lợi và các chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương và Thành phố; các cấp, các ngành đã chủ động triển khai các văn bản, các hoạt động phòng ngừa, ứng phó với bão theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Một số nhiệm vụ, phương án cụ thể tiếp tục được triển khai gồm chỉ đạo vận hành trạm bơm tiêu thoát nước đệm, triển khai các biện pháp hạ thấp mực nước hồ chứa thủy lợi; rà soát dừng thi công các công trình có nguy cơ ảnh hưởng của bão, đặc biệt là thực hiện nghiêm công tác cấp phép thi công các công trình liên quan đến đê điều, thủy lợi theo quy định; rà soát các khu vực nguy hiểm, xung yếu (đặc biệt là việc rút kinh nghiệm đối với các đợt thiên tai trước đây, rà soát kỹ các khu vực có nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước, sạt lở đất...) nhằm đảm bảo an toàn cho nhân dân ở mức cao nhất, chú trọng đảm bảo an toàn cho học sinh những ngày đầu năm học mới.

Theo báo cáo của Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đến 5h ngày 8/9, trên địa bàn thành phố còn một số điêm úng ngập. Công ty tiếp tục vận hành các trạm bơm: Trạm bơm Đồng Bông 1 (mới) vận hành 3/3 máy bơm, trạm bơm Đồng Bông 1 (cũ) vận hành 11/11 máy bơm, trạm bơm Đồng Bông 2 (mới) vận hành 3/3 máy bơm, trạm bơm Đồng Bông 2 (cũ) vận hành 6/6 máy bơm; trạm bơm Cổ Nhuế vận hành 4/4 máy bơm; trạm bơm Cầu Bươu vận hành 5/5 bơm; trạm bơm DPS (Bắc Thăng Long - Vân Trì) vận hành 1/4 máy bơm; trạm bơm Yên Sở vận hành 20/20 máy bơm.

Theo báo cáo của các Công ty Thủy lợi, đến 7h ngày 8/9, vận hành 48 trạm bơm tiêu với 242 máy bơm, tổng lượng bơm tiêu khoảng 1.101.800m3/h.

Khắc phục hậu quả sau bão, đảm bảo an toàn cho nhân dân ở mức cao nhất
Người dân ở những khu vực thiếu an toàn được di dời đến nơi đảm bảo an toàn trước khi bão số 3 đổ bộ.

Một số quận, huyện tổ chức di dời các hộ dân sinh sống tại những khu vực không an toàn. Ngay trong đêm 6/9, 160 người dân sống tại chung cư xuống cấp A7 Tân Mai, phường Tân Mai, Quận Hoàng Mai (được xây dựng cách đây từ năm 1964, nay đã xuống cấp, thuộc nhóm nguy hiểm cấp C) đã được chính quyền quận Hoàng Mai di dời đến trường tiểu học Tân Mai cách đó 300m để đảm bảo an toàn trước khi bão số 3 đổ bộ.

Phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm vận động 46 hộ dân (162 nhân khẩu) khu vực gần bờ vở sông Hồng đã chủ động sơ tán về nhà họ hàng, người quen, trong đó có 65 công dân đưa về nơi sơ tán an toàn trong trường học; di chuyển 5 công dân (nhà gỗ số 17) về trường học; di chuyển 16 người trên thuyền neo đậu đi tránh trú bão tại nhà người thân.

Di dời 25 hộ dân (75 nhân khẩu) tại Tập thể 3 tầng khu nhà liên cơ, phường Hoàng Liệt đến Nhà văn hóa liên cơ và khách sạn An Vinh (Pháp Vân, xã Tứ Hiệp).

Quận Ba Đình di dời 76 người đến nơi an toàn; Thị xã Sơn Tây di dời tránh bão 39 hộ dân đến nơi an toàn; quận Tây Hồ di dời 19 hộ gia đình sang Trung tâm Phát triển phụ nữ; quận Bắc Từ Liêm di dời 30 người dân; quận Hoàn Kiếm di dời 86 người dân đến nơi an toàn; quận Long Biên di dời 17 hộ gia đình và 8 người trong 1 nhà trọ đến nơi an toàn; quận Đống Đa di dời 88 hộ gia đình với 296 nhân khẩu đến nơi an toàn.

