Hội nhập quốc tế để thúc đẩy tăng trưởng

(LĐTĐ) Ngày 2/10, Sở Công Thương Hà Nội đã tổ chức Hội nghị ngành Công Thương 5 Thành phố trực thuộc Trung ương lần thứ VI năm 2023 với chủ đề “Hội nhập quốc tế để thúc đẩy tăng trưởng xuất, nhập khẩu, công nghiệp, thương mại và dịch vụ giai đoạn 2023 - 2025”.
Phát triển hệ giá trị gia đình trong thời kỳ mới Hà Nội: Đối ngoại thúc đẩy hội nhập quốc tế toàn diện TP.HCM: Phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững và hội nhập quốc tế

Ưu tiên nguồn lực cho xúc tiến thương mại

Chia sẻ về những khó khăn trong việc triển khai nhiệm vụ ngành Công Thương 9 tháng năm 2023, tại hội nghị, bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, trước những khó khăn mà ngành Công Thương gặp phải trong 9 tháng năm 2023, ngành Công Thương đã tập trung triển khai, kịp thời, quyết liệt các nhiệm vụ được giao, triển khai giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đơn giản hoá thủ tục hành chính, kết nối thương mại, kích cầu tiêu dùng.

Nhờ đó, góp phần quan trọng để kinh tế các địa phương tiếp tục duy trì tăng trưởng, an sinh xã hội được bảo đảm, đóng góp vào tăng trưởng chung của cả nước.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai nhiệm vụ của ngành Công Thương vẫn tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Đó là tình hình thế giới vẫn tiếp tục khó khăn, biến động, rất khó đoán định, kinh tế dù có dấu hiệu phục hồi nhưng chậm và không đồng đều ở các quốc gia.

Hội nhập quốc tế để thúc đẩy tăng trưởng
Quang cảnh Hội nghị ngành Công Thương 5 Thành phố lần thứ VI

Thị trường xăng dầu vẫn tiềm ẩn nhiều biến động do ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới; chi phí đầu vào nguyên vật liệu, chi phí sản xuất, logistics, lãi vay mặc dù đang giảm dần nhưng vẫn còn ở mức cao, tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Khả năng tự chủ nguồn nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp trong nước nói chung còn hạn chế; tính liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước với các nhà sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh còn yếu.

Hội nghị được tổ chức nhằm mục đích trao đổi, thảo luận những vấn đề mới phát sinh từ nhu cầu phát triển và thực tiễn quản lý nhà nước, cùng đồng thuận quan điểm để đề xuất kiến nghị Chính phủ, bộ, ngành, Trung ương tháo gỡ khó khăn, có cơ chế hỗ trợ tạo điều kiện cho 5 Thành phố phát huy lợi thế; đồng thời xây dựng, định hình các mối liên kết, hợp tác phát triển ngành công thương giữa các địa phương trong tương lai.

Nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, hỗ trợ doanh nghiệp khai thác phát triển thị trường, cũng tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng cho biết, năm 2024 là năm bứt phá trong thực hiện hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 của các địa phương đề ra.

Bộ Công Thương đề nghị Sở Công Thương của 5 Thành phố trực thuộc Trung ương nói riêng, các địa phương trên cả nước nói chung tập trung tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ được giao. Tập trung phát triển hạ tầng của ngành công thương, bao gồm: công nghiệp, thương mại, năng lượng và liên kết với các địa phương trong khu vực để khi triển khai các dự án hạ tầng thương mại, logistics, năng lượng thì phải hình thành được chuỗi giá trị sản phẩm.

Từng bước chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp chế biến chế tạo, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp năng lượng, cơ khí, điện tử, hoá chất, xây dựng và công nghiệp hỗ trợ… Chú trọng các ngành có lợi thế cạnh tranh gắn với bảo vệ môi trường; duy trì chuyển dịch nhanh những ngành công nghiệp sử dụng nhiều tài nguyên, ít hàm lượng gia tăng sang các ngành công nghiệp công nghệ cao, thân thiện môi trường và có hàm lượng giá trị gia tăng cao.

Tiếp tục quan tâm, ưu tiên nguồn lực cho xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường trong nước cũng như đa dạng hoá thị trường xuất khẩu; đẩy mạnh các phương thức xúc tiến thương mại thông qua nền tảng số trên môi trường thương mại điện tử.

Tăng cường hợp tác giữa 5 Thành phố trực thuộc Trung ương với các địa phương trong vùng nói riêng, trên cả nước nói chung. Song song với việc tiếp tục duy trì thị phần xuất khẩu tại các thị trường lớn, 5 thành phố cũng cần đẩy mạnh khai thác các thị trường ngách còn nhiều dư địa tiềm năng như châu Phi, Nam Á…

Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện cam kết trong các Hiệp định Thương mại tự do (FTA), nhất là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hay Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam (EVFTA) để khai thác tốt cơ hội từ các hiệp định này. Tổ chức kết nối doanh nghiệp trong nước tham gia chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài (FDI), nhất là các doanh nghiệp lớn toàn cầu.

