Kết thúc môn thi Ngữ văn, thí sinh “thở phào” vì đề vừa sức

(LĐTĐ) Sau 120 phút làm bài thi môn Ngữ văn - môn thi đầu tiên của kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2022, nhiều thí sinh rời khỏi điểm thi với tâm trạng khá thoải mái và bày tỏ sự vui mừng khi đề thi vừa sức.
Thí sinh bước vào làm bài thi môn Ngữ văn Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn động viên thí sinh, giáo viên dự kỳ thi tốt nghiệp THPT "Áo xanh" tình nguyện tiếp sức cho các thi sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT

Ghi nhận tại điểm thi Trường THPT Trần Phú (quận Hoàn Kiếm), nhiều thí sinh tự tin cho biết cơ bản hoàn thành hết các yêu cầu của đề thi.

Thí sinh Vũ Gia Khánh (học sinh Trường Trung học cơ sở và THPT Tạ Quang Bửu, quận Hai Bà Trưng) chia sẻ: “Câu nghị luận xã hội với yêu cầu viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc tiếp bước các thế hệ đi trước theo em là một vấn đề có ý nghĩa thời sự, tạo thuận lợi cho thí sinh có thể trình bày suy nghĩ và quan điểm, qua đó bồi đắp thêm tình yêu quê hương, đất nước và mong muốn đóng góp thiết thực. Còn với phần nghị luận văn học, “Chiếc thuyền ngoài xa” là một trong những tác phẩm em ôn rất kỹ nên khi cầm đề trên tay em rất vui. Em làm một lèo đến khi có hiệu lệnh báo hiệu giờ thi kết thúc. Em cảm thấy đề thi khá vừa sức. Với phần thi sáng nay, em hy vọng mình sẽ được trên 8 điểm”.

Kết thúc môn thi Ngữ văn, thí sinh “thở phào” vì đề vừa sức
Tại điểm thi Trường THPT Trần Phú (quận Hoàn Kiếm), nhiều thí sinh tự tin cho biết cơ bản hoàn thành hết các yêu cầu của đề thi

Cùng tâm trạng với Vũ Gia Khánh, thí sinh Nguyễn Lan Hương (học sinh Trường THPT Việt Đức, quận Hoàn Kiếm) vui vẻ cho biết, đề thi năm nay hay và em làm trọn vẹn. Đề thi nhìn chung khá dễ nhưng vẫn có tính phân loại học sinh. Thời gian 120 phút là vừa đủ để các thí sinh hoàn thành bài thi và soát lại lỗi. “Đề thi hôm nay vừa sức với học sinh. Em dự kiến đạt tầm 7 điểm trở lên. Vượt qua bài thi đầu tiên thuận lợi, em sẽ có động lực tốt để vượt qua những môn thi tiếp theo”, Lan Hương chia sẻ.

Bài thi môn Ngữ văn được ra dưới hình thức tự luận. Nhiều phụ huynh cho rằng, Ngữ văn là môn khó, đòi hỏi thí sinh phải có kiến thức tổng hợp cả trong sách vở lẫn thực tế từ đời sống. Tuy nhiên, sau khi các thí sinh rời khỏi phòng thi với tâm trạng tốt, hầu hết phụ huynh cũng thở phào.

Theo đánh giá của cô giáo Phạm Thị Thu Phương (Giáo viên Ngữ văn tại Tuyensinh247.com), đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2022 giữ nguyên cấu trúc so với đề thi minh họa đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố vào tháng 4/2022, cũng là cấu trúc của đề thi chính thức môn Ngữ văn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Học sinh trung bình nắm chắc kiến thức cơ bản có thể đạt được điểm 5-6, đủ đảm bảo để xét tốt nghiệp; học sinh khá có thể đạt được trên dưới điểm 7 và học sinh giỏi có thể đạt được điểm 8 trở lên.

