Chương trình khuyến công: “Bà đỡ” cho các cơ sở công nghiệp nông thôn phát triển
10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2022 Infographic: Năm 2022, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 8,8% Tháng 2, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2022 |
Ngày 21/5/2012, ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 về khuyến công có hiệu lực, thành phố Hà Nội đã nhanh chóng bắt tay vào công tác hỗ trợ, tìm giải pháp để đẩy mạnh hỗ trợ hoạt động khuyến công. Theo đó, nhiều chính sách, giải pháp, đề án khuyến công đã được Hà Nội ban hành và nhanh chóng tạo “cú hích” cho các cơ sở công nghiệp trên địa bàn Thành phố phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Chương trình khuyến công được xem như là “bà đỡ” cho các cơ sở công nghiệp nông thôn phát triển |
Theo số liệu từ ngành Công Thương Hà Nội, trong giai đoạn 2012 - 2019, Thành phố đã tổ chức 625 lớp truyền nghề, nâng cao tay nghề cho gần 22.000 lao động nông thôn; hỗ trợ 110 lượt cơ sở công nghiệp nông thôn đầu tư đổi mới thiết bị, ứng dụng máy móc tiên tiến, hiện đại vào sản xuất; tổ chức 18 hội chợ, 4 triển lãm ngành hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm công nghiệp nông thôn thành phố Hà Nội.
Riêng trong năm 2022, các chương trình khuyến công của Hà Nội hỗ trợ 10 cơ sở công nghiệp nông thôn đầu tư máy móc, thiết bị tiên tiến, hiện đại vào sản xuất; hỗ trợ hơn 450 lượt cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia hội chợ triển lãm hàng lưu niệm, quà tặng, hàng thủ công mỹ nghệ; hỗ trợ 35 cơ sở công nghiệp nông thôn thiết kế mẫu mã, bao bì và đăng ký nhãn hiệu sản phẩm.
Nhờ quan tâm phát triển các cơ sở công nghiệp nông thôn, năm 2022, Hà Nội đã đưa kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thủ công mỹ nghệ hồi phục và tăng 7%/năm, tạo ra 500 - 700 mẫu thiết kế mới phục vụ thị trường trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, có khoảng 2.000 học viên là lãnh đạo, quản lý của cơ sở công nghiệp nông thôn được đào tạo, tham gia các lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý; hàng trăm lượt doanh nghiệp, cơ sở làng nghề, hợp tác xã được tham gia các hội chợ trong nước và quốc tế, được hỗ trợ đầu tư thiết bị mới tiên tiến hiện đại vào sản xuất…
Bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, thời gian qua, các chương trình, chính sách khuyến công đã giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn có hướng đầu tư đúng, nâng cao năng lực quản lý, mở rộng sản xuất - kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
Nhằm hỗ trợ cho các cơ sở công nghiệp nông thôn nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường, Thành phố đã tổ chức Hội chợ hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội hằng năm. Ngoài ra, Thành phố thường xuyên tổ chức các hội thảo, hội nghị giao thương, các tour du lịch làng nghề, tuần lễ trưng bày theo chủ đề, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, quảng bá sản phẩm… cho các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn Thủ đô.
Đồng hành với doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở công nghiệp nông thôn trong giai đoạn 2021 - 2025, ngành Công thương Hà Nội đặt mục tiêu hỗ trợ trên 10.000 lượt doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn từ Chương trình khuyến công, mục tiêu tạo việc làm cho khoảng 60.000 - 70.000 lao động nông thôn. Đồng thời, tạo ra trên 3.500 mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ có thiết kế mới phục vụ thị trường trong và ngoài nước.
Các sản phẩm hủ công mỹ nghệ của Thành phố ngày càng nhận được sự tin dùng của người dân trong và ngoài nước |
Là một trong những đơn vị nhận được sự hỗ trợ của thành phố Hà Nội khi tham gia các chương trình kết nối giao thương, bà Nguyễn Thị Thiết - Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Yên Bài (Ba Vì, Hà Nội) cho biết, các đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn huyện Ba Vì không chỉ nhận được sự hỗ trợ của ngành Công Thương Hà Nội trong ứng dụng khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ chuyển đổi số để quảng bá, giới thiệu sản phẩm; mà còn nhận được sự hỗ trợ rất lớn trong việc kết nối giao thương, hỗ trợ giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng, cũng như quảng bá, giới thiệu sản phẩm chất lượng của huyện Ba Vì đi các địa phương khác trong cả nước.
