Hoạt động bán hàng rong tại các địa điểm cấm tại Hà Nội: Vẫn khó kiểm soát

(LĐTĐ) Năm 2008, UBND TP Hà Nội đã ban hành danh mục 62 tuyến phố, 48 di tích lịch sử văn hóa không được bán hàng rong và được thực hiện khá hiệu quả trên nhiều tuyến phố trung tâm. Tuy nhiên, sau nhiều năm buông lỏng quản lý, nạn bán hàng rong tại các địa điểm cấm đã bùng phát trở lại.
hoat dong ban hang rong tai cac dia diem cam tai ha noi van kho kiem soat ‘Bẫy’ tai nạn trên cao tốc Đại lộ Thăng Long
hoat dong ban hang rong tai cac dia diem cam tai ha noi van kho kiem soat Chấn chỉnh tình trạng bán hàng rong dưới lòng đường
hoat dong ban hang rong tai cac dia diem cam tai ha noi van kho kiem soat Giải quyết tình trạng họp chợ, bán hàng rong

Thậm chí, tại nhiều nơi đã được cắm biển báo, việc bán hàng rong vẫn đang vô tư diễn ra. Tình trạng này kéo theo những hành vi chặt chém, chèo kéo khách du lịch gây bức xúc cho người dân Thủ đô và du khách quốc tế.

hoat dong ban hang rong tai cac dia diem cam tai ha noi van kho kiem soat
Hiện tượng bán hàng rong vẫn diễn ra tại một số địa điểm cấm như Văn Miếu Quốc Tử Giám

Hàng rong vẫn vô tư bán tại các khu di tích

Đến thăm quan tại Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội) trong sáng 26/6, chúng tôi nhận được không ít những lời chào mua hàng từ những người bán hàng rong, và cũng đã phải từ chối không ít lần. Không chỉ chúng tôi, mà một vài du khách người nước ngoài khác cũng phải nhăn mặt khó chịu khi liên tục bị những người bán hàng rong làm phiền. Chỉ khi khách du lịch từ chối một cách quyết liệt, những người bán hàng mới chịu bỏ đi.

Mới đây, UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 119/KH-UBND về việc phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi đeo bám, chèo kéo khách, xâm phạm sở hữu tài sản của du khách tại các điểm du lịch trên địa bàn Thành phố.

Cụ thể, đẩy mạnh công tác phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi đeo bám, chèo kéo, xâm phạm sở hữu của du khách, tập trung ngăn chặn không để các ổ nhóm đối tượng hình sự hoạt động phạm tội công khai, lộng hành, gây bức xúc trong dư luận quần chúng nhân dân, đảm bảo tuyệt đối an toàn cho du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài đến tham quan, du lịch trên địa bàn Thủ đô.

Tăng cường công tác phối hợp giữa các Sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội trong tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, cảnh báo các phương thức, thủ đoạn hoạt động phạm tội và các hành vi vi phạm pháp luật... để người dân, du khách chủ động phòng ngừa, tạo ý thức tự bảo vệ, giữ gìn tài sản của mình.

Đồng thời phát động phong trào toàn dân tham gia đấu tranh, phát hiện, ngăn chặn, tố giác hành vi đeo bám, chèo kéo khách, xâm phạm sở hữu tài sản của du khách tại các điểm du lịch.

Nâng cao hiệu quả công tác phát hiện, đấu tranh, xử lý nghiêm đối với các hành vi đeo bám, chèo kéo khách, xâm phạm tài sản sở hữu của du khách, không để tái diễn tại các địa bàn công cộng, các điểm du lịch... nhằm tạo môi trường du lịch an toàn, lịch sự và hài lòng của du khách đến Thành phố tham quan, du lịch.

