Huyện Thanh Trì: 60 năm bản lĩnh và khát vọng

(LĐTĐ) Gắn với vùng hữu ngạn sông Hồng và sông Nhuệ, huyện Thanh Trì nằm ở phía Nam Thủ đô Hà Nội, là vùng đất có truyền thống lịch sử và văn hóa lâu đời. Được thành lập từ 31/5/1961, trải qua 60 năm hình thành và phát triển, Thanh Trì đang ngày một đổi mới, thể hiện khát vọng vươn lên của mảnh đất địa linh, nhân kiệt.
Sức sống mới phủ xanh miền quê Thanh Trì Tiếp tục hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm năm 2021 Phó Bí thư Thường trực Thành ủy: Huyện Thanh Trì cần làm tốt công tác tuyên truyền về quyền, nghĩa vụ của cử tri

Mảnh đất địa linh, nhân kiệt

Thanh Trì tự hào là vùng đất địa linh, nhân kiệt, giàu truyền thống lịch sử - văn hóa, là quê hương của Đô Hồ Đại vương Phạm Tu, Tiên triết Chu Văn An - Người thầy muôn đời, Bảng nhãn Nguyễn Như Đổ, danh nhân Ngô Thì Nhậm. Dưới các triều đại phong kiến, trên mảnh đất này xuất hiện các làng khoa bảng như Làng Nguyệt Áng có 11 người đỗ đại khoa, 30 người đỗ trung khoa; làng Tả Thanh Oai có 12 người đỗ đại khoa, 59 người đỗ trung khoa, đã trở thành 2 trong số 22 làng khoa bảng tiêu biểu của cả nước.

Thanh Trì còn là mảnh đất giàu truyền thống cách mạng, yêu nước. Trong những năm đầu thế kỷ XX, nhiều thanh niên của địa phương đã sớm giác ngộ lý tưởng Cộng sản, Thanh Trì trở thành một trong những cái nôi của cách mạng vùng ngoại thành Hà Nội.

Huyện Thanh Trì: 60 năm bản lĩnh và khát vọng
Thanh Trì, mảnh đất địa linh, nhân kiệt.

Thanh Trì là quê hương của đồng chí Đỗ Mười - Nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; đồng chí Đỗ Ngọc Du - Nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội đầu tiên; đồng chí Vương Thừa Vũ - Nguyên Chủ tịch Ủy ban Quân chính Hà Nội…

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Đảng bộ, Nhân dân, lực lượng vũ trang huyện Thanh Trì đã kiên cường chiến đấu, chống địch càn quét, uy hiếp, chiếm đóng để giữ vững cơ sở, bảo vệ lực lượng kháng chiến, cùng với Thủ đô Hà Nội và cả nước tiến hành kháng chiến thắng lợi. Với những thành tích đóng góp trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, năm 2000, huyện Thanh Trì được Chủ tịch trước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng bộ và Nhân dân Thanh Trì cùng với Nhân dân Thủ đô tích cực sản xuất, vừa chiến đấu bảo vệ hậu phương, thực hiện chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam. Trong mưa bom bão đạn, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, phong trào thi đua lao động sản xuất của huyện phát triển mạnh mẽ. Thanh Trì luôn làm tốt nhiệm vụ cung cấp thực phẩm cho Hà Nội. Với tinh thần “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, Thanh Trì luôn làm tốt nghĩa vụ thiêng liêng chi viện sức người cho tiền tuyến miền Nam.

Huyện Thanh Trì: 60 năm bản lĩnh và khát vọng
Đảng bộ và Nhân dân Thanh Trì đã vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng, nỗ lực phát triển kinh tế, xã hội.

Trong suốt cuộc kháng chiến, hàng nghìn thanh niên Thanh Trì đã lên đường chiến đấu và phục vụ chiến đấu trên các mặt trận, lập nhiều chiến công xuất sắc. Toàn huyện có 1.938 liệt sĩ; 856 thương binh; 5 chiến sĩ tiêu biểu được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; 143 chiến sĩ được phong danh hiệu “dũng sĩ diệt Mỹ”, 119 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, có nhiều tập thể và cá nhân được Đảng và Nhà nước tặng thưởng huân, huy chương và bằng khen.

