Hội Xuân Cúc Phương - Thêm xanh cho cánh rừng già
Bướm rừng lộng lẫy ở Vườn quốc gia Cúc Phương Vườn quốc gia Cúc Phương: Vẻ đẹp tiềm ẩn giữa đại ngàn |
Nhằm thực hiện kì vọng xây dựng Cúc Phương thành một vườn quốc gia kiểu mẫu, một trường học lớn về giáo dục trải nghiệm thiên nhiên; từng bước thực hiện lộ trình chiến lược tái định vị thương hiệu Du lịch Cúc Phương trong giai đoạn mới; quảng bá sâu rộng hơn nữa các giá trị, tiềm năng và sản phẩm du lịch sinh thái của Vườn; lan tỏa mạnh mẽ thông điệp về tình yêu thiên nhiên tới xã hội; tạo dấu ấn trong dịp tết Nguyên đán 2021, Vườn Quốc gia Cúc Phương tổ chức chuỗi hoạt động nhằm thu hút khách tham quan đến với Vườn, với chủ đề: “Hội Xuân Cúc Phương - Thêm Xanh cho cánh rừng già”.
Chương trình được diễn ra từ ngày 03/02/2021 đến 26/02/ 2021 (tức từ 23 tháng chạp năm Canh Tý đến 15 tháng giêng năm Tân Sửu). Trung tâm của Chuỗi hoạt động là khuôn viên hồ Mạc - nơi trong chiến lược, sẽ hình thành một “không gian văn hóa Mường”, nhằm tôn vinh và phát huy giá trị di sản văn hóa của cộng đồng người Mường bản địa - một thành tố quan trọng, làm nên giá trị của di sản thiên nhiên Cúc Phương.
Đồng thời, các hoạt động phục vụ tham quan, trải nghiệm của du khách sẽ diễn ra tại các điểm tham quan nổi tiếng của Vườn quốc gia Cúc Phương, như: Trung tâm Du khách, Chương trình Cứu hộ Linh trưởng nguy cấp, Chương trình Bảo tồn Tê tê và Thú ăn thịt nhỏ, Chương trình Bảo tồn Rùa, Bảo tàng Cúc Phương, Vườn thực vật Cúc Phương, động Người Xưa…
Chương trình đầu tiên trong chuỗi các hoạt đồng sẽ diễn ra vào ngày 04/02/2021 (23 tháng Chạp) với tên gọi “Nhóm Xuân” gồm các hoạt động: Khai trương mô hình mê cung “Kì thú Cúc Phương” với diện tích gần 3000m2 tại sân vận động hồ Mạc. Mê cung lấy cảm hứng từ hình dáng món quà vô giá, dấu ấn “đặc trưng” trong lịch sự kiện thiên nhiên Cúc Phương.
Mê cung được làm bằng vật liệu tự nhiên (tre, luồng…) tận dụng, các vật liệu tái chế, thân thiện. Các hành trình khám phá mê cung, là các trang trí ấn tượng, truyền tải vẻ đẹp thiên nhiên Cúc Phương, những nỗ lực của Ban Quản lý Vườn Quốc gia Cúc Phương trong quá trình bảo vệ và phát huy giá trị di sản thiên nhiên này.
Tiếp đó là "Khai trương cụm trò chơi dân gian" tại khu vực hồ Mạc, gồm một số trò chơi dân gian độc đáo, mang bản sắc dân tộc, như: Ném Còn, Đu Tiên, Bập Bênh, Cà Kheo…; "Dựng cây nêu truyền thống" tại sân vận động hồ Mạc (phía trước Mê Cung), tổ chức theo nghi thức truyền thống của đồng bào dân tộc Mường địa phương; Khởi bút “Cây ước nguyện” là mô hình cây để toàn thể du khách đến với rừng già trong dịp Tết này, mỗi người sẽ viết một ước nguyện, một lời chúc, một lời cam kết cho Cúc Phương.
Sau dịp Tết, cây mang những dòng ước nguyện ấy sẽ được đặt tại Trung tâm Du khách của Vườn – nơi sau đó, mỗi ngày, du khách trong nước và quốc tế đến với rừng, sẽ viết tiếp, cho Cúc Phương mãi là di sản thiên nhiên tươi đẹp của tất cả chúng ta.
Chương trình "Gói bánh chưng" làm quà Tết dành tặng cho các cán bộ kiểm lâm và người nghèo trong dịp Tết Tân Sửu năm 2021 là một trong những hoạt động hết sức ý nghĩa mang tính cộng đồng, nhân văn. |
Một hoạt động thiết thực, hết sức ý nghĩa và mang tính nhân văn sâu sắc sẽ diễn ra trong chương trình là hoạt động "Gói bánh chưng" làm quà Tết dành tặng cho các cán bộ 13 trạm kiểm lâm của rừng và một số gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Cúc Phương.
