Hỗ trợ tiền thuê nhà cho khoảng 3,4 triệu người lao động

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội dự kiến sẽ có 3,4 triệu người lao động được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà trọ theo Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg ngày 28/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
[Infographic] Hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động trong Khu công nghiệp, khu chế xuất Người lao động được hỗ trợ tiền thuê nhà Mong chính sách nhân văn sớm đi vào cuộc sống

Chiều 30/3, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổ chức họp báo thông tin Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động, với sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Văn Thanh.

Hai chính sách hỗ trợ người lao động

Phát biểu khai mạc Họp báo, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Văn Thanh cho biết, từ năm 2020 đến nay Việt Nam đã trải qua các đợt dịch Covid-19 với quy mô, địa bàn và mức độ lây lan rộng, phức tạp và khó lường hơn. Đặc biệt, đợt dịch thứ 4 từ ngày 27/4/2021 đến nay là đợt dịch nghiêm trọng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước, tác động mạnh đến việc làm, thu nhập, đời sống của người dân, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, nhất là trong khu vực cách ly, phong tỏa, giãn cách xã hội.

Hỗ trợ tiền thuê nhà cho khoảng 3,4 triệu người lao động
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Văn Thanh chủ trì buổi họp báo

Năm 2021, thị trường lao động bị tác động tiêu cực theo nhiều chiều hướng: Nguồn cung lao động suy giảm do người lao động e sợ dịch bệnh nên đã tạm thời rút khỏi thị trường; số lao động có việc làm giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm qua, tỷ lệ lao động thiếu việc làm, thất nghiệp làm tăng cao.

Do tác động của đại dịch Covid-19 đã có sự dịch chuyển lao động lớn từ thành thị về nông thôn, từ các trung tâm kinh tế lớn về các tỉnh gây ra nguy cơ thiếu hụt lao động cho khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh tại các khu vực kinh tế trọng điểm. Trước tình hình đó, Quốc hội, Chính phủ đã thông qua các Nghị quyết ban hành chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động đang ở thuê, ở trọ, có quan hệ lao động, làm việc trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực kinh tế trọng điểm.

Bộ LĐ-TB&XH đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg ngày 28/3/2022 Quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động. Mục tiêu chính của chính sách là góp phần phục hồi thị trường lao động qua việc hỗ trợ, thu hút lao động quay lại thị trường, chia sẻ, hỗ trợ cho người lao động còn khó khăn về nhà ở yên tâm làm việc; hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh giữ chân người lao động để phục hồi sản xuất kinh quanh, góp phần phục hồi kinh tế - xã hội theo Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ.

Thông tin tại Họp báo, Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH) Vũ Trọng Bình cho biết, Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg gồm có 4 chương và 14 điều, quy định thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động có quan hệ lao động, đang ở thuê, ở trọ, làm việc trong các khu vực: (1) Khu công nghiệp, khu chế xuất được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế; (2) Khu vực kinh tế trọng điểm gồm: Khu kinh tế được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định số 82/2018/NĐ-CP và 24 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc 4 vùng kinh tế trọng điểm được quy hoạch, thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Quyết định nhằm thực hiện hai chính sách. Thứ nhất là chính sách hỗ trợ người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp. Cụ thể là hỗ trợ người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp tại khu công nghiệp, khu chế xuất hoặc khu vực kinh tế trọng điểm được hưởng mức hỗ trợ 500.000 đồng/tháng, tối đa 3 tháng. Thứ hai là chính sách hỗ trợ người lao động quay trở lại thị trường lao động. Theo đó, người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh tại khu công nghiệp, khu chế xuất hoặc khu vực kinh tế trọng điểm được nhận mức hỗ trợ 1 triệu đồng/tháng, tối đa 3 tháng, phương thức chi trả hằng tháng.

Đảm bảo công khai minh bạch, đúng đối tượng

Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg quy định rõ nguyên tắc thực hiện, đó là bảo đảm hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không để lợi dụng, trục lợi chính sách. Không hỗ trợ đối với người lao động không đề nghị được hỗ trợ. Trường hợp người lao động làm việc theo hợp đồng lao động cho nhiều người sử dụng lao động thì được hỗ trợ tại nơi tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc. Mỗi đối tượng chỉ được hỗ trợ 1 lần trong 1 tháng và không quá 3 tháng.

Hỗ trợ tiền thuê nhà cho khoảng 3,4 triệu người lao động
Toàn cảnh buổi họp báo

Để đảm bảo nguyên tắc kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không để lợi dụng, trục lợi chính sách, theo Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Văn Thanh, Bộ LĐ-TB&XH sẽ chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách đối với người lao động, đồng thời, hướng dẫn, xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện.