10 lần được Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm

Trong những năm tháng xây dựng quê hương, Đảng bộ và Nhân dân Thanh Trì vinh dự được 10 lần Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm và động viên Nhân dân tích cực sản xuất. Chiến thắng mùa Xuân năm 1975 kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ lâu dài và gian khổ, cả nước bước vào kỷ nguyên mới, độc lập, tự do cùng tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cùng với những hậu quả của chiến tranh, cả nước đứng trước những khó khăn to lớn về kinh tế - xã hội. Trong bối cảnh chung đó, Đảng bộ và Nhân dân Thanh Trì đã nỗ lực cao độ, đồng lòng chung sức vượt qua mọi thử thách, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, duy trì, phát triển sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế… từng bước đạt được những kết quả quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Sau 35 năm đổi mới (1986 - 2020), huyện Thanh Trì đã phát triển toàn diện về kinh tế, văn hóa, xã hội. Đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân được cải thiện rõ rệt. Kinh tế liên tục tăng trưởng ở mức cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị đạt được những thành tựu đáng tự hào.

Huyện Thanh Trì: 60 năm bản lĩnh và khát vọng
Trong giai đoạn phát triển mới, với tinh thần phát huy truyền thống, khai thác mọi tiềm năng, thế mạnh, huyện đã xây dựng và thực hiện các đề án phát triển kinh tế - xã hội.

Đảng bộ và Nhân dân Thanh Trì đã vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng, nỗ lực phát triển kinh tế, xã hội, tăng cường công tác xây dựng Đảng, chính quyền, phát huy dân chủ, động viên các phong trào quần chúng thi đua lao động sản xuất để xây dựng quê hương. Nhiều khu đô thị mới ra đời như Linh Đàm, Định Công, Đại Thanh, Pháp Vân - Tứ Hiệp, Tứ Hiệp - Ngũ Hiệp… Nhiều khu công nghiệp hình thành như: Khu công nghiệp Vĩnh Tuy, Ngọc Hồi; nhiều tuyến đường liên xã, liên thôn được cải tạo và nâng cấp. Các xã đã quan tâm đầu tư hoàn thành cải tạo, nâng cấp mạng lưới điện, các công trình nước sạch, trạm y tế, nhà văn hóa… góp phần phục vụ tốt cho Nhân dân.

Trên đường phát triển

Trong giai đoạn phát triển mới, với tinh thần phát huy truyền thống, khai thác mọi tiềm năng, thế mạnh, Huyện đã tập trung lãnh đạo, triển khai có hiệu quả các chủ trương, chính sách lớn của Trung ương, Thành phố; xây dựng và thực hiện các đề án phát triển kinh tế - xã hội. Tổng giá trị sản xuất hằng năm đều tăng, cụ thể: Bình quân giai đoạn 2015 - 2020 tăng 10,2%/năm, mức tăng thu ngân sách đạt 16,6%/năm, thu nhập bình quân đầu người đạt 60 triệu đồng/người/năm.

Hiện, tỷ trọng thương mại, dịch vụ chiếm 39,6%; công nghiệp, xây dựng chiếm 55,1%; nông nghiệp, thủy sản chiếm 5,3%. Xác định xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội là khâu đột phá; 5 năm (2015 - 2020), Thanh Trì đã bố trí hơn 1.210 tỷ đồng thực hiện các dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật - xã hội. Đến năm 2020, huyện đã hoàn thành xây dựng 17 dự án đường giao thông với chiều dài 25,96km, trong đó có nhiều tuyến đường trục chính, đường kết nối, đường liên xã...

Huyện Thanh Trì: 60 năm bản lĩnh và khát vọng
Đảng bộ và dân dân huyện Thanh Trì bước vào giai đoạn mới trong xây dựng và phát triển huyện trở thành quận vào năm 2025 theo hướng giàu đẹp, văn minh.

