Hoạ sỹ cuối cùng của thế hệ mỹ thuật Đông Dương qua đời
“Họa sĩ khóa Kháng chiến (1950 -1954)” - một ấn phẩm nhiều tư liệu quý | |
Cựu Đại sứ Hy Lạp tặng tranh cho Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam |
Họa sĩ Huỳnh Văn Thuận, sinh 1921 trong một gia đình không có truyền thống hội họa ở Bình Thạnh - TP. Hồ Chí Minh. Học hết phổ thông trung học, ông thi vào trường Mỹ nghệ thực hành Gia Định. Khi đang học năm thứ 3, ông lại thi vào Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương và trở thành sinh viên xuất sắc trong trường.
Ông tốt nghiệp khóa 1939-1944 và tham gia cách mạng ở Hà Nội rồi ra Việt Bắc tham gia kháng chiến, sau đó công tác tại tổ họa của Trung ương Đoàn...
Chân dung họa sỹ Huỳnh Văn Thuận. |
Trong quá trình công tác, ông đã được tặng: Huân chương Độc lập hạng Ba; Huân chương Kháng chiến hạng Nhì; Huân chương Kháng chiến chống Mĩ cứu nước hạng Nhất; Huy chương Vì sự nghiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam; Huy chương Vì sự nghiệp Mĩ thuật Việt Nam; Huy chương Vì thế hệ trẻ; Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng.
Hoạ sĩ Huỳnh Văn Thuận là một trong những họa sĩ chuyên sâu vào nghệ thuật tranh sơn khắc. Tranh của ông gắn bó với đời sống của người dân, với bố cục chặt chẽ, công phu, có giá trị nghệ thuật cao. Cùng với tranh sơn khắc, họa sĩ còn sáng tác nhiều tranh cổ động chất lượng tốt trong thời kỳ kháng chiến, góp phần vào thành tựu của nền mĩ thuật hiện đại Việt Nam.
Tác phẩm "Thôn Vĩnh Mốc" (1958) - một trong những tác phẩm tiêu biểu của họa sỹ Huỳnh Văn Thuận. |
Tác phẩm của họa sĩ Huỳnh Văn Thuận đã được Giải thưởng Triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc: Giải Nhất năm 1958, Giải Nhì năm 1960 và năm 1990; Giải thưởng toàn bộ tác phẩm năm 1981; Giải A Triển lãm 10 năm Nghệ thuật Đồ họa Toàn quốc năm 1985; Giải thưởng Triển lãm Tranh cổ động Toàn quốc: giải A năm 1987, giải Nhì năm 1995; Giải thưởng Triển lãm Mỹ thuật Hà Nội; Giải tặng thưởng khu vực I (Hà Nội) Hội Mỹ thuật Việt Nam năm 1998; Giải Nhất Tranh cổ động Toàn quốc và biểu tượng phòng chống AIDS năm 1992.
Năm 2001, họa sỹ Huỳnh Văn Thuận được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật đợt I cho các tác phẩm: Thôn Vĩnh Mốc - Sơn khắc - 100x150 cm (1958); Làm sạch thóc nộp kho - Sơn khắc - 45x50 cm (1981); Không lời - Tranh cổ động (1984); Định canh, định cư - Sơn khắc - 90x110 cm (1990); Ngày mùa ở Vĩnh Kim - Sơn khắc - 80x120cm (1960 - 1997); Vết xích xe tăng giặc - Sơn khắc - 80x120 cm (1998).
Theo Hà Tùng Long/ dantri.com.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tin khác
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ
Văn hóa 19/11/2024 09:01
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"
Văn hóa 18/11/2024 15:51