Bộ Công an hướng dẫn cập nhật kết quả hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác thực thông tin người lao động. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra, xác minh thông tin đối tượng được hỗ trợ trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đảm bảo việc hỗ trợ đúng đối tượng, tránh trùng lặp, lợi dụng chính sách để trục lợi, vi phạm pháp luật. Bảo hiểm xã hội Việt Nam chịu trách nhiệm hướng dẫn việc xác nhận tình trạng tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Văn Thanh cũng cho biết, khi người lao động đủ các điều kiện theo quy định, người sử dụng lao động sẽ gửi danh sách người lao động đang thuê trọ đến Cơ quan Bảo hiểm xã hội để xác nhận người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội. Việc thực hiện chi trả tại doanh nghiệp, thời gian từ lúc Ủy ban nhân dân (UBND) cấp huyện tiếp nhận hồ sơ đến khi UBND cấp tỉnh ra quyết định hỗ trợ cho người lao động là 4 ngày. Kể từ ngày nhận được kinh phí hỗ trợ của UBND cấp tỉnh, doanh nghiệp chi trả cho người lao động trong thời gian 2 ngày.

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Văn Thanh nhấn mạnh, chính sách hỗ trợ tiền thuê trọ cho người lao động không chỉ hỗ trợ cho người lao động mà còn hỗ trợ cho doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp muốn giữ chân người lao động thì phải nhanh chóng lập danh sách, nhanh chi trả tiền cho người lao động.

Trong khi đó, trả lời câu hỏi của báo giới về tổng số tiền ngân sách dành cho việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động, Cục trưởng Cục Việc làm Vũ Trọng Bình cho biết, việc ban hành Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg nhằm thực hiện chính sách tài khóa hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội được nêu tại Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30-1-2022 của Chính phủ và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình. Trong đó, xác định sử dụng khoảng 6,6 nghìn tỷ đồng từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2021 để hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động có quan hệ lao động, đang ở thuê, ở trọ, làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực kinh tế trọng điểm.

Trên cơ sở báo cáo khảo sát của các địa phương, Bộ LĐ-TB&XH dự kiến sẽ có 3,4 triệu người lao động được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ này.

Phạm Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Ba Đình xây dựng hệ thống truyền tin báo cháy từ cơ sở

Quận Ba Đình xây dựng hệ thống truyền tin báo cháy từ cơ sở

(LĐTĐ) Trong công tác phòng cháy, chữa cháy, "tốc độ" là một yếu tố vô cùng quan trọng, để tăng cường công tác này, quận Ba Đình đã triển khai lắp đặt tại các trụ sở đơn vị thuộc quận hệ thống truyền tin báo cháy và tiếp nhận thông tin. Đây chính là giải pháp bổ sung cần thiết để có thể sớm ngăn chặn ảnh hưởng của cháy nổ.
Không yêu cầu sổ hộ khẩu, sổ tạm trú khi giao dịch với cơ quan Bảo hiểm xã hội

Không yêu cầu sổ hộ khẩu, sổ tạm trú khi giao dịch với cơ quan Bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đề nghị BHXH các tỉnh, thành phố nghiêm túc quán triệt chỉ đạo: Không yêu cầu công dân nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú khi thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) thuộc thẩm quyền giải quyết của ngành BHXH Việt Nam.
Ra mắt Tuyển tập thơ “Công đoàn quận Long Biên - niềm tin của đoàn viên và người lao động”

Ra mắt Tuyển tập thơ “Công đoàn quận Long Biên - niềm tin của đoàn viên và người lao động”

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 20 năm thành lập (9/12/2003 - 9/12/2023), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên đã ra mắt Tuyển tập thơ với chủ đề “Công đoàn quận Long Biên - niềm tin của đoàn viên và người lao động”.
TPHCM: Sôi động không gian "sức sống mới từ phế thải"

TPHCM: Sôi động không gian "sức sống mới từ phế thải"

(LĐTĐ) Ngày 10/12, Ủy ban nhân dân (UBND) quận 12, thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tổ chức “Ngày hội Môi trường” và các hoạt động hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023.
Hà Nội: Doanh nghiệp chuẩn bị nguồn cung hàng hóa dịp Tết Nguyên Đán

Hà Nội: Doanh nghiệp chuẩn bị nguồn cung hàng hóa dịp Tết Nguyên Đán

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 đang cận kề, cùng với việc triển khai các chương trình bình ổn giá, đảm bảo nguồn cung ứng hàng hóa dồi dào, theo Sở Công Thương Hà Nội, đến thời điểm hiện tại các doanh nghiệp đã xây dựng kế hoạch khai thác hàng hóa phục vụ Tết tăng trung bình từ 7 - 25%, tùy từng mặt hàng so với Kế hoạch phục vụ Tết năm 2023 và mọi công tác phục vụ nhu cầu mua sắm Tết của người dân đã sẵn sàng.
Hơn 1.000 người tham gia Giải chạy “Tự hào hàng Việt Nam” năm 2023

