Hòa Bình đón đầu cơ hội để thu hút đầu tư

Nhân dịp Xuân mới Nhâm Dần, đồng chí Ngô Văn Tuấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình đã có cuộc trò chuyện với phóng viên báo Lao động Thủ đô về mục tiêu, kế hoạch phát triển của tỉnh Hòa Bình cũng như tầm quan trọng của Vùng Thủ đô đối với tỉnh.
Hòa Bình tiếp tục đồng hành cùng Novaland xây dựng các cụm dự án quy mô lớn 200 cán bộ y tế tỉnh Hòa Bình hỗ trợ xét nghiệm, tiêm vắc xin cho nhân dân Mỹ Đức Tỉnh Hòa Bình ủng hộ trên 70 tấn hàng hóa chung sức cùng nhân dân Thủ đô phòng, chống dịch

Phóng viên: Xin đồng chí Bí thư cho biết, tầm quan trọng của Vùng Thủ đô đối với sự phát triển của tỉnh Hòa Bình?

Đồng chí Ngô Văn Tuấn: Hòa Bình nằm trong vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. Là tỉnh nằm ở vị trí cửa ngõ của vùng Tây Bắc, liền kề với Thủ đô, có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng trong khu vực và cả nước. Theo Quy hoạch Vùng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Hòa Bình là một trong các tỉnh cửa ngõ chuyển tiếp giữa Vùng Thủ đô với vùng trung du và miền núi phía Bắc, trong đó xác định: “Hòa Bình đóng vai trò là vùng sinh thái, bảo vệ môi trường, đảm trách những chức năng về hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia, liên vùng (cấp điện, cấp nước, điều tiết lũ, bảo vệ nguồn nước,...); bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể (văn hóa Mường, Thái, Dao,…); phát triển các trung tâm du lịch - đô thị dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng (hồ Hòa Bình, Mai Châu, Lương Sơn, Kỳ Sơn, Kim Bôi,…).

Hòa Bình đón đầu cơ hội để thu hút đầu tư
Đồng chí Ngô Văn Tuấn - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình.

Được xác định trong Vùng Thủ đô, Hòa Bình có cơ hội tiếp nhận những tác động lan tỏa từ Vùng Thủ đô và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trong phát triển kinh tế - xã hội, với các lợi thế, cơ hội chủ yếu sau:

Thứ nhất, với vị trí địa lý liền kề Thủ đô Hà Nội, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và hệ thống giao thông thuận lợi, Hòa Bình có cơ hội trở thành nơi bố trí các trung tâm logistics và công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật, phân bố các cơ sở công nghiệp vệ tinh, tham gia vào chu trình sản xuất công nghiệp hiện đại tại các khu công nghiệp.

Bên cạnh đó, Hòa Bình cũng có nhiều cơ hội để phát triển và cung cấp các dịch vụ, sản phẩm cho thị trường tiêu dùng Vùng Thủ đô và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cũng như dễ dàng tiếp cận các dịch vụ chất lượng cao của các đô thị trong vùng kinh tế trọng điểm như đào tạo, y tế, tài chính - ngân hàng - bảo hiểm...

Thứ hai, đó là cơ hội thu hút đầu tư. Với vị trí khá thuận lợi, hệ thống kết cấu hạ tầng, đặc biệt là mạng lưới giao thông được cải thiện, hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp được xây dựng, phát huy lợi thế về đất đai, những tiềm năng về phát triển dịch vụ, du lịch cùng với quyết tâm đổi mới, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, tạo điều kiện thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào địa bàn tỉnh. Mặt khác, trong thời gian tới, với nỗ lực đổi mới của các cấp lãnh đạo tỉnh, Hòa Bình có cơ hội trở thành điểm đầu tư mới của các nhà đầu tư.

Tỉnh cũng đã thực hiện cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng với quan điểm nông nghiệp là nền tảng, công nghiệp là đột phá và du lịch là mũi nhọn. Đây chính là tiền đề để tỉnh Hòa Bình cùng với các địa phương khác thực hiện mục tiêu phát triển Vùng Thủ đô.

Thứ ba, Hòa Bình có cơ hội phát triển các ngành công nghiệp, hỗ trợ, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến nông sản sạch, lâm sản.

Thứ tư, Hòa Bình có nhiều cơ hội để tiếp tục phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa truyền thống… Trước mắt, Hòa Bình có thể thực hiện ngay những sản phẩm du lịch, nông nghiệp mang đậm nét bản sắc văn hóa đặc trưng của Hòa Bình để hướng tới và trực tiếp phục vụ thị trường Hà Nội…

Phóng viên: Tỉnh đã, đang và sẽ chuẩn bị những gì để sẵn sàng cùng với các địa phương thực hiện mục tiêu phát triển Vùng Thủ đô, thưa đồng chí?

Đồng chí Ngô Văn Tuấn: Nhằm thực hiện mục tiêu phát triển Vùng Thủ đô nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng, thời gian qua, tỉnh Hòa Bình đã tận dụng những lợi thế, tiềm năng của tỉnh và tỉnh đã xây dựng các Đề án, văn bản nhằm tập trung thực hiện 4 đột phá chiến lược mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra.