Đồng quan điểm, cô giáo Trịnh Thu Tuyết (Giáo viên Ngữ văn tại Hệ thống giáo dục Hocmai) cũng cho rằng đề thi chính thức môn Ngữ văn của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 bám sát cấu trúc của đề thi tham khảo do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố. Phần Đọc hiểu nhìn chung khá vừa sức với thí sinh nhưng có thể sẽ khó tìm được những bài làm sáng tạo, độc đáo. Trước hết bởi ngữ liệu là một đoạn thơ chưa thật sự đặc sắc cả về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật khi nói về tuổi trẻ và sự hi sinh của tuổi trẻ với đất nước. Sau đó là các câu hỏi của phần vận dụng, vận dụng cao chưa thực sự đặt ra những vấn đề có khả năng khơi gợi những hướng tư duy sâu sắc, mới mẻ cho thí sinh.

Kết thúc môn thi Ngữ văn, thí sinh “thở phào” vì đề vừa sức
Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022.

Về phần Làm văn, đề thi giữ nguyên cấu trúc quen thuộc, gồm 2 phần: Viết đoạn văn nghị luận xã hội và bài nghị luận văn học.

Với phần nghị luận xã hội, câu lệnh đã cung cấp đầy đủ và chính xác các yêu cầu cụ thể để thí sinh có thể viết một đoạn văn với dung lượng khoảng 200 chữ về một khía cạnh của vấn đề rút ra từ đoạn trích của phần Đọc hiểu. Nếu nhìn tổng thể những khía cạnh có thể yêu cầu nghị luận về một vấn đề như biểu hiện, nguyên nhân, ý nghĩa/hậu quả, giải pháp, bài học nhận thức và hành động cho bản thân… thì yêu cầu “trình bày suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc tiếp bước các thế hệ đi trước” hướng tới khía cạnh cuối cùng đó là liên hệ thực tế với nhận thức và hành động của bản thân và cộng đồng, cụ thể là của thế hệ trẻ.

Yêu cầu này có thể đưa đến những cách suy nghĩ xúc động, chân thành nhưng không ngoại trừ những bài viết chung chung, hô khẩu hiệu, sáo rỗng… Hơn thế nữa, nếu thí sinh không đọc kĩ câu lệnh “trình bày suy nghĩ của anh/chị về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc tiếp bước các thế hệ đi trước”, có thể các em sẽ nhầm lẫn sang việc trình bày suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻ với đất nước. Câu lệnh cũng có thể mở ra những suy nghĩ sâu sắc cho thí sinh xung quanh cách hiểu về việc “tiếp bước thế hệ đi trước” - bao hàm cả tiếp nhận những giá trị của thế hệ trước và phản biện với những bất cập, lạc hậu để có thể phát triển.

Với phần nghị luận văn học, tuy đề cập những đơn vị kiến thức cơ bản và quen thuộc nhưng khi đặt ra sự liên hệ với hình ảnh con thuyền trong hai thời điểm (đầu và cuối truyện), trong 2 cự li (chiếc thuyền khi ở ngoài khơi xa, được cảm nhận như một cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh và chiếc thuyền đang vật vã chống chọi với sóng gió giữa cơn bão biển dữ dội ở cuối truyện, gợi ra những suy tư bất an về thân phận con người) thì đã tạo ra một góc nhìn tương đối mới mẻ, có khả năng khơi gợi hứng thú và những suy nghĩ sâu sắc cho thí sinh.

Đánh giá chung, đề thi Ngữ văn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 đảm bảo đúng các yêu cầu về nội dung, hình thức của một đề thi tốt nghiệp. Cũng như nhiều năm trước, đề thi vừa sức, quen thuộc, hơn thế nữa, do mô hình cơ bản không thay đổi nên các kiểu dạng câu hỏi không bất ngờ với thí sinh. Khả năng phân loại của đề vẫn là sự phân loại của các mức độ đọc hiểu và cảm thụ văn bản, sự phân loại được ghi nhận bởi cách đánh giá tinh tế, chính xác của giám khảo.

