Huyện Mê Linh: Điểm sáng trong phát triển rau sạch

(LĐTĐ) Được biết đến là địa phương cung cấp nguồn rau, củ, quả lớn cho không chỉ Hà Nội mà còn cho các tỉnh lân cận, xã Tráng Việt, huyện Mê Linh ngày càng đổi thay, cuộc sống của người dân ngày càng ổn định. Mùa nào thức đó, người dân nơi đây đã biến những cánh đồng hoang hóa trở thành những vạt rau màu tươi tốt.
huyen me linh diem sang trong phat trien rau sach Huyện Mê Linh: Chất lượng giải quyết đơn thư ngày càng được nâng cao
huyen me linh diem sang trong phat trien rau sach Huyện Mê Linh cần tập trung khai thác tối đa các lợi thế

Thành công từ thay đổi cơ cấu cây trồng

Vốn là một xã nghèo, trước đây, phần lớn diện tích đất xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, TP Hà Nội đều là đất bỏ hoang, người dân xã Tráng Việt sống chủ yếu nhờ nghề nuôi tằm, trồng chuối và trồng mía. Tuy nhiên, thu nhập từ những nghề này không cao nên khi nhắc đến chuyện đồng áng, người dân xã Tráng Việt cũng không mấy mặn mà. Những người trẻ xã Tráng Việt khi trưởng thành cũng không mấy ai gắn bó với nông nghiệp mà đều tìm đến các nhà máy, xí nghiệp để mong có được nguồn thu nhập khá cho gia đình, cải thiện cuộc sống.

Cách đây gần 15 năm, huyện Mê Linh có chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chủ trương này đã có tác động lớn đến sự thay đổi của vùng đất này. Nhận thấy những cây trồng truyền thống như chuối, mía đã không còn phù hợp, thu nhập bấp bênh, một số gia đình xã Tráng Việt đã tiên phong trong việc vay vốn để cải tạo đất, phát triển rau sạch.

huyen me linh diem sang trong phat trien rau sach
Mô hình trồng rau an toàn rộng hơn 25 hecta của gia đình anh Ngô Văn Cát tại thôn Đông Cao, xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, TP Hà Nội.

Thời gian đầu khi mới chuyển đổi cơ cấu cây trồng, do thiếu kinh nghiệm chăm sóc nên nguồn thu nhập từ trồng rau sạch không được như mong muốn, không đủ hoàn lại số vốn ban đầu đã bỏ ra cải tạo đất, chăm bón cho cây trồng. Trải qua một vài vụ rau, người dân xã Tráng Việt đã có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc trồng và chăm sóc rau nên chất lượng rau ngày càng được nâng cao, thu nhập từ trồng rau cũng tăng dần, người dân dần ổn định cuộc sống.

Do chuyển đổi cơ cấu cây trồng cần số vốn đầu tư khá lớn, thế nên ban đầu chỉ có một vài hộ gia đình xã Tráng Việt mạo hiểm triển khai chuyển đổi. Tuy nhiên, chỉ sau vài năm, khi tận mắt chứng kiến những cánh đồng rau sinh trưởng và phát triển tốt nên các hộ dân thôn Đông Cao, xã Tráng Việt đã đồng loạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng với mong muốn vươn lên thoát nghèo. Tính tới thời điểm hiện tại, tại thôn Đông Cao xã Tráng Việt có tới hơn 90% người dân phát triển kinh tế bằng nghề trồng rau an toàn.

Là một trong những gia đình tiên phong trong việc thay đổi cơ cấu cây trồng, anh Ngô Văn Cát (thôn Đông Cao, xã Tráng Việt, huyện Mê Linh) vẫn còn nhớ những khó khăn ban đầu mà gia đình anh phải trải qua. Anh Cát kể rằng: “Khoảng 10 năm về trước, vùng đất gia đình mình đang trồng rau vốn là những lò gạch bỏ hoang, chỉ có cỏ dại mọc um tùm. Nhận thấy vùng đất này có tiềm năng phát triển rau sạch, cả nhà bỏ hết vốn tích lũy, vay thêm ngân hàng để nhận thầu hơn 25 hecta và tiến hành cải tạo đất. Quá trình cải tạo đất mất khá nhiều thời gian và tốn kém.

huyen me linh diem sang trong phat trien rau sach
Các thương lái đến tận nơi để thu mua dọc mùng

Thời điểm đó, nhà mình phải huy động 4 máy xúc đi đào đất lên và lấp gạch xuống, do số lượng gạch vỡ tồn khá nhiều nên cả nhà khá vất vả trong việc san ủi tạo mặt bằng để có được diện tích bằng phẳng trồng cấy rau màu như hiện tại”. Cũng theo anh Cát, do chi phí đầu tư lớn nên ban đầu gia đình cũng phải cân nhắc kỹ lưỡng. Cũng may nhà có sẵn máy xúc, máy ủi nên việc cải tạo cũng bớt đi một phần chi phí, để giành ra một khoản tiền để đầu tư vào giống và chăm bón cho cây cho đến ngày thu hoạch.