Huyện Đông Anh di dời 231 hộ gia đình đến nơi an toàn; huyện Mỹ Đức di dời 34 hộ gia đình đến nơi an toàn; huyện Phúc Thọ di dời 32 hộ gia đình đến nơi an toàn; huyện Sóc Sơn di dời 8 hộ gia đình đến nơi an toàn; huyện Thanh Oai di dời 4 hộ gia đình đến nơi an toàn.

Theo báo cáo của UBND các quận, huyện, thị xã, tính từ 19h ngày 7/9 đến 7h ngày 8/9, trên địa bàn Thành phố có 1 người bị thương trên địa bàn quận Hai Bà Trưng do ảnh hưởng của bão số 3.

Tính đến 7h ngày 8/9, trên địa bàn Thành phố có tổng 7 xe máy và 54 ô tô bị hư hỏng do bão.

Về tình hình ngập úng, tại khu vực nội thành, theo báo cáo của Công ty TNHH MTV thoát nước Hà Nội, đến thời điểm 7h ngày 8/9, trên địa bàn Thành phố có một số điểm úng ngập, cụ thể: Lưu vực sông Cầu Bây: Các điểm Hoa Lâm, Vũ Xuân Thiều có hiện tượng dềnh nước nhẹ do mực nước sông Cầu Bây cao (mực nước tại Đập Trại lợn 4.05).

Lưu vực sông Nhuệ: Chân cầu HH2 (đường Nguyễn Công Trác), Triều Khúc, các hầm chui Đại lộ Thăng Long số 3, số 5, số 9+656 ngập 15-20cm. Hiện Công ty đang bố trí bơm di động, xe hút.

Khu vực ngoại thành, theo báo cáo của các quận, huyện, tính đến thời điểm 7h ngày 8/9, mưa lớn làm cho 52 ha diện tích lúa, 159,1 ha rau màu bị ngập; 13.750,2 ha lúa và 488,9 ha rau màu bị đổ; 10,3 ha cây ăn quả bị ảnh hưởng.

Theo báo cáo của các quận, huyện, tính đến 7h ngày 8/9, trên địa bàn thành phố có 14.660 cây đổ và cành gãy, trong đó cây đổ là 14.272 cây.

Ngoài ra, ảnh hưởng của cơn bão số 3, 274 hộ dân và công trình khác bị tốc mái nhà lợp tôn; 4 nhà mái tôn bị sập; 992m tường bao bị đổ; 19 công trình nhà ở bị hư hỏng; nhiều cột điện bị đổ. Nhiều trạm bơm bị mất điện, hiện nay đang được khắc phục.

Trước diễn biến khó lường của thiên tai, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN thành phố Hà Nội tiếp tục đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã, các sở, ban, ngành căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, tiếp tục thực hiện nghiêm các công điện, văn bản chỉ đạo của Trung ương và thành phố Hà Nội.

Bên cạnh việc tập trung theo dõi tình hình thời tiết, thiên tai, các đơn vị cần tổ chức trực ban nghiêm túc; chủ động, kịp thời triển khai công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả cơn bão số 3 và ảnh hưởng sau bão.

N.Hoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Hóa chất độc hại (nếu có) ngấm vào thực phẩm; thuốc lá điện tử, nung nóng (thuốc lá thế hệ mới), bia, rượu, đồ uống có đường là những chất không những gây hại cho sức khỏe, kéo giảm năng suất lao động mà còn ảnh hưởng sức khỏe giống nòi trong tương lai. Cấm và dùng công cụ thuế để hạn chế việc lưu hành, sử dụng các sản phẩm trên cũng là góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân từ sớm, từ xa…
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