T.P

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sẵn sàng cho Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Sẵn sàng cho Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 17/1/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Kế hoạch số 179/KH-TLĐ ngày 3/3/2022 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam về tổ chức Đại hội Công đoàn các cấp, tiến tới Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028, đến nay, các nội dung công việc chuẩn bị tổ chức Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã cơ bản hoàn thành.
Lao động nữ mang thai vi phạm kỷ luật lao động có bị xử lý hay không?

Lao động nữ mang thai vi phạm kỷ luật lao động có bị xử lý hay không?

Bộ luật Lao động năm 2019 quy định, người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ mang thai; lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng.
“Tháo gỡ” khó khăn xây dựng thành phố thông minh

“Tháo gỡ” khó khăn xây dựng thành phố thông minh

(LĐTĐ) Hà Nội đang chịu áp lực lớn giải bài toán xây dựng thành phố thông minh để phát triển kinh tế - xã hội xứng tầm Thủ đô. Trong khi Thành phố phải đối mặt với những thách thức không nhỏ như: Dân số đông, gia tăng cơ học một cách nhanh chóng, những vấn đề bất cập do hạ tầng giao thông chưa kịp phát triển để đáp ứng tốc độ đô thị hóa; ô nhiễm môi trường và các vấn đề liên quan đến cấp, thoát nước, xử lý ngập nước…
Xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

Xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

(LĐTĐ) Chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu, khách quan và đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, thúc đẩy chuyển đổi và xuất hiện các hình thái mới trong quản lý, vận hành, phát triển kinh tế - xã hội cũng như quản trị quốc gia. Theo các chuyên gia, việc xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm là vấn đề đặt ra hàng đầu.
Kỳ 2: Vẫn còn nhiều bất cập cần tháo gỡ

Kỳ 2: Vẫn còn nhiều bất cập cần tháo gỡ

Thực tế cho thấy, dù được quan tâm, phát triển đồng bộ, từng bước khắc phục tình trạng chênh lệch về mức hưởng thụ văn hoá, tuy nhiên hiện hệ thống thiết chế văn hoá cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn tồn tại nhiều bất cập cần được tháo gỡ.
34 đại biểu ngành Y tế dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

34 đại biểu ngành Y tế dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Đoàn đại biểu ngành Y tế đi dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam gồm 34 công đoàn viên tiêu biểu thuộc Công đoàn Y tế Việt Nam và Công đoàn ngành y tế các tỉnh, thành phố, các bệnh viện, trường, công ty dược.
Thúc đẩy chuyển đổi số báo chí góp phần phục vụ hiệu quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp

Thúc đẩy chuyển đổi số báo chí góp phần phục vụ hiệu quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp

(LĐTĐ) Chiều 29/11, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo với chủ đề "Thúc đầy chuyển đổi số báo chí góp phần phục vụ hiệu quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp". Tại Hội thảo, đại diện các cơ quan quản lý báo chí, các chuyên gia, nhà nghiên cứu và các nhà báo đã cùng chia sẻ kinh nghiệm để Bộ Tư pháp tiếp thu, tham khảo phục vụ việc xây dựng kế hoạch chuyển đổi số báo chí.

Tin khác

Giảm áp lực, bảo đảm gọn nhẹ, hiệu quả, thiết thực

Giảm áp lực, bảo đảm gọn nhẹ, hiệu quả, thiết thực

(LĐTĐ) Ngày 29/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức họp báo thông tin về phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) từ năm 2025. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng chủ trì họp báo.
Trường Đại học Điện lực ký kết hợp tác với Công ty cổ phần Viễn thông FPT

Trường Đại học Điện lực ký kết hợp tác với Công ty cổ phần Viễn thông FPT

(LĐTĐ) Với mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, mới đây, Trường Đại học Điện lực (EPU) và Công ty cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đào tạo, nghiên cứu trong giai đoạn 3 năm (từ 2023 - 2026).
Từ năm 2025, thí sinh thi tốt nghiệp Trung học phổ thông 4 môn