Nhờ có sự định hướng đúng về phát triển cây trồng của huyện Mê Linh mà cuộc sống của người dân trong xã Tráng Việt ngày càng ổn định. Mùa nào thức đó, các loại rau được trồng theo mùa vụ với đa dạng về chủng loại. Thế nhưng loại rau chủ lực, được trồng nhiều nhất và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất phải kể đến củ cải trắng có xuất xứ từ Hàn Quốc và Nhật Bản. Bên cạnh củ cải trắng, bà con nông dân còn trồng thêm nhiều loại rau màu khác như: Rau cải ngồng, cải chip, súp lơ, cà chua, bắp cải, su hào để đa dạng các loại rau củ cung ứng cho thị trường.

Hiệu quả kinh tế lớn

Trao đổi với phóng viên về những đổi thay khi bắt đầu làm rau sạch, anh Ngô Văn Cát cho biết: “Tính tới thời điểm hiện tại, toàn bộ diện tích rau màu đã đưa lại nguồn thu nhập cao cho gia đình. Do hợp đất nên rau màu tươi tốt, phát triển rất nhanh và ít gặp sâu bệnh hại. Với diện tích trồng rau lớn, mỗi năm, gia đình mình thu về hàng trăm triệu đồng từ nghề trồng rau an toàn. Cùng đó, xác định củ cải là đặc sản của huyện Mê Linh nên mình tập trung phát triển.

Thông thường củ cải sẽ được trồng và thu hoạch từ khoảng tháng 8 cho tới tháng 2 Âm lịch, củ cải được trồng ở vùng rau an toàn thôn Đông Cao có sự khác biệt so với củ cải các vùng khác là khi ăn có vị ngọt thanh, không bị đắng”. Chỉ tính riêng mùa thu hoạch củ cải, gia đình anh Cát thu được khoảng 2 tấn/xào, mỗi xào đưa lại hơn 10 triệu đồng, cao gấp nhiều lần so với cây chuối, cây mía trước đây.

Để nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm chi phí sức lao động trong phát triển kinh tế từ nông nghiệp, hộ gia đình anh Cát đã chủ động ứng dụng khoa học – kỹ thuật vào trong sản xuất. Để tiết kiệm chi phí thuê nhân công tưới nước cho rau mà vẫn đảm bảo được độ ẩm cần thiết, gia đình anh Cát đã đầu tư hệ thống tưới tự động. Nói về ý tưởng lắp đặt hệ thống tưới tự động, anh Cát cho hay: “Hệ thống tưới tự động đã được gia đình anh lắp đặt từ nhiều năm nay.

Làm nông nghiệp vốn là nghề vất vả, trong những ngày tiết trời nắng nóng thì việc giữ độ ẩm cần thiết cho rau trên quy mô lớn là điều vô cùng khó khăn, tốn khá nhiều thời gian và công sức. Trong một chuyến tham quan một số mô hình trồng rau tại Đà Lạt, mình và gia đình được giới thiệu về hệ thống tưới tự động. Với hệ thống này, chỉ với một thao tác đơn giản để vận hành máy bơm, hàng chục hecta rau sẽ được tiếp nước mà không cần đến quá nhiều nhân công. Với mục tiêu phát triển kinh tế, gắn bó với sản xuất rau lâu dài nên cả gia đình đã quyết định thuê người lắp đặt hệ thống và sau đó tự mình vận hành máy. Kể từ khi có hệ thống này, gia đình mình đã bớt vất vả hơn trong quá trình chăm sóc cây, cũng nhờ được tưới tiêu thường xuyên nên ngay cả trong những ngày nắng gắt rau cũng xanh tốt và phát triển rất tốt”.