Hòa Bình đón đầu cơ hội để thu hút đầu tư
Toàn cảnh Nhà máy Thủy điện Hòa Bình.

Đột phá đầu tiên là tập trung xây dựng Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó nội dung liên kết Vùng cụ thể là mối liên kết Vùng Thủ đô, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với vùng Tây Bắc sẽ được tích hợp vào quy hoạch tỉnh.

Đột phá thứ hai là về thể chế, cải cách thủ tục hành chính và cải thiện môi trường đầu tư, thu hút các nhà đầu tư. Những năm gần đây, chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh còn thấp nên là một cản trở không nhỏ đến hoạt động thu hút đầu tư của tỉnh; do đó trong giai đoạn 2021-2025, tỉnh đã đặt mục tiêu mỗi năm phấn đấu cải thiện tối thiểu 3 bậc để lọt top 30 nhằm đưa tỉnh Hòa Bình trở thành điểm đầu tư mới của các nhà đầu tư.

Đột phá thứ ba là hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trong đó tập trung cho các dự án hạ tầng giao thông kết nối vùng, tạo ra sức lan tỏa lớn như tuyến cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình, đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu),… và tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn, hạ tầng khu, cụm công nghiệp, hạ tầng du lịch trong đó chú trọng du lịch lòng hồ Sông Đà, Bản Lác - Mai Châu, suối Khoáng - Kim Bôi,… Đây sẽ là động lực cho sự phát triển và tăng trưởng kinh tế và là nhân tố tác động khơi thông các nguồn lực đầu tư khác.

Đột phá thứ tư là phát triển nguồn nhân lực. Đi theo nhu cầu phát triển, chất lượng nguồn nhân lực đòi hỏi rất cao. Tỉnh cũng đã có chương trình riêng cho giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo, cùng với đó là quan tâm đào tạo nghề, đào tạo hướng nghiệp, tập trung vào những ngành nghề Hòa Bình sẽ phát triển như du lịch, công nghiệp chế biến, chế tạo, nông nghiệp công nghệ cao,…

Ngoài ra, tỉnh cũng đã thực hiện cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng với quan điểm nông nghiệp là nền tảng, công nghiệp là đột phá và du lịch là mũi nhọn. Đây chính là tiền đề để tỉnh Hòa Bình cùng với các địa phương khác thực hiện mục tiêu phát triển Vùng Thủ đô.

Hòa Bình đón đầu cơ hội để thu hút đầu tư
Mai Châu, Hòa Bình.

Phóng viên: Đồng chí có thể khái quát một số nét nổi bật về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong năm qua?

Đồng chí Ngô Văn Tuấn: 2021 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025. Trong bối cảnh cả nước phải đối mặt với đợt dịch bệnh Covid-19 bùng phát lần thứ tư với diễn biến phức tạp hơn, nguy hiểm hơn... Song, với sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của các ngành, các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, kinh tế - xã hội của tỉnh đã đạt được những kết quả nhất định.

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) ước tăng 2,66% so với cùng kỳ năm trước; GRDP bình quân đầu người đạt 61,1 triệu đồng; năng suất lao động đạt 95,3 triệu đồng/lao động; tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước đạt 5.070 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1.218 triệu USD. Hoạt động xúc tiến đầu tư được đẩy mạnh, môi trường kinh doanh từng bước được cải thiện; tổng số xã về đích nông thôn mới trên toàn tỉnh đến cuối năm 2021 đạt 62 xã, chiếm 48,1% tổng số xã...

Phát huy những thành quả đã đạt được trong thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đoàn kết một lòng, quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2022 và cả nhiệm kỳ 2021-2026, góp phần vào hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Vùng Thủ đô phát triển.

Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!

ĐỖ ĐẠT (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khi Công đoàn đồng hành, người lao động được tri ân

Khi Công đoàn đồng hành, người lao động được tri ân

Tháng Công nhân năm 2025 đang đến gần, mang theo những kỳ vọng mới, tinh thần mới và những hành động cụ thể từ các cấp Công đoàn huyện Thanh Trì. Không chỉ là dịp ôn lại truyền thống, Tháng Công nhân năm nay được tổ chức với tinh thần “hướng về người lao động”, bằng các chương trình trọng điểm, thiết thực, góp phần lan tỏa công tác chăm lo và khẳng định vai trò tiên phong của giai cấp công nhân trong công cuộc phát triển đất nước.
LĐLĐ thành phố Hà Nội tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho công nhân, viên chức, lao động

LĐLĐ thành phố Hà Nội tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho công nhân, viên chức, lao động

Ngày 18/4, trong khuôn khổ Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2025, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức khám sức khỏe, tầm soát phát hiện sớm ung thư cho công nhân, viên chức, lao động.
Nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa

Nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa

Sáng 18/4, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội tổ chức Hội thảo về “Giải pháp tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hoá, khu phát triển thương mại và văn hoá” với sự tham gia của trên 120 đại biểu. Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn chủ trì hội thảo.
“Cu li không bao giờ khóc” giành giải Phim hay nhất tại Liên hoan phim châu Á lần thứ 22

