Tạo mọi điều kiện để người dân yên tâm tránh lũ

Thấu hiểu với những khó khăn của người dân khu vực ven sông, quận Tây Hồ đã tạo mọi điều kiện cho người dân yên tâm tạm trú tránh bão lũ tại nơi ở mới. Tại các địa điểm tạm cư, ngoài được hỗ trợ nơi ở, những suất cơm, lực lượng y tế quận phân công cán bộ chịu trách nhiệm từng khu vực tạm cư để kịp thời thăm khám sức khỏe cho nhân dân.
Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi, động viên người dân sơ tán tránh lũ Lãnh đạo quận Hoàn Kiếm thăm hỏi, động viên người dân tại các điểm tạm trú tránh lũ Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội động viên người dân tại nơi tránh lụt

Những ngày qua, mực nước sông Hồng liên tục dâng cao, có thời điểm gần mức báo động 3 khiến nhiều khu vực ở 4 phường ngoài đê của quận Tây Hồ, gồm: Phú Thượng, Tứ Liên, Nhật Tân, Yên Phụ ngập trong nước. Bám sát chỉ đạo của Thường trực, Ban Thường vụ Thành ủy, quận Tây Hồ đã xây dựng phương án sơ tán các hộ dân sinh sống tại khu vực nguy hiểm này đến nơi an toàn.

Tạo mọi điều kiện để người dân yên tâm tránh lũ
Lãnh đạo quận Tây Hồ chung vui Tết Trung thu sớm với các em nhỏ đang sinh hoạt tại khu tạm cư tại Trung tâm Văn hóa thể thao quận Tây Hồ số 101 Xuân La.

Theo báo cáo của quận Tây Hồ, tính đến ngày 12/9, quận Tây Hồ đã di chuyển 20.963 nhân khẩu đang sinh sống ngoài khu vực đê sông Hồng đến nơi tránh trú an toàn. Hầu hết người dân được bố trí chỗ ở tại nhà người thân, trong khi các trường hợp không có nơi ở, đã được sắp xếp tại các nhà sinh hoạt cộng đồng và trường học.

Những ngày này, lãnh đạo cấp ủy, chính quyền các cấp của quận Tây Hồ vừa trực tiếp xuống địa bàn để chỉ huy giải quyết các việc phát sinh, vừa quan tâm chăm lo đến đời sống các hộ dân bị ảnh hưởng với mong muốn người dân đều được an toàn.

Chủ tịch UBND quận Tây Hồ Nguyễn Đình Khuyến cho biết, cùng với việc hỗ trợ chuẩn bị cơ sở vật chất, UBND quận đã tạm cấp kinh phí 500 triệu đồng cho mỗi phường có đê để thực hiện công tác sơ tán các hộ dân, bảo đảm cơ sở vật chất, lương thực cho người dân trong quá trình tạm cư. Ngoài ra, lực lượng y tế quận phân công cán bộ chịu trách nhiệm từng khu vực tạm cư để kịp thời thăm khám sức khỏe cho nhân dân.

Tại các địa điểm tạm cư, ngoài được hỗ trợ nơi ở, thuốc chữa bệnh, những bữa cơm ấm áp tình đồng bào ngày mưa lũ khiến các hộ dân vô cùng xúc động.

Tạo mọi điều kiện để người dân yên tâm tránh lũ
Tạo mọi điều kiện để người dân yên tâm tránh lũ
Lãnh đạo quận Tây Hồ thăm hỏi, động viên người dân tại nơi sơ tán tránh lũ.

Bà Mai Thị Son, Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác mặt trận tổ dân phố số 10, phường Phú Thượng chia sẻ, nhà văn hóa tổ dân phố đang tiếp nhận 6 gia đình với 12 nhân khẩu tạm cư, sinh hoạt, tránh mưa lũ. Từ khi các hộ gia đình về đây, các chính quyền các cấp, các mạnh thường quân đã cung cấp, ủng hộ các suất ăn miễn phí theo bữa cho các hộ dân.