Hiện tại, gia đình anh Cát đang có hàng chục hecta rau màu các loại đưa lại nguồn thu nhập cao cho gia đình. Theo anh Cát, một nửa diện tích đất canh tác gia đình anh đang cho nghỉ để chờ đến mùa trồng củ cải, phần còn lại anh Cát tiến hành trồng mướp đắng, dọc mùng, dưa lê và dưa bở, phần lớn các loài cây này đều phát triển tốt và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài trồng rau an toàn, gia đình anh Cát còn tiến hành trồng xen các loại cây ăn quả như bưởi diễn, cam canh và chăn nuôi lợn để tận dụng diện tích đất còn trống.

Nói về định hướng phát triển khu rau an toàn trong thời gian tới, anh Ngô Văn Cát chia sẻ: “Trong thời gian tới, gia đình mình sẽ tiếp tục mở rộng diện tích trồng rau an toàn, đặc biệt đẩy mạnh về trồng củ cải, chăn nuôi và đa dạng các loại rau để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Song song với việc mở rộng diện tích trồng rau, mình cũng sẽ tiến hành quy hoạch xây dựng cơ sở vật chất, xin giấy phép để triển khai mô hình rau sạch, nâng cao chất lượng đầu ra cho sản phẩm”.

Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành các hoạt động của Quốc hội

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành các hoạt động của Quốc hội

(LĐTĐ) Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
Hơn 196.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Hơn 196.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 2/5, Hệ thống quản lý thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ghi nhận có 196.319 thí sinh đăng ký dự thi trực tuyến, chiếm khoảng 20% tổng số thí sinh dự thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm nay.
Cả nước đón khoảng 8 triệu lượt khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Cả nước đón khoảng 8 triệu lượt khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 (từ 27/4 đến 1/5/2024), ngành Du lịch ước phục vụ khoảng 8 triệu lượt khách, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó có khoảng 3,6 triệu lượt khách có lưu trú.
Hà Nội tiếp tục có mưa dông trong những ngày tới

Hà Nội tiếp tục có mưa dông trong những ngày tới

(LĐTĐ) Trong hai ngày 3 - 4/5, Hà Nội tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa đến mưa to với lượng mưa phổ biến từ 50 - 80mm.
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu vàng miếng vào sáng ngày 3/5

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu vàng miếng vào sáng ngày 3/5

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước vừa phát đi thông báo cho biết, sẽ tiếp tục đấu thầu vàng miếng vào 9h sáng mai (3/5).
Hà Nội nỗ lực giảm tỷ lệ người dân bị mù lòa

Hà Nội nỗ lực giảm tỷ lệ người dân bị mù lòa

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống mù lòa đến năm 2030 trên địa bàn Thành phố. Kế hoạch xác định rõ mục tiêu, toàn Thành phố phấn đấu đến năm 2030, giảm tỷ lệ mù lòa xuống dưới 4 người/1.000 dân, trong đó, giảm tỷ lệ mù lòa ở người từ 50 tuổi trở lên xuống dưới 12 người/1.000 dân.
Bộ GD&ĐT thành lập 63 đoàn kiểm tra công tác coi thi tốt nghiệp THPT

Bộ GD&ĐT thành lập 63 đoàn kiểm tra công tác coi thi tốt nghiệp THPT

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ thành lập 63 đoàn kiểm tra công tác chỉ đạo, tổ chức coi thi và công tác thanh tra coi thi kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 tại 63 Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố.

Tin khác

Nâng cao chất lượng tiêu chí nông thôn mới

Nâng cao chất lượng tiêu chí nông thôn mới

(LĐTĐ) Xác định xây dựng nông thôn mới là quá trình lâu dài, liên tục, thời gian qua, trên địa bàn Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp nhằm giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn. Tuy nhiên, quá trình này đã và đang là thách thức không nhỏ đối với các địa phương, đòi hỏi cần có các giải pháp cụ thể, sát thực tế, sự chung sức, đồng lòng của chính quyền và nhân dân.
Huyện Thường Tín phấn đấu về đích nông thôn mới nâng cao năm 2024

Huyện Thường Tín phấn đấu về đích nông thôn mới nâng cao năm 2024

(LĐTĐ) Để phấn đấu với mục tiêu huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao vào năm 2024, ngay từ đầu năm, cán bộ và nhân dân trên toàn địa bàn huyện Thường Tín đang nỗ lực gấp rút để hoàn thành các tiêu chí.
Hiệu quả từ mô hình trồng rau sử dụng thuốc trừ sâu thảo mộc

