Hồi sinh làng mây tre đan Vạn Phúc
Nâng cao nhận thức về an toàn lao động tại làng nghề Nỗ lực làm giàu từ nghề truyền thống mây tre đan Phú Vinh Chương trình khuyến công: “Bà đỡ” cho các cơ sở công nghiệp nông thôn phát triển |
Rộn ràng tiếng tre
Đến thôn 3 xã Vạn Phúc hôm nay, thấy phảng phất trong không gian mùi thơm của mây, tre, tiếng lách tách của những nan tre va vào nhau khi những người thợ thủ công thao tác làm sản phẩm. Bóng dáng làng quê vẫn như xưa, vẫn những con người chân chất không thay đổi. Bên những hiên nhà rộng rãi vấn là những bà, những chị với bàn tay thoăn thoắt với nghề đan mây tre truyền thống.
Bà Nguyễn Thị Lịch ở thôn 3 chia sẻ: “Nghề này nhìn đơn giản, nhưng đòi hỏi người làm phải chăm chỉ, cần mẫn. Nếu chịu khó, một người có thể làm được từ 15 - 20 sản phẩm trong 5 đến 5 ngày”.
Bên những hiên nhà rộng rãi, các bà, các chị với bàn tay thoăn thoắt với nghề đan mây tre truyền thống. |
Khoảng những năm 1990, trong làng có một số người đi học nghề mây tre đan ở các vùng làng nghề trên địa bàn như Ninh Sở (huyện Thường Tín), Phú Nghĩa (huyện Chương Mỹ)… và sau đó trở về thôn làm nghề, truyền dạy cho mọi người. Từ khi hình thành nghề mây tre đan, các hộ làm nghề chủ yếu làm ra những đồ thủ công mây tre nhằm mục đích phục vụ cho đời sống hàng ngày của con người như: rổ, giá, nong nia, thúng, mẹt, bàn, ghế,…rồi sau này được nâng cấp trở thành các sản phẩm mỹ nghệ và xuất khẩu đi các nước Đài Loan, Nhật Bản, như: làn, giỏ mây, giỏ quả hồng dựng trái cây, đựng kim chỉ, gấp gọn và bảo quản quần áo, vật dụng cá nhân,….
Sản phẩm mây tre đan ngày càng đẹp hơn, chất lượng hơn để phục vụ nhu cầu thị trường |
Ông Lã Văn Dũng, Trưởng thôn 3 xã Vạn Phúc cho biết, thôn 3 có 7.208 nhân khẩu và có số lao động tham gia làm nghề mây tre đan là 750 lao động. Nhờ tập trung làm nghề, năm 2023, thu nhập bình quân năm của người làm nghề ước đạt 4,4 triệu đồng/người/tháng, cao gấp 2 lần so với thu nhập bình quân của người làng nông nghiệp (khoảng 2,2 triệu đồng/người/ tháng).
“Hiện nay thôn 3 đa số dân làng làm nghề dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản như: cơ khí, mộc, xây dựng,... Để phụ thêm nông nghiệp, dân làng có nghề mây tre đan, đến nay sản phẩm mây tre đan của làng được cung cấp khắp các thị trường trong và ngoài nước. Một số hộ sản xuất lớn như hộ Nguyễn Thị Lịch, Nguyễn Thị Thành, Lã Văn Chiến, Nguyễn Thị Thảo, Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Thị Là, Nguyễn Thị Minh, Chử Văn Du…
Đặc biệt, làng nghề đã thành lập HTX kinh doanh dịch vụ tổng hợp Thanh Lịch, thu mua các sản phẩm gia công của các hộ sản xuất trong làng nghề để cung cấp cho các khách hàng trong nước và nước ngoài”, ông Dũng cho hay.
Nghề mây tre đan ở thôn 3 trải qua quá trình phát triển đã ngày càng cải thiện về chất lượng sản phẩm, chủng loại, đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã, màu sắc… với rất nhiều những chi tiết độc đáo, mới lạ, tinh xảo, góp phần giải quyết việc làm cho người dân, nhất là vào dịp nông nhàn và mang lại nguồn thu nhập hiện tại khá ổn định, đóng góp vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới cho địa phương.