“Các sản phẩm của Hợp tác xã nông nghiệp Yên Bài đều được sản xuất theo quy hữu cơ, VietGAP và đã được Thành phố đánh giá và công nhận OCOP 3 sao từ năm 2020. Tuy nhiên, sản phẩm chưa được nhiều người tiêu dùng biết đến. Do đó, việc được tham gia các chương trình kết nối cung cầu, giới thiệu và quảng bá sản phẩm do Sở Công Thương Hà Nội tổ chức, sẽ là một trong những cơ hội giúp sản phẩm của chúng tôi có thể đến được gần hơn với người trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung với mức giá cả hợp lý nhất”, bà Nguyễn Thị Thiết cho biết.
Chia sẻ những lợi ích mang lại từ các chương trình khuyến công của Thành phố, ông Nguyễn Văn Chung, Chủ tịch Hội doanh nghiệp mây tre Phú Vinh (Hà Nội) cho biết, chương trình khuyến công của Thành phố có ý nghĩa rất lớn khi tạo ra việc làm và nâng cao tay nghề cho một bộ phận người lao động tại các vùng nông thôn. Bên cạnh đó, tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp, hợp tác xã nông thôn tham gia các hội chợ, hội nghị kết nối giao thương, qua đó đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định cho sản xuất và tạo đầu ra bền vững cho sản phẩm.
Với sự vào cuộc sát sao của các sở, ban, ngành Thành phố, có thể thấy, chương trình khuyến công của Hà Nội đã và đang được coi là “bà đỡ" của các cơ sở công nghiệp nông thôn. Qua chương trình khuyến công, nhiều mô hình công nghiệp nông thôn ở các địa phương được hình thành và đang sản xuất kinh doanh hiệu quả với sự hỗ trợ từ các đề án hỗ trợ của Thành phố.
Theo Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan, tiếp nối những kết quả đã đạt được trong thời gian qua, năm 2023, theo định hướng trong chương trình khuyến công, thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn thuộc các ngành có tiềm năng, có khả năng cạnh tranh ở cả trong và ngoài nước nhằm giúp các đơn vị này thuận tiện trong đầu tư, ứng dụng công nghệ, phát triển theo hướng bền vững. Theo đó, các cơ sở công nghiệp nông thôn thuộc các nhóm ngành nghề thủ công mỹ nghệ của Thành phố sẽ được hỗ trợ ứng dụng công nghệ chuyển đổi số để quảng bá, giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm trên môi trường mạng…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới
Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025
Vạn Phúc City mở ra cơ hội sở hữu những căn biệt thự, nhà phố “cuối cùng”
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội đối thoại với lực lượng Công an xã, thị trấn huyện Mỹ Đức
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Tin khác
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới
Tiêu dùng 22/11/2024 12:37
Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô
Tiêu dùng 21/11/2024 16:47
Xăng RON 92 giảm xuống còn 19.343 đồng/lít từ chiều 21/11
Tiêu dùng 21/11/2024 16:33
Online Friday 2024: "Điểm hẹn" mua sắm trực tuyến hàng Việt chất lượng cao
Tiêu dùng 21/11/2024 11:55
Xanh hóa ngành giấy để đạt “kỳ tích” xuất khẩu
Tiêu dùng 14/11/2024 09:26
Ngành Công Thương triển khai hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
Tiêu dùng 12/11/2024 14:52
Online Friday 2024: 60 giờ săn khuyến mãi "khủng" toàn quốc
Tiêu dùng 11/11/2024 22:31
Những điều cần biết để săn sale 11/11 hiệu quả
Tiêu dùng 09/11/2024 08:26
Hà Nội: Doanh thu bán lẻ hàng hóa 10 tháng 2024 tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước
Tiêu dùng 07/11/2024 21:36
Giá xăng tăng gần 400 đồng/lít từ 15h ngày 7/11
Tiêu dùng 07/11/2024 15:30