Hồn Việt trong từng nghi thức tri ân mừng thọ

(LĐTĐ) Mừng thọ là nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt Nam bởi nó thể hiện sự tôn trọng, tấm lòng hiếu thảo, sự kính trọng với bậc cao niên.
Lễ mừng thọ - khắc sâu đạo lý "uống nước nhớ nguồn" Mừng thọ - phong tục đẹp của người Việt
Hồn Việt trong từng nghi thức tri ân mừng thọ
Ông Trần Văn Truyền, Bí thư Chi bộ thôn Lam Sơn (Minh Cường,Thường Tín, Hà Nội) tặng quà chúc thọ cụ Phạm Thị Lậy 103 tuổi.

Trong không gian rộn ràng của những ngày đầu năm mới, lễ mừng thọ tại các làng quê Việt Nam không chỉ là dịp để tri ân những bậc trưởng lão, mà còn là minh chứng sống động cho tinh thần hiếu thảo, gìn giữ văn hóa truyền thống. Cùng khám phá lễ mừng thọ diễn ra ngay sau Tết Nguyên đán ở huyện ngoại thành Hà Nội, để thấy hồn Việt trong từng nghi thức, từng nụ cười, ánh mắt và lời chúc.

Tại thôn Văn Khê, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội, ngày mùng 5 Tết hằng năm, không khí trở nên nhộn nhịp và trang trọng bởi lễ mừng thọ. Các gia đình có người cao tuổi chuẩn bị từ rất sớm, với niềm tự hào và hạnh phúc, để tổ chức một buổi lễ kỷ niệm quan trọng trong đời người. Những bộ áo dài được may kỹ lưỡng, những chiếc khăn xếp tinh xảo, cùng với đó là mâm cỗ truyền thống, đầy đủ các món ăn không chỉ ngon miệng, mà còn thể hiện lòng thành kính.

Các bậc cao niên được con cháu mời vào ngồi ở vị trí trang trọng, nơi họ sẽ nhận được những lời chúc tụng và sự kính trọng từ mọi người trong thôn. Một phần không thể thiếu trong lễ mừng thọ là việc cúng tổ tiên, một nghi thức thể hiện sự liên kết giữa thế hệ này với thế hệ trước, như một lời nhắc nhở về nguồn cội và sự biết ơn sâu sắc.

Ông D.V.Q - Trưởng Ban các cụ, tổ chức lễ mừng thọ chia sẻ: “Lễ mừng thọ ngày 5 Tết tại thôn chúng tôi không chỉ là một phong tục, mà còn là dịp để thể hiện lòng hiếu thảo và sự kính trọng của thế hệ trẻ đối với người cao tuổi. Đây là cơ hội để chúng ta bày tỏ lòng biết ơn, tri ân đến những người đã có công sinh thành và dưỡng dục. Cả thôn chúng tôi bắt đầu chuẩn bị từ 5h sáng. Mọi người đều hăng hái, tôi chuẩn bị bài phát biểu từ mấy hôm trước Tết Nguyên đán, các bà, các cô trong thôn chuẩn bị 3 tiết mục văn nghệ trước đây cả 2 tháng.

Năm nay thôn chúng tôi 26 cụ được mừng thọ, trong đó có cụ Bùi Thị Mưu 95 tuổi, đã hơi yếu nên các con cháu cho đi xe lăn ra nhà văn hóa dự lễ.

Hồn Việt trong từng nghi thức tri ân mừng thọ
Chương trình văn nghệ mừng thọ các cụ cao niên thôn Văn Khê, Tam Hưng, Thanh Oai, Hà Nội.

Cụ ông Nguyễn Văn Lồ 90 tuổi, chia sẻ: "Ở làng tôi có quan điểm, người có tuổi thọ và gia đình có người cao tuổi được coi là một cái phúc lớn, có phúc nên mới sống lâu, mới có con cháu đề huề. Mừng thọ cũng chính là mừng cái phúc ấy.

Khi tôi còn trẻ, thấy ông tôi 40 tuổi đã được người trong làng, trong họ quý như lão ông. Thời điểm đó, 50 tuổi đã được làm lễ lên lão. Dẫu không phải các nhà chức sắc trong làng, nhưng những dịp hội hè, đình đám, các cụ lão ra chốn đình trung, ngồi riêng cỗ trên chiếu cạp điều. Phong tục trọng lão ấy đến bây giờ vẫn được gìn giữ.