Trong khuôn khổ Chuỗi hoạt động Tết này, ngày 14 và 15/02/2021 (mùng 3 và mùng 4 Tết) sẽ có workshop mỹ thuật cộng đồng với tên gọi “Vạn sắc màu - Một tình yêu”. Đây như hoạt động đầu tiên, tạo tiền đề cho ý tưởng về lâu dài, Cúc Phương sẽ trở thành mái nhà chung cho các nghệ sĩ sáng tạo và gới thiệu các tác phẩm về thiên nhiên, môi trường, ở nhiều ngôn ngữ nghệ thuật khác nhau (mỹ thuật, âm nhạc, văn học…). Theo đó, workshop này do nhóm “Kí họa di sản đô thị Hà Nội” (Urban Sketchers Hanoi) và những người bạn, cùng Vườn tổ chức phối hợp tổ chức.
Nhóm sẽ sáng tác chung 01 bức tranh khổ lớn (12m2), chất liệu Acrylic với chủ đề mang thông điệp bảo vệ mẹ thiên Cúc Phương. Đồng thời, khoảng 100 thành viên (là họa sĩ chuyên và không chuyên) của Nhóm, sẽ sáng tác kí họa về phong cảnh thiên nhiên, con người Cúc Phương. Kết thúc workshop, các tác phẩm sẽ được các nghệ sĩ trao lại cho Vườn sử dụng, phục vụ cho hoạt động giáo dục môi trường, nâng cao nhận thức bảo tồn thiên nhiên.
Cũng trong khuôn khổ Workshop, tối 14/02 (tối mùng 3 Tết), Nhóm sẽ tổ chức “Dạ hội thời trang” với chủ đề về môi trường và bảo vệ thiên nhiên tại sân khấu ngoài trời hồ Mạc. Những bộ trang phục do chính các nghệ sĩ sáng tạo trong workshop, lấy cảm hứng và chất liệu về chủ đề bảo vệ thiên nhiên.
Với sự đồng hành và chung tay của các nghệ sĩ, hứa hẹn đây sẽ là diễn đàn nghệ thuật cộng đồng có ý nghĩa lớn, lan tỏa mạnh mẽ thông điệp của Cúc Phương tới công chúng và toàn xã hội.
Năm nay, Vườn quốc gia Cúc Phương không chỉ duy chỉ hoạt động “Tết trồng cây” truyền thống, còn muốn là khu bảo tồn thiên nhiên tích cực hưởng ứng đề xuất của Thủ tướng Chính phủ về “trồng 1 tỷ cây xanh trong 5 năm tới”.
Bởi, với những diễn biến cực đoan của khí hậu và hệ quả kinh hoàng đã và đang nhãn tiền với nhân loại, chúng tôi thực sự tin tưởng rằng, tất cả chúng ta đang ngày càng nhận ra tầm quan trọng của sự thuận lẽ trong ứng xử với mẹ thiên nhiên.
Và trong chuyến du xuân mới, du khách sẽ cùng với ban quản lý Vườn Quốc gia Cúc Phương gieo những ước nguyện xanh cho cánh rừng già thân yêu này,tiến tới hình thành một sản phẩm du lịch sinh thái mới, gắn với trồng cây xanh tại Cúc Phương trong tương lai gần.
Bảo tồn và phát huy văn hóa "Mường" là một trong những điểm nhấn trong chuỗi hoạt động Tết này của Vườn Quốc gia Cúc Phương. |
Toàn bộ Chuỗi hoạt động lấy cảm hứng mùa xuân, với sức vươn xanh của vạn vật để gửi tới du khách thông điệp về tinh thần đổi mới toàn diện của Vườn, nhất là quan điểm tiếp cận và chiến lược khai thác du lịch sinh thái, gắn với nghỉ dưỡng trong bối cảnh mới. Trong dịp này, du khách đến với Cúc Phương sẽ thực sự được tham dự vào một không khí hội xuân ấn tượng, vui tươi và mang thông điệp giáo dục môi trường sâu sắc.
Đồng thời, du khách sẽ tham gia trong nỗ lực làm cho cánh rừng già này xanh mãi thông qua những việc làm cụ thể - góp phần gìn giữ và phát huy tốt nhất giá trị của di sản thiên nhiên vô giá này, xứng đáng với danh hiệu “Vườn quốc gia hàng đầu châu Á” hai năm liền (2019, 2020) do World Travel Awards bình chọn.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21