Đồng thời, nâng cao khả năng cạnh tranh, hỗ trợ doanh nghiệp khai thác và phát triển thị trường trong nước; thực hiện các biện pháp cân đối cung cầu ổn định thị trường, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, an sinh xã hội, làm tiền đề triển khai các giải pháp kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy thương mại trong nước và các mục tiêu kinh tế vĩ mô của Chính phủ.

Quan tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Trao đổi về tầm quan trọng trong hội nhập phát triển kinh tế, tại Hội nghị ngành Công Thương 5 thành phố trực thuộc Trung ương lần thứ VI, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền cho biết, việc thúc đẩy, phát triển thương mại, xuất khẩu là lĩnh vực khó, mang tính chất liên ngành. Các FTA đã có nhiều, nhưng cần quán triệt sâu rộng, thông suốt, từ lãnh đạo, quản lý cho tới những người làm trực tiếp trong lĩnh vực Công Thương. Vì vậy, Bộ Công Thương cần tăng cường tập huấn, giúp các địa phương hiểu kỹ, đầy đủ về các FTA và cách thức xử lý các tình huống gặp phải. Hiện còn nhiều quy định pháp luật trong lĩnh vực công thương chưa đầy đủ, thống nhất, mỗi địa phương đang hiểu và làm theo cách thức khác nhau, như trong trình tự thủ tục triển khai các khu, cụm công nghiệp.

Hội nhập quốc tế để thúc đẩy tăng trưởng
Sở Công Thương 5 Thành phố trực thuộc Trung ương ký biên bản hợp tác trong giai đoạn mới

Đề cập vấn đề này, Giám đốc Sở Công Thương thành phố Hồ Chí Minh Bùi Tá Hoàng Vũ cho rằng, ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam phát triển còn chậm, doanh nghiệp trong nước đang bị yếu thế so với các nhà đầu tư nước ngoài trong việc cạnh tranh tham gia chuỗi cung ứng. Do vậy, việc quy hoạch và triển khai quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn từng địa phương và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là hết sức cần thiết.

Trong khi đó, Giám đốc Sở Công Thương Đà Nẵng Lê Thị Kim Phương nêu quan điểm và cho biết, phạm vi cam kết trong các FTA thế hệ mới ngày càng sâu rộng và bao trùm, đòi hỏi sự tham gia tích cực và phối hợp đồng bộ giữa các bộ, ban, ngành từ Trung ương đến địa phương và doanh nghiệp. Vì vậy, với vai trò là cơ quan đầu mối triển khai các hiệp định, Sở Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp các đơn vị hỗ trợ, tư vấn hiệu quả cho các doanh nghiệp, nhất là cách thức xử lý đối với các vấn đề tồn tại, giảm nguy cơ xảy ra tranh chấp thương mại...

Cũng trong khuôn khổ Hội nghị ngành Công Thương 5 Thành phố trực thuộc Trung ương lần thứ VI, Sở Công Thương 5 thành phố: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ đã ký kết biên bản hợp tác trong giai đoạn tới; thống nhất đẩy mạnh các hoạt động giao lưu, học hỏi kinh nghiệm; hợp tác toàn diện trong tất cả lĩnh vực; thông tin, trao đổi kinh nghiệm trên các lĩnh vực là thế mạnh của mỗi địa phương để bổ sung, hỗ trợ nhau cùng phát triển; cùng tham gia đề xuất xây dựng chính sách, chiến lược phát triển chung. Hội nghị ngành Công Thương 5 Thành phố trực thuộc Trung ương năm 2024 sẽ do Sở Công Thương thành phố Cần Thơ sẽ đăng cai tổ chức.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của 5 Thành phố trực thuộc Trung ương chiếm tỷ trọng 38,3% của cả nước.

Các thị trường tiêu dùng như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội tiếp tục phục hồi, đóng góp quan trọng vào mức tăng trưởng 10% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của cả nước. Lũy kế trong 8 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu của 5 thành phố chiếm tỷ trọng 24,8% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã tổ chức hội nghị biểu dương Chủ tịch Công đoàn cơ sở xuất sắc tiêu biểu; biểu dương gia đình công nhân, viên chức, lao động tiêu biểu năm 2024; tặng quà cán bộ công đoàn là thương binh, con liệt sỹ năm 2024; kỷ niệm 95 năm Ngày Thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024).
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức gặp mặt các thế hệ cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ.
Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

(LĐTĐ) Mới đây, đoàn kiểm tra liên ngành lĩnh vực văn hoá thông tin và thể thao huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã kiểm tra công tác đảm bảo an toàn, hoạt động kinh doanh bể bơi.
Quý vật tìm quý nhân

Quý vật tìm quý nhân

(LĐTĐ) Trong cuộc sống đầy bon chen và xô bồ, có những giá trị không thể đong đếm bằng tiền bạc hay vật chất. Ngay cả khi xã hội phát triển theo hướng hiện đại và thay đổi nhanh chóng, triết lý “Quý vật tìm quý nhân” vẫn luôn giữ nguyên giá trị của nó, nhắc nhở chúng ta rằng, mọi vật quý giá đều cần tìm đến những tâm hồn biết trân trọng và nâng niu chúng. Đó không chỉ là một niềm tin mà là một chân lý mãi mãi tồn tại trong mọi thời đại.