Ngày nay, trong gia đình khi có ông bà, cha mẹ ở tuổi 70, 80, 90... thì con cháu thường tổ chức mừng thọ. Hôm nay tôi rất vui, được sống đến tuổi này mà con cháu đuề huề, đầy đủ và lại được tổ chức mừng thọ như thế này”.

Tiếp nối không khí ấy, tại thôn Lam Sơn, xã Minh Cường, huyện Thường Tín, Hà Nội, ngày mùng 7 Tết, lễ mừng thọ lại mang một sắc thái riêng. Mỗi gia đình, mỗi ngõ xóm đều rộn ràng tiếng cười, tiếng chúc tụng, như một bản giao hưởng của yêu thương và kính trọng.

Ở thôn Lam Sơn, Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và Hội Người cao tuổi sẽ tổ chức chúc thọ, mừng thọ. Năm nay, trên địa bàn thôn Lam Sơn có 58 cụ được mừng thọ và chúc thọ, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng đối với người cao tuổi.

Hồn Việt trong từng nghi thức tri ân mừng thọ
Tại buổi lễ mừng thọ, không gian đình làng Lam Sơn trở nên trang trọng, ấm cúng với sự hiện diện của các cụ cao niên. Niềm vui của họ khi được con cháu đưa đến tham dự là minh chứng cho tình thân ái, sự kính trọng giữa các thế hệ trong gia đình.

Tại buổi lễ mừng thọ, không gian đình làng Lam Sơn trở nên trang trọng, ấm cúng với sự hiện diện của các cụ cao niên. Niềm vui của họ khi được con cháu đưa đến tham dự là minh chứng cho tình thân ái, sự kính trọng giữa các thế hệ trong gia đình. Mở đầu buổi lễ là chương trình văn nghệ sôi nổi, ca ngợi Đảng, mừng Xuân và mừng đất nước đổi mới; tiếp theo là phần phát biểu chúc thọ và trao Bằng chúc thọ cho các cụ, qua đó khẳng định sự tri ân và mong muốn thực hiện tốt hơn nữa việc chăm sóc người cao tuổi.

Đặc biệt, trong lễ mừng thọ năm nay, cụ Đặng Thị Gối, tròn 85 tuổi, rất xúc động khi được địa phương tổ chức mừng thọ. Lời chia sẻ của cụ Gối và những lời chúc của con cháu, chắt không chỉ là niềm vui cá nhân mà còn là động lực giúp cụ "sống vui, sống khỏe, sống có ích" cho gia đình và xã hội.

Ông Trần Văn Truyền, Bí thư Chi bộ thôn Lam Sơn, nhấn mạnh: "Mừng thọ không chỉ là nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc, mà còn là hoạt động thiết thực nhằm động viên người cao tuổi sống vui, sống khỏe, sống có ích. Đây cũng là tấm gương để giáo dục thế hệ trẻ chấp hành tốt chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước."

Lễ mừng thọ tại thôn Văn Khê và Lam Sơn không chỉ là sự kiện văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, mà còn là minh chứng cho tình thương và lòng kính trọng các con cháu dành cho bậc trưởng lão. Nó khẳng định giá trị của truyền thống hiếu thảo, là nền tảng vững chắc cho sự phát triển của xã hội Việt Nam, nối dài những giá trị tốt đẹp từ quá khứ đến tương lai.

Kim Quyên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lan tỏa sâu rộng phong trào thi đua trong công nhân

Lan tỏa sâu rộng phong trào thi đua trong công nhân

(LĐTĐ) Nhằm động viên, khích lệ đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) hăng hái thi đua lao động sản xuất, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các cấp Công đoàn triển khai sâu rộng các phong trào thi đua yêu nước.
Năm bứt phá ngoạn mục của du lịch Thủ đô

Năm bứt phá ngoạn mục của du lịch Thủ đô

(LĐTĐ) Giữa bối cảnh thế giới nhiều biến động, du lịch Hà Nội vẫn kiêu hãnh vươn mình, khẳng định vị thế điểm đến hấp dẫn bậc nhất khu vực. Năm 2024 không chỉ đánh dấu sự phục hồi mạnh mẽ mà còn là một năm bứt phá ngoạn mục của ngành Du lịch Thủ đô với những con số ấn tượng và những thành tựu đáng tự hào.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 24/12, khu vực Hà Nội trời có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng.
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, ngành khoa học và công nghệ Việt Nam có nhiều sự kiện, dự án và sáng kiến đột phá góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và đổi mới sáng tạo.
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