Các cơ sở sản xuất trong làng cũng đã áp dụng các phương thức bán hàng cũng ngày một đa dạng hơn, ngoài việc bán hàng theo hình thức truyền thống, người dân làng nghề đã phát triển bán hàng qua mạng như Zalo, Facebook, các sàn thương mại điện tử,….
Huyện Thanh Trì đã luôn quan tâm, bám sát sự phát triển của làng nghề và tạo điều kiện để các hộ làm nghề có đầu ra cho sản phẩm, yên tâm “sống” bằng nghề. |
Trong thời gian qua, nhằm phát huy ngành nghề cho lao động nông thôn, giúp người dân nâng cao tay nghề kỹ thuật để tăng thu nhập trong quá trình làm nghề, được sự quan tâm của thành phố Hà Nội và của huyện Thanh Trì, năm 2018 và 2019 Trung tâm khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp đã tổ chức đào tạo, nâng cao tay nghề cho 70 lao động của làng và của địa phương khác, hướng dẫn các hộ sản xuất kỹ thuật đan nhiều mẫu mã đa dạng hơn.
Yên tâm với nghề truyền thống
Ngành nghề mây tre đan ở Hà Nội và nhiều địa phương khác ở Việt Nam có truyền thống lâu dài, tạo ra nhiều loại sản phẩm có chất lượng và đã có thương hiệu để xuất khẩu. Hoạt động này đã góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn và đóng góp tích cự vào sự xóa đói giảm nghèo ở các địa phương. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây các làng nghề mây tre đan đang gặp nhiều khó khăn về nguồn nguyên liệu, vốn, công nghệ, quản lý và tổ chức sản xuất, khó khăn trong vấn đề tiếp cận và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Bởi vậy, huyện Thanh Trì đã luôn quan tâm, bám sát sự phát triển của làng nghề và tạo điều kiện để các hộ làm nghề có đầu ra cho sản phẩm, yên tâm “sống” bằng nghề.
Tín hiệu vui đến với những người dân làm nghề mây tre đan thôn 3 xã Vạn Phúc khi huyện Thanh Trì làm hồ sơ đề nghị thành phố Hà Nội xét công nhận danh hiệu “Làng nghề, Nghề truyền thống và Làng nghề truyền thống Hà Nội” năm 2023 |
Ông Lã Văn Dũng cũng cho hay, hàng năm, đại diện làng nghề là HTX Thanh Lịch và một số cơ sở sản xuất lớn của thôn tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại các chương trình hội chợ, triển lãm thương mại do Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội, Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì tổ chức nhằm quảng bá, giới thiệu các sản phẩm hàng hóa đến đông đảo người tiêu dùng trong cả nước, đồng thời tìm cơ hội liên kết hợp tác kinh doanh, tìm hiểu nghiên cứu mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và thiết lập kênh phân phối đưa các sản phẩm của làng nghề đến rộng rãi với các nhà phân phối, tiêu thụ sản phẩm.
Các sản phẩm của làng nghề chủ yếu được xuất khẩu sang Đài Loan theo đơn đặt hàng và có cung ứng, bán lẻ trên thị trường Hà Nội và một số tỉnh lân cận. Giá thành phẩm bình quân giao động từ 50 - 150 nghìn đồng.
Năm 2019, được sự quan tâm của Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì và Phòng Kinh tế huyện, các hộ làm nghề trong thôn đi tham quan, học tập kinh nghiệm sản xuất tại làng nghề mây tre đan Phú Vinh, xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ để đào tạo, phát triển đa dạng nhiều mẫu mã sản phẩm phong phú, đồng thời tìm hiểu đầu mối để tiêu thụ các sản phẩm làng nghề.