Tin khác

Giá vàng hôm nay: Xu hướng tiếp tục tăng

Giá vàng hôm nay: Xu hướng tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay tại thời điểm 6h sáng, giá vàng SJC trong nước quanh ngưỡng 74,98 - 76,98 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng nhẫn quanh mức 75,15 - 77,45 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Mỗi năm giảm tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất gần 200 nghìn tỷ đồng

Mỗi năm giảm tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất gần 200 nghìn tỷ đồng

(LĐTĐ) Bên cạnh việc tập trung thực hiện đầy đủ, đồng bộ các giải pháp tài chính - ngân sách đã đề ra, Bộ Tài chính đã điều hành chính sách tài khóa chủ động, linh hoạt, hỗ trợ nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Xúc tiến thương mại: “Đòn bẩy” cho doanh nghiệp Thủ đô phát triển

Xúc tiến thương mại: “Đòn bẩy” cho doanh nghiệp Thủ đô phát triển

(LĐTĐ) Năm 2024, mặc dù thị trường thế giới còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức, song công tác xúc tiến thương mại đã mang lại hiệu quả rõ rệt cho cộng đồng doanh nghiệp cả nước nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Trong đó, với việc chương trình xúc tiến thương mại liên tục được tổ chức, được xem là “đòn bẩy” giúp các doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá các sản phẩm thế mạnh, sản phẩm đặc trưng của Hà Nội vươn ra thị trường thế giới.
Sơn Tây: Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ 6 tháng đầu năm ước đạt 3.324 tỷ đồng

Sơn Tây: Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ 6 tháng đầu năm ước đạt 3.324 tỷ đồng

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây, trong 6 tháng đầu năm 2024, giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ ước đạt 3.324 tỷ đồng, tăng 15,1% so với cùng kỳ.
Giá vàng thị trường quốc tế vượt qua ngưỡng 2.400 USD/ounce

Giá vàng thị trường quốc tế vượt qua ngưỡng 2.400 USD/ounce

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay (12/7), thị trường quốc tế tiếp tục tăng mạnh, vượt qua ngưỡng 2.400 USD/ounce.
Doanh nghiệp rượu, bia kiến nghị lùi thời gian áp Thuế tiêu thụ đặc biệt

Doanh nghiệp rượu, bia kiến nghị lùi thời gian áp Thuế tiêu thụ đặc biệt

(LĐTĐ) Theo các doanh nghiệp rượu, bia tăng thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ làm tăng giá bán sản phẩm và dẫn đến giảm mạnh nhu cầu tiêu thụ trong bối cảnh thu nhập của người tiêu dùng giảm trong giai đoạn năm 2024 - 2025. Vì vậy, cần xem xét giảm mức tăng Thuế tiêu thụ đặc biệt và giãn lộ trình tăng.
6 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội đạt 28,6 tỷ USD

6 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội đạt 28,6 tỷ USD

(LĐTĐ) 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của thành phố Hà Nội ước đạt 8,9 tỷ USD, tăng 11%; trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 19,7 tỷ USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm 2023. Tính chung 6 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Thủ đô đạt 28,6 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Hà Nội: Sản xuất công nghiệp quý II/2024 tăng 5,7% so với cùng kỳ 2023

Hà Nội: Sản xuất công nghiệp quý II/2024 tăng 5,7% so với cùng kỳ 2023

(LĐTĐ) Nhờ có nhiều giải pháp tích cực nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, nên bước sang quý II/2024, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội có nhiều tín hiệu tích cực khi các đơn hàng tiếp tục tăng. Qua đó, đưa chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) quý II/2024 tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Sức bật từ phục hồi sản xuất - kinh doanh

Sức bật từ phục hồi sản xuất - kinh doanh

(LĐTĐ) Báo cáo Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) của S&P Global công bố đầu tháng 7/2024 ghi nhận ngành sản xuất của Việt Nam gia tăng mạnh vào cuối quý II và có bốn tháng duy trì ngưỡng hơn 50 điểm.
Giá vàng nhẫn tăng liên tục

Giá vàng nhẫn tăng liên tục

(LĐTĐ) Giá vàng ngày (7/7), thị trường quốc tế đánh dấu một tuần tăng vọt áp sát mốc 2.400 USD/ounce. Trong khi đó, giá vàng nhẫn cũng có một tuần tăng liên tục.
Xem thêm
Phiên bản di động