Sức sống mới phủ xanh miền quê Thanh Trì
Thanh Trì tạo nguồn vốn hỗ trợ nông dân thúc đẩy kinh tế nông nghiệp |
Những mô hình kinh tế hiệu quả
Đến với Thanh Trì hôm nay, thấy nông thôn đổi mới, đồng ruộng phủ xanh, hoa thơm trái ngọt, lòng người hân hoan, đó là nhờ có những mô hình nông nghiệp được người dân áp dụng hiệu quả. Sau khi dồn điền đổi thửa, nông thôn Thanh Trì đã chuyển mình mạnh mẽ, khoác lên mình tấm áo mới với bạt ngàn màu xanh của rau và cây ăn quả.
![]() |
Anh Hoàng Đức Tâm và mô hình hỗn hợp trồng lan, nuôi gia cầm và trồng cây ăn quả tại xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì |
Sinh ra và lớn lên ở xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, nơi mà đời sống vẫn còn nhiều khó khăn, anh Hoàng Đức Tâm đã làm giàu bằng mô hình kinh tế trang trại hỗn hợp. Nhận thấy mình đang sống ở một vùng chuyên sản xuất nông nghiệp, lại đang có diện tích đất đai đủ lớn để làm ăn nên anh đã quyết tâm làm giàu với mô hình trồng hoa lan, chăn nuôi gia cầm, kết hợp trồng cây ăn quả. Mô hình của anh Tâm được đánh giá là điển hình về làm kinh tế nông nghiệp, áp dụng khoa học kỹ thuật, hệ thống tưới tiêu hiện đại,
Đến với trang trại của anh Tâm, hàng trăm giỏ lan lớn nhỏ trong một không gian mê hoặc với trên 60 chủng loại lan được chủ nhân chăm sóc. Từ hai bàn tay trắng, đến nay anh đã tổ chức sản xuất, khai thác hiệu quả hơn 10ha vườn thành khu trang trại chăn nuôi, tổng hợp. Anh Tâm cho biết, anh khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, lấy ngắn nuôi dài, mở rộng dần quy mô sản xuất, cho đến hôm nay, mô hình của anh đã trở thành mô hình vườn, ao, chuồng khép kín, mang lại hiệu quả kinh tế như mong đợi.
Cách đây vài năm, xã Vạn Phúc chỉ trồng chủ yếu là ngô, khoai và một số loại rau màu truyền thống, hiệu quả kinh tế thấp. Sau dồn điền đổi thửa, mô hình trồng cây ăn quả tại xã Vạn Phúc đã trở thành một trong những mô hình mang tính bứt phá, đã mạnh dạn chuyển đổi từ trồng ngô ở đất bãi ven sông Hồng sang trồng cam cảnh, quất cảnh mang lại hiệu quả kinh tế cao, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha/năm, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân trong xã; giải quyết việc làm cho trên 4.000 lao động nông nghiệp của địa phương.
Là một trong những hộ sản xuất kinh doanh giỏi của xã Vạn Phúc với mô hình trồng trang trại tổng hợp, ông Nguyễn Văn Vinh đã tìm tòi, học hỏi khoa học kỹ thuật áp dụng, cùng với sự giúp đỡ của Hội Nông dân hỗ trợ vay vốn của Quỹ Hỗ trợ nông dân, ông đã mạnh dạn đầu tư vào chăn nuôi lợn, thả cá kết hợp trồng cây ăn quả. Nhờ vậy, mỗi năm gia đình ông thu nhập trên 1 tỷ 500 triệu đồng, trừ chi phí đầu tư, mỗi năm gia đình ông thu được 500 triệu đồng.
Là huyện có diện tích nuôi thủy sản lớn 796ha/năm, Thanh Trì đã hỗ trợ phát triển khu nuôi trồng thủy sản tập trung 250ha với nhiều mô hình hiệu quả như: Nuôi tôm càng xanh ở xã Đông Mỹ, nuôi cá thâm canh tăng năng suất tại các xã Tả Thanh Oai, Đông Mỹ; nuôi cá thâm canh ứng dụng công nghệ cao “sông trong ao” tại xã Đại Áng... Phát huy tiềm năng, thế mạnh trong nuôi trồng thủy sản, hàng trăm hộ gia đình đã biến ước mơ thành hiện thực, nhân lên niềm vui cuộc sống mới.
Với ý chí dám nghĩ, dám làm, anh Nguyễn Văn Đạt ở xã Đông Mỹ đã đầu tư trên 2,5 tỷ đồng vào mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp sinh thái. Đây là một trong những mô hình có diện tích lớn của xã, mỗi năm cho thu nhập lên tới hàng trăm triệu đồng. Sau khi nghiên cứu tìm hiểu, học hỏi nhiều nơi, năm 2015, anh Đạt đã mạnh dạn thuê 14.600m2 ao đầm tại xã để phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch sinh thái. Trung bình, mỗi năm thu được hàng chục tấn cá thương phẩm, sau mỗi lần thu hoạch, anh Đạt lại bổ sung nguồn cá giống được ương sẵn để tiếp tục nuôi cá phục vụ du lịch sinh thái.
Nông dân thi đua làm theo lời Bác
Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” là một trong những phong trào trọng tâm, xuyên suốt trong hoạt động của tổ chức Hội Nông dân huyện Thanh Trì, có sức lan tỏa mạnh mẽ trong lĩnh vực phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn. Tại huyện Thanh Trì, thông qua phong trào này, nhiều hộ nông dân đã đổi mới tư duy, tích cực nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, vượt khó vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương.
Theo kết quả phong trào giai đoạn 2019-2021, Hội Nông dân huyện Thanh Trì đã tập trung triển khai các chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hóa xã hội ở nông thôn, qua đó thu hút đông đảo hội viên nông dân tham gia, tạo sức lan tỏa trong nhiều lĩnh vực: Trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Nhờ vậy, hàng năm đã có trên 67% hộ hội viên nông dân đăng ký thi đua sản xuất kinh doanh giỏi 4 cấp. Qua bình xét, có trên 60% hộ đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi.
Hiện, huyện Thanh Trì vẫn còn gần 3.300 ha đất sản xuất với 8.400 hộ dân làm nông nghiệp. Khai thác tiềm năng này, những năm gần đây, Đảng bộ, chính quyền huyện Thanh Trì đã có nhiều đổi mới trong chỉ đạo, điều hành, xác định đúng hướng đi trong phát triển kinh tế, nhằm hỗ trợ tiêu thụ nông sản an toàn cho nông dân, Ủy ban nhân dân huyện đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ, trong đó, việc thúc đẩy hình thành chuỗi liên kết, xây dựng các vùng sản xuất an toàn đạt tiêu chuẩn VietGap, hỗ trợ hình thành các điểm trưng bày giới thiệu sản phẩm có truy xuất nguồn gốc được tập trung triển khai thực hiện.
Mặt khác, để phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi trong nông dân đạt cả về chất và lượng, Ban chấp hành Hội Nông dân huyện đã đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ: Tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho trên 85% hội viên nông dân, hỗ trợ các nguồn vốn ưu đãi tạo điều kiện cho hội viên nông dân thiếu vốn được vay vốn để phát triển sản xuất như: Vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân Thành phố và huyện hàng năm đạt trên 30 tỷ đồng; phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng Chính sách xã hội thành lập các tổ vay vốn, tổng dư nợ mỗi năm đạt trên 70 tỷ đồng.
Với chính sách trải thảm của huyện đã thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia, trở thành cánh tay đắc lực cho bà con nông dân. Từ năm 2010 đến nay, huyện đã hỗ trợ trên 2 tỷ đồng để các hợp tác xã nông nghiệp mua máy móc thực hiện cơ giới hóa và mở rộng khâu dịch vụ cho hợp tác xã. Đến nay, toàn huyện có 38 trang trại, trong đó có 12 trang trại tổng hợp, 60 Hợp tác xã trong đó có 38 hợp tác xã nông nghiệp, với mức thu nhập trung bình đạt 500-600 triệu đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho trên 200 lao động./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Hà Nội: Khen thưởng 105 giáo viên dạy giỏi cấp trung học phổ thông

Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa: Góc nhìn từ Sơn Tây

Hà Đông: Chú trọng công tác chăm lo, bảo vệ quyền lợi người lao động

Phát triển kinh tế tư nhân: Cần thay đổi tư duy quản lý từ “kiểm soát” sang “kiến tạo”

Nam thanh niên 22 tuổi nguy kịch do nhiễm não mô cầu

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 55 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Nghệ An: Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm
Tin khác

Lễ hội chùa Tây Phương: Vinh danh di sản văn hóa và bảo vật Quốc gia
Nhịp sống Thủ đô 02/04/2025 21:58

Tác nghiệp ở Trường Sa
Nhịp sống Thủ đô 01/04/2025 07:17

Góp phần xây dựng văn hóa người Hà Nội
Nhịp sống Thủ đô 01/04/2025 06:27

Góp phần vì một Hà Nội bình yên
Nhịp sống Thủ đô 31/03/2025 17:22

Phát huy giá trị cảnh quan không gian hồ Gươm
Nhịp sống Thủ đô 30/03/2025 08:24

Mỗi công dân Thủ đô phải trở thành một công dân số
Nhịp sống Thủ đô 30/03/2025 07:50

Triển khai các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Thủ đô năm 2025
Thủ đô 29/03/2025 07:29

Nông dân Thủ đô đẩy mạnh xây dựng chuỗi sản xuất trà hoa vàng
Nhịp sống Thủ đô 28/03/2025 22:52

Huyện Thường Tín ưu tiên xây dựng cụm công nghiệp tại các làng nghề
Nhịp sống Thủ đô 28/03/2025 17:41

Tập huấn nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy cho các khu nhà trọ, nhà ở nhiều căn hộ
Nhịp sống Thủ đô 28/03/2025 15:44