Hơn 1.000 người tham gia Giải chạy “Tự hào hàng Việt Nam” năm 2023

(LĐTĐ) Nhằm nâng cao nhận thức và lan tỏa thông điệp “Tự hào hàng Việt Nam” tới cộng đồng. Qua đó, tạo lập sức mạnh đoàn kết, tinh thần tự hào, tự tôn với hàng Việt Nam, lan tỏa trong cộng đồng cùng chung tay phát triển và tiêu dùng hàng Việt Nam. Sáng nay (10/12), tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Giải chạy “Tự hào hàng Việt Nam”.
Doanh nghiệp có thể chọn 1 trong 3 phương án nghỉ Tết Âm lịch 2024 cho người lao động

Doanh nghiệp có thể chọn 1 trong 3 phương án nghỉ Tết Âm lịch 2024 cho người lao động

(LĐTĐ) Theo Thông báo 5015/TB-LĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, người sử dụng lao động có thể chọn 1 trong 3 phương án nghỉ lễ Tết Âm lịch 2024 cho người lao động.

Tin khác

Kỳ cuối: Hoàn thiện pháp lý, huy động mọi nguồn lực phát triển nhà ở công nhân

Kỳ cuối: Hoàn thiện pháp lý, huy động mọi nguồn lực phát triển nhà ở công nhân

(LĐTĐ) Thấu hiểu những mong mỏi của công nhân lao động, Chính phủ ban hành Quyết định 388/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030”. Tuy nhiên từ chủ trương đến thực tiễn vẫn còn nhiều rào cản và cần sự chung tay của Nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức, người sử dụng lao động nhiều hơn nữa trong tháo gỡ các vướng mắc khó khăn.
Kỳ 2: Cần thêm những trợ lực để công nhân được sống an toàn

Kỳ 2: Cần thêm những trợ lực để công nhân được sống an toàn

(LĐTĐ) Trong quá trình phát triển đất nước, các đô thị lớn phát triển khu công nghiệp thì người lao động di cư tự nhiên từ nông thôn ra thành thị để tìm việc làm, tăng thu nhập là tất yếu. Sống trong những nhà trọ chật hẹp, cả người lao động và chủ trọ đều mong muốn sớm được hoàn thiện chính sách quản lý, chính sách với nhà đầu tư, với người lao động thu nhập thấp (cho vay, trả góp…). Chính sách gắn với pháp chế - công khai - minh bạch - sự tham gia (tham gia xây dựng và kiểm tra giám sát của chủ đầu tư, người mua nhà, Nhà nước, khuyến khích sự tham gia của tổ chức xã hội).
Kỳ 1: Giấc mơ an cư vẫn là bài toán khó

Kỳ 1: Giấc mơ an cư vẫn là bài toán khó

(LĐTĐ) Thực hiện Nghị quyết của Đảng, quyết định của Chính phủ, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chương trình hành động số 25-CTr/TU thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TƯ ngày 24/1/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó, Hà Nội sẽ tập trung phát triển các khu nhà ở xã hội tập trung; tiếp tục rà soát các quỹ đất để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; đa dạng hóa các nguồn lực phát triển nhà ở xã hội; ưu tiên phát triển nhà ở cho công nhân, nhà ở cho người lao động và các thiết chế khác trong khu công nghiệp... Đặc biệt, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV vừa thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi), hy vọng sẽ là căn cứ pháp lý quan trọng để các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm hơn nữa đến nhà ở công nhân và các thiết chế đi kèm.
Kỳ cuối: Tăng “đề kháng” - việc không thể chậm trễ!

Kỳ cuối: Tăng “đề kháng” - việc không thể chậm trễ!

