Hướng đến nâng cao sức khỏe người di cư
Tạo mọi điều kiện để người dân yên tâm tránh lũ Chương Mỹ: Đảm bảo sức khỏe, phòng, chống dịch bệnh cho người dân vùng lũ Cuộc thi “Tôi khỏe đẹp hơn” năm 2024 nhận đăng ký tham gia tới ngày 30/9 |
Ngày 24/9, Cục Dân số (Bộ Y tế) phối hợp với Tổ chức Di cư Quốc tế tại Việt Nam tổ chức hội thảo “Di cư và sức khỏe người di cư nội địa”.
Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Lê Thanh Dũng, Cục trưởng Cục Dân số (Bộ Y tế) cho biết, dân số Việt Nam hiện đang là 100,3 triệu người, trong đó dân số đô thị chiếm 38,13%. Việt Nam đang ở thời kỳ cơ cấu dân số vàng với 67,7 triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm 67,4% tổng dân số. Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và dân số trong độ tuổi lao động lớn đã mang lại nhiều lợi thế cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và cũng tác động rất lớn đến các dòng di cư tại Việt Nam.
Quang cảnh hội thảo. |
Kết quả Điều tra Biến động Dân số và Kế hoạch hóa gia đình 1/4/2022 của Tổng cục Thống kê cho thấy, dòng di cư lớn nhất ở nước ta là từ thành thị đến thành thị, chiếm tới 44,6% tổng số các dòng di cư trong cả nước. Khu vực có tỷ suất xuất cư cao nhất là Đồng bằng sông Cửu Long và Trung du, miền núi phía Bắc. Khu vực thu hút người di cư nhất là Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Hồng. Các tỉnh có tỷ suất xuất cư cao như: Lạng Sơn, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau, Bạc Liêu. Các tỉnh, thành phố có tỷ suất nhập cư cao như: Bắc Ninh, Bình Dương, Đà nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Thừa Thiên Huế, Long An.
Kết quả Điều tra Biến động Dân số và Kế hoạch hóa gia đình năm 2022 của Tổng cục Thống kê cho thấy, tỷ lệ người di cư trong nhóm tuổi 20 - 24 là cao nhất ở cả nam và nữ; tiếp đến là những người trong nhóm tuổi 25 - 29 và 15 - 19. Nguyên nhân chủ yếu của di cư là việc làm (54,5%) và theo gia đình/chuyển nhà (15,5%), “đi học” (16%). Xu hướng nữ hóa di cư thường quan sát được trong nhiều năm qua, năm 2022, nữ di cư chiếm 53,2%.
Ông Lê Thanh Dũng, Cục trưởng Cục Dân số cho rằng di cư mang đến các cơ hội về giáo dục, việc làm, thu nhập, chuyển giao công nghệ, giao lưu văn hóa, thúc đẩy hợp tác giữ nơi đi và nơi đến. Di cư là sự tất yếu và là động lực của quá trình phát triển. Tuy nhiên, di cư cũng tạo ra những khó khăn, thách thức cho cả nơi đi và nơi đến; người di cư thuộc nhóm dân số dễ bị tổn thương và gặp khó khăn, thách thức trong việc tiếp cận dịch vụ xã hội.
Tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận nhằm nhận diện một số vấn đề nhân khẩu học của di cư nội địa hiện nay; mối quan hệ giữa di cư với phát triển bền vững, di cư với việc làm, di cư với an sinh xã hội, di cư với giới và đặc biệt là hướng đến việc nâng cao sức khỏe người di cư; tăng cường sự hợp tác và tham gia của các bên, chia sẻ những sáng kiến, cách làm hay và đưa ra các khuyến nghị phù hợp.
Ông Lê Thanh Dũng, Cục trưởng Cục Dân số (Bộ Y tế) phát biểu tại hội thảo. |
Theo thống kê của Tổng cục Thống kê cho thấy, 60% số người di cư được hỏi cho biết sức khỏe hiện nay là bình thường, 2/3 (70,2%) có bảo hiểm y tế; đa số người di cư (63%) tự chi trả chính cho lần đau/bệnh gần nhất của mình; trên 70% người di cư sử dụng dịch vụ y tế công. Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai của phụ nữ di cư (37,7%) thấp hơn so với người không di cư (58,6%); tỷ lệ người di cư dùng rượu bia cao hơn người không di cư. Những thói quen này không chỉ hại cho sức khỏe mà còn không phù hợp với môi trường công việc.
Báo cáo nghiên cứu thực trạng sức khỏe người di cư tại Việt Nam năm 2019 của Tổ chức Di cư quốc tế, Tổ chức Y tế thế giới và Bộ Y tế cũng chỉ ra các rào cản, khó khăn liên quan đến tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe như thiếu kiến thức về quyền lợi bảo hiểm y tế, thiếu các chương trình truyền thông về sức khỏe cộng đồng, sự tham gia của các bên...
Bên cạnh đó, các nghiên cứu trong và ngoài nước đều cho thấy, người di cư thuộc nhóm dân cư dễ bị tổn thương nhất là trong những tình huống y tế công cộng khẩn cấp (đại dịch Covid-19 vừa qua là một ví dụ). Người di cư phải đối mặt với nhiều vấn đề như hạn chế di chuyển, giảm lương, mất việc làm, các nguy cơ, sự chậm trễ và gián đoạn trong việc chăm sóc sức khỏe...
Theo ông Vũ Đình Huy, đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam, để hỗ trợ sức khỏe cho người di cư nội địa cần có các biện pháp cung cấp kiến thức về sức khỏe như sách hướng dẫn, tăng cường truyền thông giáo dục; củng cố mạng lưới chăm sóc xã hội như tạo điều kiện về nhà ở, giáo dục, vệ sinh, chế độ bảo hiểm y tế, củng cố y tế cơ sở....; xây dựng các chính sách, quy định về an toàn lao động, điều kiện làm việc, cơ sở chăm sóc ban đầu tại công ty; giám sát; thực hiện khám sức khỏe định kỳ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Sôi nổi Ngày hội văn hóa thể thao khối trường học huyện Đông Anh
Ngắm tận mắt vườn cam Xã Đoài có diện tích lớn hàng đầu Việt Nam
Bảo đảm an toàn giao thông cho chuỗi sự kiện kỷ niệm lớn
"Điểm mặt" 3 sàn ngoại hối lừa đảo vừa bị Công an Hà Nội triệt phá
Chờ đón tiếng dương cầm của Đặng Thái Sơn tại Nhà hát Hồ Gươm ngày 21/12
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/12/2024 18:30
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49