Hướng tới phát triển hai nhóm kỹ thuật cao về ghép phổi và y học tái tạo
Việt Nam chữa khỏi 293 bệnh nhân mắc Covid-19 Thêm 2 ca bệnh Covid-19 là người nhập cảnh, Việt Nam có 331 ca 9 bệnh nhân mắc Covid-19 được công bố khỏi bệnh |
Hội thảo có sự tham gia của Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, đại diện các cục, vụ, lãnh đạo các bệnh viện và các đơn vị thuộc Bộ Y tế. Đặc biệt, có sự tham dự hai chuyên gia về ghép phổi và ECMO (tim phổi nhân tạo) đến từ Đại học California, San Francisco là GS. Jasleen Kukreja, Giám đốc Chương trình ghép phổi và GS. Marek Brzezinski, chuyên gia về kỹ thuật ECMO.
Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại Hội thảo. |
Hai chuyên gia nước ngoài sang thăm và giảng bài nhằm trao đổi kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn và góp phần phát triển các kỹ thuật cao chuyên sâu về ghép phổi và y học tái tạo qua đó nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ nhân viên y tế tại Việt Nam.
Tiến sĩ, bác sĩ Đinh Văn Lượng, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết mỗi năm tại Bệnh viện có từ 20 - 40 người chờ ghép phổi, đa phần bệnh nhân không chờ được để ghép tạng. Bên cạnh những khó khăn về nguồn tạng hiến, một trong những khó khăn nữa là vấn đề tài chính cho một ca ghép phổi.
Tại Hội nghị, Tiến sĩ Đinh Văn Lượng đã cập nhật về ca ghép phổi thành công cho người bệnh bị xơ phổi giai đoạn cuối, do Bệnh viện Phổi Trung ương phối hợp với Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thực hiện từ năm 2020. Theo đó, sau 3 năm được thực hiện ghép phổi, người bệnh phục hồi tốt và hoàn toàn khỏe mạnh, chức năng hô hấp ổn định. Bệnh nhân vẫn đang được tiếp tục theo dõi kiểm tra định kỳ tại bệnh viện. Hiện bệnh nhân có thể làm việc nhà, tưới rau như bình thường.
Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết thêm, ca ghép phổi này bệnh nhân được bảo hiểm y tế thanh toán 35% chi phí, ngoài ra 2 bệnh viện là Bệnh viện Phổi Trung ương và Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thanh toán một phần, phần còn lại bệnh nhân phải chi trả. Tuy nhiên rất may ca bệnh này không có nhiều biến chứng khi ghép tạng nên chi phí không tăng. Nhưng với chi phí một ca ghép phổi lên đến cả tỷ đồng sẽ là một gánh nặng lớn với người bệnh.
Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương mong mỏi, thông qua Hội thảo những đề xuất về quy trình kỹ thuật về ghép phổi và y học tái tạo sẽ được Bộ Y tế được thông qua, từ đó bảo hiểm y tế sẽ thanh toán cho các ca ghép phổi. “Có sự hỗ trợ mạnh mẽ của bảo hiểm y tế, nhiều người bệnh nghèo, khó khăn sẽ được tiếp cận với ghép tạng nói chung và ghép phổi nói riêng”, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết thêm.
Toàn cảnh diễn ra Hội thảo. |
Phát biểu tại hội thảo, Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y đánh giá cao vai trò của Bệnh viện Phổi Trung ương với tư cách là bệnh viện đầu ngành trong công tác phòng chống lao và bảo vệ sức khỏe phổi của người dân Việt Nam. Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng, hội thảo này là cơ hội để các chuyên gia của Việt Nam và Hoa Kỳ trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau trong tiếp cận kỹ thuật, ứng dụng công nghệ mới đặc biệt trong lĩnh vực ghép tạng.
Hội thảo cũng là minh chứng rõ nét cho nỗ lực của Bệnh viện Phổi Trung ương hướng tới phát triển hai nhóm kỹ thuật cao về ghép phổi và y học tái tạo, cũng là mũi nhọn công nghệ cao của ngành Y tế, đặc biệt trong giai đoạn phục hồi và phát triển toàn diện sau đại dịch Covid-19.
Đồng thời, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn bày tỏ vui mừng trước thành công của ca ghép phổi mới đây tại Việt Nam với sự phối hợp của Bệnh viện Phổi Trung ương và Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. "Đây là ca ghép phổi rất thành công, bệnh nhân đã sống khỏe mạnh sau 3 năm ghép phổi", Giáo sư Trần Văn Thuấn nói.
Thứ trưởng Bộ Y tế cũng đề nghị Bệnh viện Phổi Trung ương làm đầu mối, phối hợp với các vụ, cục liên quan, Bảo hiểm xã hội và các đối tác trong việc hoàn thiện các quy trình kỹ thuật cao về ghép phổi và y học tái tạo, gắn với thanh toán bảo hiểm y tế; các đơn vị cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phát triển nguồn nhân lực chuyên môn để có thể tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật, phát triển khoa học công nghệ cho đơn vị mình, đồng thời tăng cường hợp tác trong nước, hợp tác và hội nhập quốc tế.
Phát biểu tại Hội thảo, Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Phúc, Phó Giám đốc Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người cho rằng: Cho đến nay dù có nhiều ca chết não hiến tạng nhưng ca hiến tạng phổi rất ít do chất lượng phổi không đạt, hoặc hồi sức phổi còn hạn chế… Hiện ghép phổi tại Việt nam chỉ thực hiện được ở một số trung tâm lớn. Tính đến cuối tháng 3/2023, Việt Nam đã thực hiện được khoảng 7.500 ca ghép tạng, nhưng mới chỉ có 10 ca ghép phổi, trong đó 9 ca từ người cho chết não, 1 ca hiến phổi từ người cho sống. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38
Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 13/12/2024 11:46