Huyện Thường Tín: Triển lãm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ
Lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội năm 2023 sẽ diễn ra vào ngày 6/10 Cầu nối cho doanh nghiệp ngành thủ công mỹ nghệ Hà Nội đẩy mạnh tiêu thụ và xuất khẩu Khai mạc Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội năm 2023 |
Phát biểu khai mạc, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết, giai đoạn 2021-2025, thành phố Hà Nội đặt mục tiêu có trên 10.000 lượt doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn được hỗ trợ từ chương trình khuyến công, tạo việc làm cho khoảng 50.000 lao động nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thủ công mỹ nghệ tăng bình quân 5-8%/năm, đạt 550 triệu USD vào năm 2025...
“Triển lãm các sản phẩm, mẫu thiết kế hàng thủ công mỹ nghệ mới, sáng tạo huyện Thường Tín năm 2023 sẽ là động lực quan trọng để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, thu hút người dân, doanh nghiệp tăng cường trao đổi, giao thương hàng hóa. Đây thực sự còn là hoạt động thiết thực, quan trọng đóng góp vào sự phát triển ngành thủ công mỹ nghệ, góp phần đẩy mạnh tăng trưởng bền vững của kinh tế Thủ đô”, bà Trần Thị Phương Lan nhấn mạnh.
Các đồng chí lãnh đạo Thành phố, huyện Thường Tín thăm quan các gian hàng. |
Phó Chủ tịch UBND huyện Thường Tín Bùi Công Thản, cho biết, là địa phương có bề dày lịch sử văn hóa, huyện Thường Tín có 126 làng nghề, trong đó có 48 làng nghề truyền thống và 1 làng nghề Hà Nội. Các làng nghề ở huyện Thường Tín tạo ra nhiều sản phẩm, mẫu mã đa dạng mang đậm nét văn hoá riêng của các làng nghề, tạo dựng được thị trường rộng lớn trong và ngoài nước.
Hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, các hộ dân và từng làng nghề ngày càng phát triển, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện. Huyện cũng luôn quan tâm đến công tác xây dựng nhãn hiệu tập thể; đề nghị xét công nhận làng nghề và các nghệ nhân; triển khai công tác tập huấn, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp…
Đồng thời, tạo điều kiện về xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm nhằm phát huy các thương hiệu sản phẩm đã có; ưu tiên xây dựng thương hiệu tập thể cho một số làng nghề, gắn phát triển kinh tế làng nghề với chương trình xây dựng nông thôn mới và Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Thông qua Triển lãm, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn ngành thủ công mỹ nghệ Hà Nội và trên địa bàn huyện Thường Tín có cơ hội tiếp cận, tìm hiểu, kết nối các hoạt động thiết kế sáng tạo và đưa các thiết kế này vào sản xuất thực tế. Cũng như từ các thiết kế này, phát triển các sản phẩm mới của doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu thị trường. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động của Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội và Festival Bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023.
Các sản phẩm tiêu biểu của huyện Thường Tín và các quận huyện trưng bày, quảng bá tại Triển lãm. |
Triển lãm năm nay có sự tham gia của của các cơ sở, doanh nghiệp xuất khẩu, các Hội, hiệp hội làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Thường Tín và các địa phương khác trên địa bàn thành phố Hà Nội. Với quy mô 100 gian hàng, triển lãm trưng bày, giới thiệu trên 600 mẫu sản phẩm thiết kế hàng thủ công mỹ nghệ mới do các chuyên gia thiết kế hỗ trợ thực hiện. Triển lãm là dịp để công chúng, những người yêu thích, quan tâm đến ngành thủ công mỹ nghệ có thể chiêm ngưỡng những tác phẩm sáng tạo, có giá trị thẩm mỹ, mang tính ứng dụng cao của nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống, sản xuất và thân thiện với môi trường.
Triển lãm là tiền đề cho việc xây dựng và hình thành sàn giao dịch các thiết kế, mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ mới, sáng tạo trên địa bàn Thành phố, phục vụ cho phát triển ngành thủ công mỹ nghệ và Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đồng thời tạo môi trường cung cấp thông tin trao đổi, tư vấn hiệu quả về thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ giữa các nhà thiết kế với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn ngành thủ công mỹ nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong khuôn khổ chương trình diễn ra các hoạt động: Trải nghiệm, trình diễn nghề Sơn mài; Thêu tay, Lược sừng, Điêu khắc. Chương trình biểu diễn nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 192 năm huyện Thường Tín, tỉnh Hà Nội xưa (thành phố Hà Nội ngày nay). Triển lãm diễn ra đến hết ngày 5/11. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết
Cẩn trọng chiêu trò lừa đảo khi mua sắm trực tuyến trong đợt giảm giá Black Friday
Chuyển đổi số - xây dựng quận Bắc Từ Liêm thông minh phát triển xứng tầm
Hà Nội - Bắc Kinh: Hợp tác hữu nghị đưa phong trào công nhân và hoạt động Công đoàn phát triển
Đại biểu Quốc hội: Cần hành động quyết liệt để bảo vệ trẻ em trước quảng cáo
LĐLĐ thành phố Hà Nội hội đàm với Tổng Công hội Bắc Kinh
Phương pháp luận về Chuyển đổi số của Viettel Solutions là thành công điển hình của năm tại BIG Awards for Business 2024
Tin khác
Chuyển đổi số - xây dựng quận Bắc Từ Liêm thông minh phát triển xứng tầm
Nhịp sống Thủ đô 25/11/2024 22:00
Trưởng Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội Đỗ Anh Tuấn tiếp Đoàn đại biểu Tổng Công hội Bắc Kinh
Nhịp sống Thủ đô 25/11/2024 16:34
Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông trong thanh, thiếu niên
Nhịp sống Thủ đô 25/11/2024 06:18
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Nhịp sống Thủ đô 24/11/2024 08:24
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 21:39
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 16:17
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Thủ đô 23/11/2024 12:52
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13