Bà Nguyễn Thị Thanh Tuyến, tổ dân phố số 3 phường Tứ Liên cho biết: “Được sự trợ giúp kịp thời của lực lượng chức năng, từ đêm ngày 11/9, gia đình chúng tôi được di dời đến Trung tâm văn hoá thể thao quận Tây Hồ. Tôi cảm thấy yên tâm và cảm ơn sự đồng lòng của các cấp các ngành đã hỗ trợ giúp đỡ người dân trong thời điểm bão lũ nguy hiểm. Những lúc khó khăn như thế này, chúng tôi rất cảm động với tấm lòng và tình cảm của cán bộ và chính quyền địa phương”.

Cùng chung niềm xúc động, bà Đàm Thị Hạ, phường Phú Thượng chia sẻ: “Trước khi bão số 3 đổ bộ, gia đình tôi được phường di dời từ trên bè nổi ngoài đê sơ tán vào khu trong tại tổ dân phố số 11. Ở đây, tôi được cán bộ, lực lượng hỗ trợ quan tâm chăm lo, tôi cảm thấy ấm lòng và biết ơn Đảng và Nhà nước, chính quyền các cấp của địa phương đã quan tâm kịp thời đến những người yếu thế, giúp đỡ chúng tôi trải qua thời điểm mưa bão nguy hiểm. Tôi mong nước vùng ngập rút sớm để chúng tôi về nhà dọn dẹp nhà cửa”.

Nước sông Hồng lên nhanh, khiến gia đình bà Hồ Thị Thúy Minh, trú tại tổ dân phố số 12 phường Yên Phụ vô cùng hoảng loạn, ngay trong đêm 11/9, gia đình bà được lực lượng chức năng hỗ trợ di chuyển đến khu vực an toàn. “Trong lúc khó khăn nhất, các lực lượng chức năng phường Yên Phụ đã hỗ trợ gia đình chúng tôi sơ tán về trung tâm văn hóa - của quận. Gia đình được hỗ trợ đầy đủ nhu yếu phẩm, đồ ăn ngon, hợp vệ sinh. Chúng tôi vô cùng cảm ơn các cấp chính quyền”, bà Minh bộc bạch.

Tạo mọi điều kiện để người dân yên tâm tránh lũ
Người dân được khám sức khỏe tại nơi tạm cư tránh lũ.

Hiện tại, trong các khu tạm cư phòng chống mưa, lũ trên địa bàn quận Tây Hồ có hơn 60 trẻ em và hơn 30 người già, người cao tuổi… đang sinh sống. Nhân dịp Tết Trung thu sắp đến, UBND quận Tây Hồ đã chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các phòng, ban, UBND các phường, tổ chức chương trình vui Tết Trung thu cho trẻ em đang sinh sống trong các khu tạm cư phòng chống mưa, lũ. Tối ngày 12/9, UBND quận Tây Hồ đã tổ chức chương trình vui Tết Trung thu cho trẻ em đang sinh sống trong các khu vực tạm cư phòng, chống mưa, lũ trên địa bàn quận.

“Thông qua chương trình này, chúng tôi mong muốn giúp các em nhỏ đang sinh sống tại các khu tạm cư vơi đi nỗi nhớ nhà, để các bậc phụ huynh, người nhà các em yên tâm công tác, toàn tâm toàn ý, tin tưởng, ủng hộ công tác phòng, chống mưa, lũ mà tất cả lực lượng chức năng quận Tây Hồ đang thực hiện”, Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ Bùi Thị Lan Phương nhấn mạnh.

Nhằm tiếp tục ứng phó với bão, lũ, thời gian tới quận Tây Hồ yêu cầu các đơn vị chức năng tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ, mực nước các sông để chủ động tham mưu triển khai các phương án ứng phó; tổng hợp báo cáo kết quả ứng phó, khắc phục hậu quả mưa, bão, lũ, thiên tai trên địa bàn quận. Các đơn vị chức năng quận tiếp tục triển khai các biện pháp xử lý, khắc phục sự cố do mưa bão gây ra, đảm bảo duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh và ổn định đời sống nhân dân.