Theo quan sát, xung quanh khu vực Văn Miếu Quốc Tử Giám có rất nhiều biển báo cấm bán hàng rong nhưng trên thực tế vẫn có khoảng 7 đến 8 đối tượng thường xuyên bán rong với các sản phẩm như nước uống, nón mũ, quạt giấy, tranh ảnh...cho khách du lịch đến đây tham quan. Thậm chí, ở thời điểm hiện tại là vào mùa nắng nóng, nhu cầu uống nước nhiều, có đến 4 quán nước “di động” bày bán dọc trên vỉa hè Văn Miếu.

Gọi là “di động” bởi các quán nước này được bán với những “đồ nghề” rất thô sơ, nước được đựng trong thùng xốp, thùng tôn thiết kế bánh xe có thể dễ dàng di chuyển. Những quán nước này “chiếm” ngay lối đi lại, gây cản trở cho du khách vào những thời điểm đông người qua lại.

Tại một số di tích lịch sử khác như khu vực đền Ngọc Sơn, Phủ Tây Hồ… hiện tượng bán hàng rong, chèo kéo khách cũng thường xuyên xảy ra. Mặc dù, đã có nhiều biển cấm, lực lượng chức năng đã nhiều lần xử lý vi phạm thế nhưng một số người bán hàng rong vẫn mặc sức tung hoành.

Được biết, theo quy định của thành phố Hà Nội, hoạt động bán hàng rong, chèo kéo khách du lịch tại các khu di tích bị cấm tuyệt đối. Tuy nhiên, khó khăn ở chỗ, mức xử phạt hành chính đối với các đối tượng này không đủ sức răn đe. Khi thấy có lực lượng chức năng kiểm tra thì họ tản đi chỗ khác, nếu không có người ứng trực, họ sẽ lại quay lại đeo bám khách.

Chị Nguyễn Hồng Hà (Cầu Giấy) chia sẻ: “Tôi thường xuyên cho con đi đến Văn Miếu, Hồ Gươm chơi vào những ngày cuối tuần. Không ít lần, tôi chứng kiến tình trạng người bán hàng bán cho du khách quốc tế với giá gấp đôi, gấp ba. Hơn nữa, một số người bán hàng còn cố tình chèo kéo khiến du khách vô cùng khó chịu. Bản thân tôi cho rằng, việc bán hàng rong không phải là xấu, nhưng tại một số địa điểm đã có biển cấm thì việc người bán hàng vẫn bày bán tràn lan trên vỉa hè, chiếm không gian đi lại của du khách gây ra rất nhiều bất cập”.

Cần có chế tài đủ mạnh

Không chỉ riêng những khu di tích lịch sử, hiện nay trên nhiều tuyến phố “Cấm bán hàng rong” tại Hà Nội như: Đinh Tiên Hoàng, Lê Thái Tổ, Bà Triệu, Tràng Thi (quận Hoàn Kiếm); Kim Mã, Sơn Tây, Nguyễn Chí Thanh, Liễu Giai, Thanh Niên (quận Ba Đình); Phố Huế, Bạch Mai (quận Hai Bà Trưng); Khâm Thiên, Thái Hà (quận Đống Đa)... tình trạng hàng rong hoạt động vẫn diễn ra khá phổ biến.

Điều này đặt ra một dấu hỏi lớn: Phải chăng sau một thời gian thực hiện nghiêm chỉnh, quy định này đã bắt đầu không còn mang tính “thời sự”; các đơn vị chức năng, chính quyền địa phương cũng đã thiếu đi sự kiên quyết trong việc kiểm tra, nhắc nhở, xử lý nghiêm các vi phạm.

Một số gánh hàng rong, xe tự chế rong ruổi trên các con đường của Thủ đô, đặc biệt là tại các khu du lịch đông người qua lại cũng gây nguy cơ mất an toàn giao thông và an toàn vệ sinh thực phẩm. Không chỉ có thế, vấn nạn hàng rong cũng gây méo mó tới hình ảnh văn minh vốn có của đô thị, do những người bán hàng rong không bán cố định một chỗ nên gây khó khăn cho việc quản lý của cơ quan chức năng.