Tín hiệu vui đến với những người dân làm nghề mây tre đan thôn 3 xã Vạn Phúc khi huyện Thanh Trì làm hồ sơ đề nghị thành phố Hà Nội xét công nhận danh hiệu “Làng nghề, Nghề truyền thống và Làng nghề truyền thống Hà Nội” năm 2023.
Đoàn thẩm định Thành phố Hà Nội làm việc tại xã Vạn Phúc để thẩm định xét công nhận danh hiệu “Làng nghề, Nghề truyền thống và Làng nghề truyền thống Hà Nội” năm 2023 đối với làng sản xuất mây tre đan thôn 3 xã Vạn Phúc |
Tại buổi thẩm định trực tiếp tại thôn 3, ông Đỗ Huy Bảo, Phó Chi cục trưởng Chi cục phát triển nông thôn Thành phố đánh giá: Theo các tiêu chí về công nhận danh hiệu "Làng nghề, nghề truyền thống và Làng nghề truyền thống" Hà Nội năm 2023 thì làng sản xuất mây tre đan thôn 3 xã Vạn Phúc đều đạt các tiêu chí đề ra. Đồng thời, ông Đỗ Huy Bảo cũng khẳng định: khi sản phẩm có thương hiệu và được công nhận làng nghề truyền thống sẽ có được định hướng tiêu thụ tốt hơn, góp phần nâng cao đời sống người dân cũng như sự phát triển kinh tế chung của địa phương trong thời gian tới.
Ông Đỗ Huy Bảo cũng đề nghị huyện Thanh Trì nói chung và xã Vạn Phúc nói riêng cần quan tâm đến việc phát triển điểm du lịch tại làng sản xuất mây tre đan thôn 3 xã Vạn Phúc để giới thiệu quảng bá sản phẩm làng nghề; góp phần nâng cao thu nhập ổn định cho các hộ sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn của địa phương.
Mây tre đan là nghề thủ công truyền thống lâu đời và phát triển nhất ở Hà Nội. Thực tế, sản phẩm mây tre đan đã có từ hàng nghìn năm qua trong đời sống cộng đồng của người Việt Nam, gắn liền với đời sống và những hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Nghề này vừa có điều kiện thuận lợi về nguyên liệu, vừa có lực lượng lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn. Nghề mây tre đan cần ít vốn, xoay vòng vốn nhanh, giải quyết nhiều việc làm và thường được thực hiện trong các gia đình nông dân trong lúc nông nhàn để tạo ra các đồ dùng phục vụ sinh hoạt và sản. Nhiều làng nghề mây tre đan truyền thống của Hà Nội đã làm rạng danh nghề đan lát Việt Nam trên thị trường thế giới.
Người dân xã Vạn Phúc, cũng như người dân Thanh Trì đang nỗ lực cùng với chính quyền đưa sản phẩm mây tre đan của huyện Thanh Trì bay cao, bay xa hơn, cùng các làng nghề mây tre đan của Hà Nội ghi dấu ấn trên “bản đồ” mây tre đan thế giới.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Tin khác
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Việc làm 22/11/2024 21:29
Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật
Việc làm 21/11/2024 15:49
Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật
Việc làm 20/11/2024 22:37
Hà Nội: Doanh nghiệp có xu hướng tăng tuyển dụng mùa cuối năm
Việc làm 17/11/2024 06:12
Vượt mục tiêu năm 2024 về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 16/11/2024 15:53
Thị trường lao động TP.HCM: Đến hẹn… lại thiếu!
Việc làm 14/11/2024 14:37
Điểm danh 10 nhóm ngành nghề “hot” trong tương lai
Infographic 12/11/2024 13:44
Hà Nội vượt chỉ tiêu giải quyết việc làm năm 2024
Việc làm 12/11/2024 11:53
Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp thúc đẩy phong trào sáng kiến cải tiến
Việc làm 12/11/2024 06:12
Hà Nội: Phát huy vai trò của phụ nữ trong khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Việc làm 09/11/2024 06:56