“Cu li không bao giờ khóc” giành giải Phim hay nhất tại Liên hoan phim châu Á lần thứ 22

Tác phẩm điện ảnh “Cu li không bao giờ khóc” của đạo diễn Phạm Ngọc Lân đã xuất sắc giành giải Phim hay nhất tại Liên hoan phim châu Á lần thứ 22 (Asian Film Festival-AFF22), diễn ra tại thủ đô Rome, Italy từ ngày 8-16/4.
“Những chặng đường bụi bặm” tập 18: Nguyên đối mặt cú sốc cha đứa trẻ, ông Nhân bị lật mặt bí mật quá khứ

“Những chặng đường bụi bặm” tập 18: Nguyên đối mặt cú sốc cha đứa trẻ, ông Nhân bị lật mặt bí mật quá khứ

Tập 18 của “Những chặng đường bụi bặm” (phát sóng 20h00 thứ Sáu, 18/4 trên VTV3) sẽ chính thức mở màn cho giai đoạn cao trào nhất của bộ phim, khi những bí mật sâu kín bị lôi ra ánh sáng, buộc từng nhân vật phải đối diện với sự thật và hậu quả của chính mình.
Hà Nội: Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Hà Nội: Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Sáng nay (18/4), Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương chủ trì lễ phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025. Tại buổi lễ phát động, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố đã tiếp nhận ủng hộ của 48 tổ chức, cá nhân với tổng số tiền hơn 40 tỷ đồng.
Sôi nổi các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sôi nổi các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sáng 18/4, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm (2023 - 2025) đã tổ chức Họp báo về các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Tin khác

Sôi nổi các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sôi nổi các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sáng 18/4, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm (2023 - 2025) đã tổ chức Họp báo về các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài thông tin việc sắp xếp phường, xã

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài thông tin việc sắp xếp phường, xã

Theo Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài, Hà Nội có 526 xã, phường, thị trấn, tới đây có thể 3-4 xã, phường, thị trấn sẽ thành một đơn vị; cán bộ quận, huyện, thị xã sẽ về cấp xã tham gia hệ thống chính trị... Thành phố sẽ thực hiện trên tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng”, rất khẩn trương, nhưng phải ổn định và trật tự; đồng thời không để gián đoạn, ảnh hưởng đến công việc.
Đề xuất phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi

Đề xuất phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi

Ngày 17/4, tiếp tục Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi.
Chưa có căn cứ, cơ sở đề xuất điều chỉnh lương cơ sở vào năm 2026

Chưa có căn cứ, cơ sở đề xuất điều chỉnh lương cơ sở vào năm 2026

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, nguồn kinh phí để chi trả cho đối tượng chịu tác động trực tiếp của việc sắp xếp tổ chức bộ máy rất lớn, nên chưa đề xuất năm 2026 có điều chỉnh mức lương cơ sở cho các đối tượng có liên quan hay không.
UBTVQH cho ý kiến về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu

UBTVQH cho ý kiến về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu

Ngày 17/4, tiếp tục Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội.
Đề xuất thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự

Đề xuất thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự

Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tối cao Nguyễn Huy Tiến cho biết, Nghị quyết được xây dựng nhằm thực hiện thí điểm VKSND khởi kiện vụ án dân sự công ích nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn hiện nay.
Đồng Nai: Lấy mẫu AND để xác định danh tính của 64 liệt sỹ

Đồng Nai: Lấy mẫu AND để xác định danh tính của 64 liệt sỹ

Ngày 16/4, Công an tỉnh Đồng Nai phối hợp với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) và Công ty cổ phần GeneStori thu mẫu cho các mẹ liệt sỹ, Mẹ Việt Nam Anh hùng và thân nhân của liệt sĩ chưa xác định được danh tính tại 11 huyện, thành phố trên địa bàn.
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 11

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 11

Sáng 16/4, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Tổng Bí thư Tô Lâm dự, phát biểu chỉ đạo Hội nghị tại điểm cầu Trung ương. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 11 (Khóa XIII).
Chính quyền cấp xã phải sát dân, không hình thành cấp huyện thu nhỏ

Chính quyền cấp xã phải sát dân, không hình thành cấp huyện thu nhỏ

Căn cứ tiêu chí và thực tế, địa phương chủ động nghiên cứu, xây dựng phương án, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định thực hiện sắp xếp, tên gọi, địa điểm đặt trụ sở xã, bảo đảm chính quyền cấp xã gần dân, sát dân, tiết giảm chi phí, không hình thành cấp huyện thu nhỏ.
Chính quyền cấp tỉnh sau sắp xếp hoạt động chậm nhất ngày 15/9

Chính quyền cấp tỉnh sau sắp xếp hoạt động chậm nhất ngày 15/9

Theo Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp hoàn thành xong việc kiện toàn tổ chức bộ máy và chính thức đi vào hoạt động chậm nhất là ngày 15/9/2025.
Xem thêm
Phiên bản di động