Việc loại bỏ các gánh hàng rong cũng là một câu hỏi đặt ra khi đa phần những người này có hoàn cảnh khó khăn. Vì thế, việc quy hoạch và xây dựng các địa điểm cố định để bán hàng và tạo cơ hội cho du khách có thể lựa chọn theo hình thức mua bán này là rất cần thiết.

Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hồ Gươm, Phủ Tây Hồ hay bất cứ một địa điểm du lịch nào khác trên địa bàn Hà Nội cũng đều là những không gian văn hóa đặc sắc của Thủ đô nên phải được giữ gìn an ninh trật tự, môi trường sạch sẽ. Đặc biệt, nơi đây còn có nhiều du khách quốc tế với mong muốn ngắm vẻ đẹp cổ kính của Thủ đô nghìn năm văn hiến.

Do vậy, việc người bán hàng rong bày bán tràn lan, hay chèo kéo, “chặt chém” du khách là một hành vi còn “chưa đẹp”. Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng cần có những chế tài đủ mạnh để du khách đến Hà Nội sẽ không phải chứng kiến bất kỳ hành vi thiếu thiện chí nào của người bán hàng, đồng thời nâng tầm giá trị Hà Nội sạch, đẹp, văn minh trong mắt bạn bè quốc tế.

K. Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quốc hội xem xét công tác nhân sự và thông qua nhiều nội dung quan trọng

Quốc hội xem xét công tác nhân sự và thông qua nhiều nội dung quan trọng

(LĐTĐ) Tuần làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 8 (từ ngày 25-30/11), Quốc hội sẽ xem xét công tác nhân sự theo thẩm quyền và thông qua nhiều luật, nghị quyết quan trọng, trong đó có chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
Giá xăng dầu hôm nay (25/11): Dự báo giá xăng dầu thế giới và trong nước sẽ tăng mạnh trong tuần mới?

Giá xăng dầu hôm nay (25/11): Dự báo giá xăng dầu thế giới và trong nước sẽ tăng mạnh trong tuần mới?

(LĐTĐ) Hôm nay (25/11/2024), giá dầu thế giới tuần qua tăng mạnh, dầu WTI tăng 5,5%, dầu Brent tăng 5,8%. Giá xăng dầu trong nước dự báo tăng mạnh kỳ tới. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,18 USD/thùng, tăng 1,63%, giá dầu Brent ở mốc 75,28 USD/thùng, tăng 1,27%
Tỷ giá USD hôm nay 25/11: Tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD hiện ở mức 24.295 đồng

Tỷ giá USD hôm nay 25/11: Tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD hiện ở mức 24.295 đồng

(LĐTĐ) Hôm nay 25/11, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD hiện ở mức 24.295 đồng.
Nền tảng quan trọng để Thủ đô Hà Nội phát triển xứng tầm

Nền tảng quan trọng để Thủ đô Hà Nội phát triển xứng tầm

(LĐTĐ) Những chính sách trong Luật Thủ đô năm 2024 sẽ tạo đột phá cho sự phát triển và nâng tầm đô thị của Thủ đô. Đây cũng là nền tảng quan trọng mở đường đưa Thủ đô Hà Nội tiến lên một vị thế mới, xứng tầm là hạt nhân, trung tâm hội tụ, lan tỏa của vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao trong khu vực và trên thế giới.
Dự báo giá vàng tuần từ 25-30/11: Giá vàng sẽ tăng hay giảm?

Dự báo giá vàng tuần từ 25-30/11: Giá vàng sẽ tăng hay giảm?