(LĐTĐ) Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII có nhiều điểm mới, được tổ chức nhằm tiếp tục lan tỏa và nhân lên những giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội, nâng tầm giá trị cho mỗi cuốn sách đoạt giải tương xứng với sự kỳ vọng của đông đảo bạn đọc; trở thành tài sản tinh thần quý giá trong mỗi gia đình và đất nước.
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

(LĐTĐ) Với vị thế Thủ đô, trái tim của cả nước, thành phố Hà Nội luôn quan tâm chỉ đạo thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ trên các lĩnh vực. Với những vấn đề cấp thiết liên quan đến phụ nữ, trong nhiều năm qua, các cấp Hội phụ nữ Hà Nội đã truyền đi thông điệp bình đẳng giới bằng nhiều cách thức. Qua đó, giúp mọi phụ nữ tự tin, có ước mơ, khát vọng vươn lên; xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội văn minh, tiến bộ, công bằng.
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh

Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh

(LĐTĐ) Sáng nay (22/11), đã diễn ra lễ khai mạc chương trình Truyền thông khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và quảng bá giới thiệu sản phẩm OCOP của phụ nữ và đặc sản các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh. Chương trình diễn ra trong 3 ngày (từ 22 - 24/11) tại sân bóng phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội.
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã nghe trinh bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó có quy định về tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia…
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng

Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Y tế với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế cùng phối hợp tổ chức Tuần lễ nâng cao nhận thức về kháng thuốc (AMR) (từ 18-24/11/2024) với chủ đề “Giáo dục, vận động, hành động ngay”, nhằm mục đích đẩy nhanh các nỗ lực nâng cao nhận thức và hành động đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của kháng thuốc.
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện

Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện

(LĐTĐ) Năm 2024, phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), hoạt động công đoàn của Cụm thi đua số 6 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đạt nhiều kết quả quan trọng, trong đó nổi bật là các đơn vị thành viên thuộc Cụm đều đã thực hiện tốt chức năng đại diện, chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.

Tin khác

Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Hóa chất độc hại (nếu có) ngấm vào thực phẩm; thuốc lá điện tử, nung nóng (thuốc lá thế hệ mới), bia, rượu, đồ uống có đường là những chất không những gây hại cho sức khỏe, kéo giảm năng suất lao động mà còn ảnh hưởng sức khỏe giống nòi trong tương lai. Cấm và dùng công cụ thuế để hạn chế việc lưu hành, sử dụng các sản phẩm trên cũng là góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân từ sớm, từ xa…
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã nghe trinh bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó có quy định về tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia…
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng ban Tổ chức chủ trì buổi lễ.
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

(LĐTĐ) Sáng 22/11 tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều 21/11, đoàn công tác của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Mai Văn Chính - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam.
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

(LĐTĐ) Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo, triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/112024 của Thủ tướng Chính phủ, về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng nhằm chống lãng phí, thất thoát.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

(LĐTĐ) Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, với 426/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 88,94% tổng số đại biểu Quốc hội.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả

Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả

(LĐTĐ) Chiều nay (21/11), Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tới dự và phát biểu tại Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc năm 2024, diễn ra tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC Hòa Lạc, Hà Nội).
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao

Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao

(LĐTĐ) Từ năm 2019 đến tháng 10/2024, tỉnh Hưng Yên thu hút được 222 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 2.394 triệu USD. Trong đó, đến hết tháng 10/2024, tổng số dự án còn liệu lực trên địa bàn tỉnh là 2.320 dự án (gồm 1.728 dự án trong nước, 592 dự án nước ngoài với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 345.323 tỷ đồng và 7,73 tỷ USD).
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

(LĐTĐ) “Người ta tính rằng một công chức nếu không ăn gì cả, vài trăm năm mới mua được nhà. Một câu hỏi cử tri đặt ra cho chúng tôi là tại sao không có một cơ chế thí điểm để tháo gỡ cho vướng mắc nhất hiện này đó là nhà ở xã hội?”, đại biểu Nguyễn Công Long đặt vấn đề.
Xem thêm
Phiên bản di động