(LĐTĐ) Mùa Giáng sinh đang đến gần, không khí lễ hội tràn ngập khắp nơi, đặc biệt là tại các nhà thờ Công giáo. Nam Định - vùng đất được mệnh danh là “xứ sở của nhà thờ” - những ngày này càng thêm lộng lẫy với sắc màu rực rỡ, hứa hẹn trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách muốn tận hưởng một mùa Noel đặc biệt.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

(LĐTĐ) Ngày mai (24/12), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2. Trong số 17 bị cáo, 3 cựu Phó Giám đốc sở ở tỉnh Thái Nguyên và Quảng Nam bị cáo buộc nhiều lần nhận tiền để giúp doanh nghiệp xin chủ trương cách ly y tế.

Tin khác

Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

(LĐTĐ) Triển lãm “Thiên Quang” khai thác câu chuyện về ánh sáng thiêng liêng của Trời và Đất soi chiếu Thăng Long - nơi hội tụ văn hóa, lịch sử và tinh hoa nghề thủ công truyền thống.
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong

Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong

(LĐTĐ) Sau một thế kỷ đầy biến động, đám cưới của thế kỷ 21 đã mang dáng vẻ rất khác khi xưa. Nhiều gia đình chuộng việc tổ chức đám cưới ở các trung tâm tiệc cưới, các dịch vụ như chụp ảnh, quay phim, trang trí đám cưới mọc lên như nấm. Sự phát triển của kinh tế kéo theo quy mô của tiệc cưới cũng to hơn. Các gia đình cầu kỳ hơn trong các tiểu tiết như hoa trang trí, trang điểm, tráp cưới,..
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu

Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu

(LĐTĐ) Năm 2024, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đạt được những kết quả quan trọng và toàn diện trên các lĩnh vực hoạt động. Với phương châm “Tăng tốc, sáng tạo, về đích”, ngành đã bám sát và triển khai đồng bộ, có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng

"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng

(LĐTĐ) Tối 21/12 tới, tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt "Con đường lịch sử" với quy mô hoành tráng, được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1. Chương trình do Bộ Quốc phòng và Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức, nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”

Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa chấp thuận đề xuất của Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố về thiết kế Hội Hoa xuân Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người

Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người

(LĐTĐ) Ba tháng cuối năm luôn là mùa cao điểm cưới hỏi. Người người nhà nhà nhộn nhịp chuẩn bị lễ cưới, cỗ cưới, ảnh cưới, mừng cưới,... Trong những sự tất bật và không khí náo nức của những đám cưới, chúng ta nhận ra nhiều thứ đã thay đổi trong vòng chuyển động bất tận của xã hội này, và đám cưới cũng thế.
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024

Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024

(LĐTĐ) Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức sáng 18/12, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà đã nhấn mạnh những thành tựu, kết quả tích cực của lĩnh vực VHTTDL Thủ đô đã đạt được trong năm qua.
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024

Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 18/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và chỉ đạo Hội nghị.
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại

Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại

(LĐTĐ) Múa rối nước - loại hình nghệ thuật độc đáo của văn hóa Việt Nam, đã tồn tại suốt hàng nghìn năm nay và gắn liền với nền văn minh lúa nước. Trong nhịp sống hiện đại, những nghệ nhân vẫn ngày đêm thổi hồn vào con rối, mang đến niềm vui cho người xem và giữ sức sống cho một nghệ thuật độc đáo của dân tộc.
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ

Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ

(LĐTĐ) Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt" do Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức đã giới thiệu tới công chúng những dấu mốc lịch sử của lực lượng quân đội qua 80 năm, đặc biệt, tôn vinh 9 vị tướng tiêu biểu từng bị thực dân Pháp giam cầm tại các nhà tù. Sau khi thoát khỏi "ngục tù", trải qua rèn luyện và chiến đấu gian khổ, họ đã trở thành những nhà lãnh đạo quân sự tài ba, có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Xem thêm
Phiên bản di động