Theo thống kê sơ bộ, ảnh hưởng của cơn bão số 3, trên địa bàn quận Tây Hồ có 576 cây xanh bị gãy đổ, trong đó 411 cây có thể cắt tỉa, trồng lại và 165 cây cần trồng mới, với tổng chi phí dự kiến khoảng 2.427 tỷ đồng. Bên cạnh đó, 161,1 ha cây trồng bị thiệt hại, bao gồm 35,5 ha quất, 105 ha đào và 20,6 ha hoa màu, với tổng thiệt hại ước tính lên tới 132.18 tỷ đồng. Các phường chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là Tứ Liên và Nhật Tân, nơi hàng chục ha quất và đào bị ngập sâu, gây thiệt hại lớn cho người dân.
N.Hoa

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Tấm gương sáng về tinh thần sáng tạo

Tấm gương sáng về tinh thần sáng tạo

Ở Trường Mầm non B thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì (Hà Nội), không ai không biết đến cô giáo Chử Thanh Nga - một tấm gương tiêu biểu về tinh thần sáng tạo trong chuyên môn, tận tâm với nghề và luôn năng nổ trong hoạt động Công đoàn. Gắn bó với sự nghiệp giáo dục suốt 14 năm qua, cô Chử Thanh Nga không chỉ được đồng nghiệp yêu mến bởi chuyên môn vững vàng, tình yêu trẻ sâu sắc mà còn là một đoàn viên Công đoàn mẫu mực, đầy tâm huyết.
Việc lựa chọn tổ hợp xét tuyển phải bảo đảm yêu cầu về kiến thức nền tảng và năng lực cốt lõi

Việc lựa chọn tổ hợp xét tuyển phải bảo đảm yêu cầu về kiến thức nền tảng và năng lực cốt lõi

Trước thông tin phản ánh về việc một số cơ sở đào tạo xây dựng các tổ hợp xét tuyển đại học năm 2025 không có môn cốt lõi phù hợp với ngành đào tạo, có nguy cơ ảnh hưởng chất lượng đào tạo và thiếu công bằng trong tuyển sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã có văn bản gửi các nhà trường.
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, tạo môi trường làm việc tốt nhất cho người lao động

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, tạo môi trường làm việc tốt nhất cho người lao động

Thời gian quan, Công ty TNHH tập đoàn Sapon (phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm) luôn chú trọng xây dựng văn hóa doanh nghiệp, tạo môi trường làm việc an toàn, thân thiện cho nhân viên, lao động trong Công ty, qua đó góp phần tạo mối quan hệ lao động hài hòa trong doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh.
Mùa rét ngọt năm ấy

Mùa rét ngọt năm ấy

Những ngày cuối Xuân, trời ửng lên ánh hồng của nắng, có những buổi chiều muộn, tôi đã cảm thấy rất hân hoan khi bắt đầu được ngắm trọn cảnh đẹp hoàng hôn phía chân trời xa xa, cái nắng nhè nhẹ của mùa Hạ đã ngấp nghé gọi cửa mang theo sự tươi mới trong thời khắc giao mùa ấy.
Thúc đẩy doanh nghiệp làng nghề chuyển đổi “xanh”

Thúc đẩy doanh nghiệp làng nghề chuyển đổi “xanh”

Trong xu thế hiện nay, để các sản phẩm thủ công mỹ nghệ vươn xa thì việc đẩy mạnh sản xuất theo hướng xanh, sạch là giải pháp tất yếu đối với doanh nghiệp tại các làng nghề. Tuy nhiên, để làm được điều này cần xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào hoạt động xử lý môi trường; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật, chuyển giao công nghệ sạch…
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại TP.HCM

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại TP.HCM

Phát triển, đào tạo nhân lực chất lượng cao là chiến lược của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nhanh, mạnh, bền vững, xứng đáng với vị trí “đầu tàu kinh tế” của cả nước.
60 cán bộ, công chức xin nghỉ hưu trước tuổi được hỗ trợ kinh phí hơn 75 tỷ đồng

60 cán bộ, công chức xin nghỉ hưu trước tuổi được hỗ trợ kinh phí hơn 75 tỷ đồng

Sở Nội vụ tỉnh Nghệ An đã có văn bản đề nghị Sở Tài chính thẩm định, cấp kinh phí hỗ trợ đối với 60 cán bộ, công chức tại Nghệ An có đơn xin nghỉ hưu trước tuổi, tạo điều kiện cho việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy nhà nước.