(LĐTĐ) Sau tuần tăng mạnh, giá vàng thế giới tuần này nhận dự báo lạc quan từ giới chuyên gia và nhà đầu tư.
Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông trong thanh, thiếu niên

Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông trong thanh, thiếu niên

(LĐTĐ) Ngày hội Thanh niên với văn hóa giao thông và chuỗi hoạt động “Tuổi trẻ Thủ đô tham gia tuyên truyền, giữ gìn trật tự an toàn giao thông” năm 2024 diễn ra ngày 24/11, với nhiều nội dung thiết thực, ý nghĩa.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 25/11: Sáng sớm có sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 25/11: Sáng sớm có sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội ngày 25/11, sáng sớm có nơi có sương mù, trưa chiều giảm mây trời hửng nắng.

Tin khác

Thành phố Hồ Chí Minh: Công bố 31 điểm sạt lở nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm

Thành phố Hồ Chí Minh: Công bố 31 điểm sạt lở nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm

(LĐTĐ) Những vị trí sạt lở gây ảnh hưởng trực tiếp đến 427 hộ dân. Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) yêu cầu các sở ban ngành và địa phương thực hiện hiện các công trình chống sạt lở cũng như các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho người dân.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua ghi nhận sự phân quyền mạnh mẽ, bổ sung kịp thời cơ chế, chính sách nhằm thu hút nguồn lực xã hội trong đầu tư, phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội. Vệc triển khai các nội dung có liên quan tại Luật Thủ đô năm 2024 sẽ kỳ vọng thêm những giải pháp đột phá, tháo gỡ các khó khăn, thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án.
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

(LĐTĐ) Quy hoạch sẽ cho thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai hình thành phân khu đô thị phía Tây, tăng diện tích công viên cây xanh - không gian mở, đất khu trung tâm công cộng - thương mại dịch vụ đô thị, đất giao thông.
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ

Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ

(LĐTĐ) Những tháng cuối năm, lượng khách du lịch trong và ngoài nước tham quan gia tăng tại khu vực phố cổ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Cùng với đó là tình trạng xe khách, xe du lịch… đón, trả khách tại các cơ sở lưu trú, điểm tham quan chưa tuân thủ nghiêm quy định của pháp luật; tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị diễn biến phức tạp tiềm ẩn nguy cơ gây ùn ứ giao thông…
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục

Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục

(LĐTĐ) Qua kiểm tra hiện trường nhiều tuyến phố trên địa bàn Thủ đô, vẫn còn nhiều cây xanh nghiêng, đổ sau bão số 3 chưa được chống dựng lại, Sở Xây dựng Hà Nội yêu cầu khắc phục ngay tình trạng này, đồng thời xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan.
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường

Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, Công an thành phố Hà Nội đã thực hiện nhiều biện pháp xử lý vi phạm về trật tự đô thị, trật tự công cộng, phòng ngừa ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, tại khu vực chợ đầu mối Nhổn, quận Bắc Từ Liêm, qua Quốc lộ 32 vẫn còn tình trạng các tiểu thương, hộ kinh doanh sử dụng phương tiện ô tô, xe máy chở hàng, người bán hàng lấn chiếm lòng đường làm nơi kinh doanh, buôn bán…
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

(LĐTĐ) Tham gia phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn Thành phố (thực hiện khoản 2, khoản 3 Điều 33 Luật Thủ đô), một số ý kiến cho rằng, cơ quan soạn thảo cần làm rõ thế nào là “trường hợp cần thiết”; đồng thời xem xét kỹ về “thẩm quyền áp dụng”.
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo

Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo

(LĐTĐ) Những phát hiện, thông tin phản ánh hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông qua trang Zalo của người dân chính là "cánh tay nối dài" giúp lực lượng Cảnh sát giao thông có được thông tin vi phạm, làm căn cứ để kiểm tra, xác minh, xử lý.
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

(LĐTĐ) Theo Sở Xây dựng Hà Nội, tính đến cuối tháng 10, trên địa bàn Hà Nội có thêm 14 dự án nhà ở, với 12.260 căn hộ cao tầng và thấp tầng đủ điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh theo Luật Kinh doanh bất động sản.
Xem thêm
Phiên bản di động