Các hoạt động văn hoá - xã hội diễn ra sôi nổi, an sinh xã hội được đảm bảo, giáo dục và đào tạo tiếp tục đổi mới và phát triển. Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe Nhân dân, vệ sinh an toàn thực phẩm được bảo đảm; trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, đã xây dựng mới 8 trường học, 2 trụ sở xã, 8 nhà văn hóa thôn, tổ dân phố, 5 trạm y tế xã, cải tạo nâng cấp 17 trường học, 4 trụ sở xã; 16/16 xã, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế; 58/68 trường đạt chuẩn quốc gia; cải tạo, xây mới 267 nhà tình nghĩa; đến nay, trên địa bàn huyện cơ bản không còn hộ gia đình chính sách có khó khăn về nhà ở…

An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; quốc phòng, quân sự địa phương được củng cố, tăng cường. Năng lực lãnh đạo của các cấp ủy đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền được nâng lên. Đời sống Nhân dân từng bước được cải thiện, niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền các cấp được củng cố.

Bản lĩnh và khát vọng

Từ thực tiễn và kết quả đã đạt được tại Đại hội Đảng bộ huyện Thanh Trì lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Đảng bộ và dân dân huyện Thanh Trì bước vào giai đoạn mới trong xây dựng và phát triển huyện trở thành quận vào năm 2025 theo hướng giàu đẹp, văn minh.

Để đạt được mục tiêu trên, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng các chương trình, đề án để thực hiện tốt 5 nhiệm vụ trọng tâm và 03 khâu đột phá, phát huy tiềm năng và thế mạnh của Huyện, đẩy mạnh phát triển kinh tế nhanh, bền vững; tiếp tục nâng cao chất lượng đời sống của Nhân dân.

Huyện Thanh Trì: 60 năm bản lĩnh và khát vọng
Nhiều tuyến đường liên xã, liên thôn được cải tạo và nâng cấp...

Để thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ và chỉ tiêu trên, Đảng bộ huyện Thanh Trì tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; xây dựng hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở thực sự trong sạch vững mạnh.

Kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập huyện Thanh Trì (31/5/1961 - 31/5/2021), nhìn lại chặng đường đổi mới và những thành tựu đạt được với bao niềm tự hào, tri ân quá khứ, hướng tới tương lai; dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, Nhân dân Thanh Trì đoàn kết một lòng, chung tay góp sức, khắc phục những khó khăn, thách thức, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV đề ra, phấn đấu sớm xây dựng huyện trở thành quận giàu đẹp, văn minh.

Với sự nỗ lực phấn đấu và quyết tâm cao cùng những thành tựu nổi bật đã đạt được, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thanh Trì tự hào và vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng: Huân chương Lao động hạng Nhất (2003); Huân chương Độc lập hạng Ba (2010); các năm 2015, 2016 huyện liên tiếp được Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ thi đua đơn vị xuất sắc dẫn đầu. Thành công nối tiếp thành công, năm 2017, huyện Thanh Trì vinh dự được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới (hoàn thành trước 2 năm so với kế hoạch); được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.

Bảo Thoa

Ảnh: Bảo Thoa, Thanh Hồng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

(LĐTĐ) Nhằm nâng cao chất lượng thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn, từ ngày 18/12, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco) đã thí điểm thu gom rác trực tiếp tại phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, qua đó thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

(LĐTĐ) Tối ngày 22/12, tại Không gian Văn hóa sáng tạo quận Tây Hồ, Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) phường Yên Phụ tổ chức chương trình nghệ thuật “Tây Hồ tỏa sáng”, với sự tham gia, cổ vũ của đông đảo nhân dân và du khách.
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12

Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12

(LĐTĐ) Vừa qua, Liên đoàn Lao động huyện Thanh Trì phối hợp với Quỹ trợ vốn công nhân, viên chức nghèo Thủ đô (Quỹ trợ vốn) triển khai chương trình cho vay ưu đãi, giải ngân vốn vay tháng 12/2024 cho 17 đoàn viên công đoàn.
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng

Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng

(LĐTĐ) Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, cơ quan thuế triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp quản lý thu, công tác thuế năm 2024 đưa toàn ngành về đích với tổng số thu ước đạt 1.732.000 tỷ đồng.
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

(LĐTĐ) Việc sửa đổi Luật Thủ đô đã mang lại những điều chỉnh quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển văn hóa, nhằm bảo đảm Hà Nội tiếp tục phát huy vai trò trung tâm văn hóa của cả nước.
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

(LĐTĐ) Triển lãm “Thiên Quang” khai thác câu chuyện về ánh sáng thiêng liêng của Trời và Đất soi chiếu Thăng Long - nơi hội tụ văn hóa, lịch sử và tinh hoa nghề thủ công truyền thống.
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?

Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?

(LĐTĐ) Là người có thói quen trung thành với các sản phẩm đã mua cả trăm lần, tôi vẫn quyết định phá lệ một lần, ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD, để xem hương vị có gây bất ngờ như cái tên hay không.

Tin khác

Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

(LĐTĐ) Sau khi hoàn thành Dự án nghệ thuật công cộng ga Long Biên, cảnh quan khu vực đã hoàn toàn đổi khác với cụm tác phẩm nghệ thuật đa dạng như tranh 3D, sắp đặt điêu khắc và ánh sáng. Từ đây, ga Long Biên đã được làm mới, tạo sức hút hấp dẫn đối với người dân và du khách khi đến tham quan Thủ đô.
Độc đáo di sản cổ tự  2.000 năm tuổi

Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi

(LĐTĐ) Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

(LĐTĐ) Với hơn một thế kỷ phát triển, phở Hà Nội đã chính thức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2024. Đây không chỉ là niềm tự hào của người Hà Nội, mà còn là thành quả từ công sức của nhiều thế hệ nghệ nhân. Hiện phở truyền thống không chỉ được bảo tồn, mà còn phát triển, lan tỏa mạnh mẽ trong kỷ nguyên công nghệ số, và là sản phẩm sáng tạo của Hà Nội trong ngành công nghiệp văn hóa.
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp

“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp

(LĐTĐ) Hưởng ứng các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch, nhằm thúc đẩy và phát triển đa dạng, đặc sắc các sản phẩm du lịch đêm trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Du lịch Hà Nội và Ủy ban nhân dân quận Ba Đình phối hợp tổ chức chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch đêm với chủ đề “Đêm Trúc Bạch”.
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024

Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 28/11, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức Lễ Tổng kết và Trao giải Chương trình truyền thông về Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024. Đáng chú ý, vượt qua hàng nghìn tác phẩm, loạt bài viết "Phát triển kinh tế làng nghề - làm sao để “được nhiều hơn mất”?" của Báo Lao động Thủ đô đã giành giải Ba cuộc thi viết Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sông Đáy thuở xưa

Sông Đáy thuở xưa

(LĐTĐ) Mỗi lần nghe những giai điệu da diết chứa chan tình quê của người nhạc sĩ tài hoa Hoàng Hiệp, trong tôi lại trào dâng niềm thương nhớ dòng sông tuổi thơ quê mình: “Trong tim ai cũng có một dòng sông riêng mình/ Tim tôi luôn gắn bó với dòng sông tuổi thơ/ Con sông tôi tắm mát, con sông tôi đã hát/ Con sông cho tôi đậm một tình yêu nước non quê nhà”… Có lẽ đúng là vậy, không chỉ riêng tôi mà trong trái tim mỗi người, ai cũng có một dòng sông để thương, để nhớ.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

(LĐTĐ) Thời gian qua, mô hình “Cụm dân cư nhân ái” và “Gian hàng nhân đạo” trên toàn địa bàn huyện Ứng Hòa (thành phố Hà Nội) đã phát huy được hiệu quả, góp phần giúp các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Tại Bảo tàng Hà Nội, ngày 17/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức “Ngày hội quảng bá sản phẩm và kết nối đầu tư", bán kết “Cuộc thi thử thách khởi nghiệp Việt toàn cầu lần thứ VII”.
Xem thêm
Phiên bản di động