(LĐTĐ) Để xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh, có bản lĩnh chính trị vững vàng thì công tác giáo dục tư tưởng chính trị phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, đồng bộ ở các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, doanh nghiệp và cả sự chủ động của chính người lao động. Trong những năm tới, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội dự báo còn phức tạp, hội nhập thế giới ngày càng sâu rộng, có thể xuất hiện những yếu tố mới. Bối cảnh ấy đặt ra những thách thức không nhỏ. Việc củng cố, bồi đắp nền tảng tư tưởng cho công nhân lao động đang là một yêu cầu cấp thiết, nhiệm vụ trọng tâm góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ sự tồn vong của chế độ.
Kỳ 3: Tấm khiên Công đoàn

Kỳ 3: Tấm khiên Công đoàn

(LĐTĐ) Nhận thức rõ nhu cầu của công nhân lao động trong việc tiếp cận kiến thức pháp luật để có thể tự bảo vệ mình trong quan hệ lao động và được làm việc, sinh sống trong một môi trường an toàn, đảm bảo an ninh trật tự, tổ chức Công đoàn đã triển khai nhiều giải pháp để nắm chắc tình hình công nhân, ổn định quan hệ lao động, đảm bảo an ninh trong công nhân. Từ đó, giúp công nhân nắm rõ và nghiêm túc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tỉnh táo trước những luận điệu sai trái, không bị xúi giục, kích động thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật.
Kỳ 2: Nhận diện thách thức trong tình hình mới

Kỳ 2: Nhận diện thách thức trong tình hình mới

(LĐTĐ) Trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, trước sự phát triển với tốc độ ngày càng nhanh của khoa học, công nghệ và yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đã bộc lộ một số hạn chế trong lực lượng công nhân lao động nước ta. Những vấn đề mới xuất hiện trong đời sống công nhân lao động, làm phát sinh và ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự tại một số địa phương; nhiều loại tội phạm len lỏi vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, nơi ở công nhân đe dọa cuộc sống yên bình của công nhân lao động… Với sứ mệnh của tổ chức Công đoàn, vai trò định hướng tư tưởng, truyền thông chính sách pháp luật trong bối cảnh hiện nay là thực sự cần thiết; đặc biệt trong thể chế nền kinh tế thị trường ngày càng hoàn thiện, đã đặt ra những yêu cầu mới, thách thức mới.
Giáo dục chính trị, tư tưởng - nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách bảo vệ giai cấp công nhân

Giáo dục chính trị, tư tưởng - nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách bảo vệ giai cấp công nhân

(LĐTĐ) Thời gian vừa qua, tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, các vụ án tham ô, tham nhũng xảy ra… xét ở góc độ tâm lý cũng có những tác động đáng kể đến tư tưởng của nhiều tầng lớp nhân dân, trong đó có lực lượng công nhân lao động. Đã có những so sánh giữa giàu và nghèo, giữa lao động và hưởng thụ, những tư tưởng tiêu cực, bất mãn xuất hiện. Trong khi đó, hiện nay, phần nhiều công nhân lao động có trình độ học vấn chưa cao; đời sống vật chất còn khó khăn, đời sống văn hóa tinh thần còn nghèo nàn dẫn đến nhận thức xã hội, lý tưởng sống còn hạn chế. Và các thế lực thù địch đã triệt để tận dụng điều này để không ngừng xuyên tạc, kích động, lợi dụng sự non yếu về nhận thức chính trị của công nhân để tấn công tư tưởng, hòng làm cho họ xa rời lập trường giai cấp, phai nhạt lý tưởng cách mạng; mục tiêu xa hơn là nhằm làm suy yếu, chia rẽ mối đoàn kết dân tộc, chống phá Đảng và Nhà nước ta.
Để công nhân có cái Tết đủ, đầy

Để công nhân có cái Tết đủ, đầy

(LĐTĐ) Nhằm chuẩn bị chu đáo cho việc chăm lo Tết cho người lao động (NLĐ) trên địa bàn, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) cùng các sở ngành các tỉnh, thành phố đã bắt đầu bắt tay vào chuẩn bị. Cụ thể, thông tin về các kế hoạch chăm lo Tết Giáp Thìn năm 2024 cho NLĐ, ông Nguyễn Thành Đô, Trưởng ban Chính sách - Pháp luật LĐLĐ thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cho biết, đơn vị sẽ tổ chức nhiều hoạt động nhằm chăm lo cho đoàn viên (ĐV), NLĐ vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.
Công nhân sẽ có nguồn cung nhà

Công nhân sẽ có nguồn cung nhà

(LĐTĐ) Theo Luật Nhà ở (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam là cơ quan chủ quản dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội bằng nguồn tài chính công đoàn cho công nhân, người lao động thuộc đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội thuê..
Hà Nội phấn đấu 100% Khu công nghiệp có nhà ở công nhân

Hà Nội phấn đấu 100% Khu công nghiệp có nhà ở công nhân

(LĐTĐ) UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 276/KH-UBND ngày 22/11 về triển khai chỉnh trang các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trong đó, phấn đấu đến năm 2030, 100% các KCN được quy hoạch và triển khai đầu tư xây dựng nhà ở công nhân và thiết chế văn hóa cho người lao động.
Xem thêm
Phiên bản di động