Hiệu quả từ mô hình trồng rau sử dụng thuốc trừ sâu thảo mộc

(LĐTĐ) Việc ứng dụng chế phẩm sinh học thảo mộc trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã giúp nông dân xã Thọ An, huyện Đan Phượng nâng chất lượng nông sản, góp phần bảo vệ môi trường, sản xuất nông nghiệp an toàn, bền vững.
Người dân Đồng Nai "thấp thỏm" vụ hoa Tết

Người dân Đồng Nai "thấp thỏm" vụ hoa Tết

(LĐTĐ) Những ngày này, người dân trồng hoa tại tỉnh Đồng Nai đang nhộn nhịp chuẩn bị cho vụ hoa Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Mặc dù năm nay thời tiết được đánh giá khá thuận lợi nhưng bà con vẫn đang thấp thỏm và lo lắng vì sợ việc tiêu thụ gặp khó do ảnh hưởng của nền kinh tế. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô.
Đẩy mạnh vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Đẩy mạnh vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Ngày 27/12, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Đề án "Đẩy mạnh vai trò của Hội Phụ nữ các cấp trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh đến năm 2025" và Kế hoạch tuyên truyền, vận động phụ nữ thực hiện quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố năm 2023.
Thanh Trì: Trên 99% người dân hài lòng về xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao

Thanh Trì: Trên 99% người dân hài lòng về xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Người dân huyện Thanh Trì phấn khởi trước sự đổi mới toàn diện về cơ sở hạ tầng, giáo dục đào tạo, sự phục hồi kinh tế sau đại dịch, nhất là các hoạt động an sinh xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao. Đó là kết quả từ xây dựng Nông thôn mới (NTM) và những nỗ lực để về đích Huyện NTM nâng cao trong thời gian tới của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện.
Hiệu quả từ mô hình trồng bưởi hữu cơ ở Hạ Mỗ

Hiệu quả từ mô hình trồng bưởi hữu cơ ở Hạ Mỗ

(LĐTĐ) Cây bưởi tôm vàng đã gắn bó lâu năm và mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm cho người dân xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng (Hà Nội). Bởi vậy, trong những năm qua, huyện Đan Phượng không ngừng nâng cao năng suất và chất lượng bưởi tôm vàng. Gần đây, mô hình kinh tế “Trồng bưởi sinh học hữu cơ sử dụng chế phẩm thuốc trừ sâu thảo mộc Anisaf” được Hội Nông dân huyện triển khai đã đem lại hiệu quả rõ rệt, giúp người nông dân làm giàu bền vững.
Huyện Nghi Lộc: Điểm sáng trong phong trào xây dựng nông thôn mới nâng cao

Huyện Nghi Lộc: Điểm sáng trong phong trào xây dựng nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Sau hơn 10 năm xây dựng nông thôn mới (NTM), nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quyết liệt của cấp uỷ, chính quyền và hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, sự đồng thuận của người dân và cộng đồng doanh nghiệp, đến nay, huyện Nghi Lộc đã vươn lên trở thành huyện tốp đầu của tỉnh Nghệ An hoàn thành các tiêu chí về xây dựng NTM, phấn đấu đạt chuẩn huyện NTM nâng cao
Đan Phượng: Nỗ lực đưa 3 xã cuối cùng về đích Nông thôn mới kiểu mẫu

Đan Phượng: Nỗ lực đưa 3 xã cuối cùng về đích Nông thôn mới kiểu mẫu

(LĐTĐ) Là một huyện ven đô có truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời, Đan Phượng luôn phấn đấu là huyện đi đầu của Hà Nội trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Đóng góp vào thành quả chung của huyện, nông dân huyện Đan Phượng đã và đang nỗ lực để cùng huyện đưa 3 xã cuối cùng về đích NTM kiểu mẫu.
Yên Mỹ vươn mình trở thành nông thôn kiểu mẫu

Yên Mỹ vươn mình trở thành nông thôn kiểu mẫu

(LĐTĐ) Là một miền quê đáng sống của Thủ đô, sắp sửa cán đích Nông thôn mới kiểu mẫu, xã Yên Mỹ (huyện Thanh Trì, Hà Nội) đang đổi thay từng ngày. Diện mạo làng quê ngày càng tươi đẹp hơn, nhiều mô hình nông nghiệp hiệu quả hình thành cho thu nhập tốt, đời sống người dân ngày càng được nâng cao. Không ngừng đổi mới, Yên Mỹ đang tiếp tục nỗ lực xây dựng quê hương giàu đẹp hơn.
Xem thêm
Phiên bản di động