Tin khác

Hà Nội ra mắt mô hình tư vấn hỗ trợ thành lập doanh nghiệp miễn phí

Hà Nội ra mắt mô hình tư vấn hỗ trợ thành lập doanh nghiệp miễn phí

Mô hình tư vấn hỗ trợ thành lập doanh nghiệp miễn phí vừa được ra mắt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức đăng ký kinh doanh trên địa bàn Hà Nội.
Báo chí Thủ đô cần tuyên truyền dễ nhớ, dễ hiểu mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Báo chí Thủ đô cần tuyên truyền dễ nhớ, dễ hiểu mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Sáng 9/4, Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị thông tin chuyên đề và giao ban triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác báo chí tháng 4/2025. Đồng chí Nguyễn Doãn Toản, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy chủ trì hội nghị.
Tiếp tục phát huy vai trò của các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng

Tiếp tục phát huy vai trò của các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng

Ngày 9/4, Sở Dân tộc và Tôn giáo thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị thông tin tình hình kinh tế - xã hội quý I/2025 đối với các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trung tâm Phục vụ hành chính công: Tái định nghĩa cách thức chính quyền phục vụ nhân dân

Trung tâm Phục vụ hành chính công: Tái định nghĩa cách thức chính quyền phục vụ nhân dân

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đánh giá, việc thí điểm thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công là sản phẩm nghiên cứu bài bản, có hiệu quả cao của Văn phòng Chính phủ. Cần nghiên cứu để đến tháng 6/2025 định vị được vai trò của Trung tâm trong hệ thống hành chính mới.
Cán bộ Mặt trận Thủ đô đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động

Cán bộ Mặt trận Thủ đô đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động

Chiều ngày 8/4, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tập huấn ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác Mặt trận cho đội ngũ cán bộ.
Phát triển công nghiệp văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

Phát triển công nghiệp văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

Thực hiện các quy định tại Điều 21 Luật Thủ đô, thành phố Hà Nội đang tích cực xây dựng dự thảo Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa và dự thảo Nghị quyết về Khu phát triển thương mại và văn hóa. Hai dự thảo Nghị quyết này khi đưa ra lấy ý kiến đã nhận được sự đồng thuận, nhất trí cao của đông đảo người dân khi cho rằng, những điều này sẽ hướng tới việc phát triển thương mại, bảo tồn cũng như gia tăng cơ hội hưởng thụ các giá trị văn hóa, nâng cao đời sống cho người dân Thủ đô.
Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

Thời điểm hiện tại, dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện Khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô) đang được thành phố Hà Nội lấy ý kiến rộng rãi. Đóng góp vào dự thảo Nghị quyết, nhiều chuyên gia, người dân cho rằng, đây sẽ là nền tảng giúp phát triển du lịch, phát huy giá trị văn hóa; thúc đẩy hoạt động thương mại bảo tồn các ngành, nghề truyền thống, từ đó góp phần cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế Thủ đô.
Bước đi then chốt trong chiến lược phát triển kinh tế - văn hóa Thủ đô

Bước đi then chốt trong chiến lược phát triển kinh tế - văn hóa Thủ đô

Với mục tiêu hướng tới trở thành trung tâm sáng tạo và giao thoa văn hóa khu vực, dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện khoản 8, Điều 21 Luật Thủ đô 2024) đang lấy ý kiến nhân dân, được xem là một bước đi then chốt trong chiến lược phát triển kinh tế - văn hóa của Thành phố.
Rộn ràng khai hội bơi Đăm

Rộn ràng khai hội bơi Đăm

Chiều 6/4, tại đình Đăm, phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm đã khai mạc Lễ hội truyền thống bơi Đăm - Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Mở ra cơ hội bứt phá cho ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô

Mở ra cơ hội bứt phá cho ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô

Mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa đã chứng minh thành công ở nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc... Theo đó bày tỏ ý kiến góp ý vào Dự thảo Nghị quyết về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa, nhiều người dân cho rằng, đây là điều cần thiết trong bối cảnh hiện nay, sẽ đem đến cơ hội bứt phá cho ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô.
Xem thêm
Phiên bản di động