Từ năm 2025, thí sinh thi tốt nghiệp Trung học phổ thông 4 môn

(LĐTĐ) Từ năm 2025, thí sinh sẽ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) với 2 môn bắt buộc là Ngữ văn, Toán và 2 môn tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (gồm: Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ).
Để Thủ đô có "nguyên khí" mạnh, phải "mở khóa" chính sách thu hút nhân tài

Để Thủ đô có "nguyên khí" mạnh, phải "mở khóa" chính sách thu hút nhân tài

(LĐTĐ) "Hiền tài là nguyên khí quốc gia", nên trong chiến lược phát triển Thủ đô không thể thiếu chiến lược thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao như một khâu đột phá bảo đảm cho sự thành công. Vì vậy, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần xây dựng các cơ chế đặc thù tương xứng, cụ thể và khả thi về thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Gắn kết trách nhiệm vì học sinh

Gắn kết trách nhiệm vì học sinh

(LĐTĐ) Thông qua phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng chia sẻ trách nhiệm” do ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội phát động, sự gắn kết, trách nhiệm giữa những trường ở nơi thuận lợi với trường ở địa bàn khó khăn sẽ dài hơi hơn, từ đó rút ngắn dần khoảng cách về chất lượng giáo dục, đem lại những điều tốt nhất cho học sinh.
Hà Nội: Gặp mặt đội tuyển dự thi Olympic khoa học trẻ quốc tế

Hà Nội: Gặp mặt đội tuyển dự thi Olympic khoa học trẻ quốc tế

(LĐTĐ) Ngày 28/11, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức gặp mặt đội tuyển học sinh giỏi Thành phố tham dự kỳ thi Olympic khoa học trẻ quốc tế năm 2023, diễn ra từ ngày 1 đến 10/12 tại Thái Lan.
55 học sinh đạt giải Nhất kỳ thi học sinh giỏi các môn văn hóa và khoa học lớp 9 cấp quận

55 học sinh đạt giải Nhất kỳ thi học sinh giỏi các môn văn hóa và khoa học lớp 9 cấp quận

(LĐTĐ) Có 594/992 học sinh dự thi học sinh giỏi các môn văn hóa và khoa học lớp 9 quận Ba Đình (Hà Nội) đạt giải, trong đó có 55 giải Nhất.
Xây dựng Thủ đô là trung tâm lớn, tiêu biểu của cả nước về giáo dục, đào tạo chất lượng cao

Xây dựng Thủ đô là trung tâm lớn, tiêu biểu của cả nước về giáo dục, đào tạo chất lượng cao

(LĐTĐ) Với mục tiêu xây dựng Thủ đô Hà Nội thực sự là trung tâm lớn, tiêu biểu của cả nước về giáo dục, đào tạo chất lượng cao…, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cho phép các cơ sở giáo dục phổ thông công lập của Thủ đô được thực hiện liên kết giáo dục với các cơ sở giáo dục của nước ngoài theo điều kiện, tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục do Chính phủ quy định.
Nghị quyết số 23-NQ/TU: Đưa Hà Nội gia nhập vào mạng lưới “Thành phố học tập”

Nghị quyết số 23-NQ/TU: Đưa Hà Nội gia nhập vào mạng lưới “Thành phố học tập”

(LĐTĐ) Vừa qua, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 23-NQ/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn thành phố Hà Nội. Theo đó phấn đấu đưa Thủ đô gia nhập vào mạng lưới “Thành phố học tập” của UNESCO trong thời gian sớm nhất.
Sinh viên IT Việt Nam giành giải Nhất cuộc thi ASEAN Cyber Shield 2003

Sinh viên IT Việt Nam giành giải Nhất cuộc thi ASEAN Cyber Shield 2003

(LĐTĐ) Bốn sinh viên IT của trường Đại học Công nghệ Thông tin (Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh) đã xuất sắc vượt qua 37 đội đến từ 10 quốc gia trong khu vực ASEAN giành giải Nhất cuộc thi ASEAN Cyber Shield 2023.
Xem thêm
Phiên bản di động