Hình tượng La Hầu trong văn hóa và kiến trúc Việt Nam
Dấu ấn thời gian qua linh vật nghê Việt |
La Hầu, hay còn được gọi là Hổ phù, là một trong những hình ảnh được phổ biến trên hầu hết các không gian tín ngưỡng từ đình, đền, miếu, cho đến các đồ lễ khí như ngai kiệu, hương án, sập đá bia đá…
Hình tượng La Hầu góp phần khẳng định nghệ thuật trang trí cổ truyền Việt Nam nói chung và nghệ thuật trang trí kiến trúc thời Nguyễn nói riêng mang những giá trị đặc biệt, thể hiện cốt cách và tâm hồn của dân tộc.
Tọa đàm sẽ diễn ra vào 09h30 Chủ Nhật ngày 10/4/2022 theo 2 hình thức trực tiếp và trực tuyến. |
Buổi Tọa đàm “La Hầu và hình tượng La Hầu trong văn hoá - kiến trúc cổ Việt Nam” với sự tham gia của Tiến sĩ Trần Hậu Yên Thế sẽ đưa đến cho khán giả cái nhìn tổng quát về lịch sử hình thành và phát triển của La Hầu trong văn hoá tín ngưỡng và nghệ thuật cổ thế giới, cũng như trong văn hoá và kiến trúc cổ Việt Nam. Tín ngưỡng đi vào đời sống là một quy luật tất yếu trong lịch sử Việt Nam, vậy hình tướng La Hầu đã được truyền bá trong đời sống dân gian như thế nào, và liệu nó còn giữ nguyên sức sống trong đời sống văn hoá hiện đại?
Giảng viên, họa sĩ, Tiến sĩ Trần Hậu Yên Thế hiện làm việc tại khoa Lý luận, lịch sử và phê bình Mỹ thuật, Đại học Mỹ thuật Hà Nội. Anh là tác giả của những cuốn sách nghiên cứu mỹ thuật, di sản văn hóa, như: “Dịch đồ - cách tiếp cận từ thị giác”, “Đồ án trang trí mỹ thuật ở đền Vua Đinh - Lê”, “Song xưa phố cũ”… Bên cạnh lĩnh vực mỹ thuật đương đại, nhà nghiên cứu Trần Hậu Yên Thế còn thể hiện một tình yêu lớn dành cho mỹ thuật cổ của dân tộc.
Đầu năm 2018, cuốn sách “Phác họa Nghê - gã linh vật bên rìa” của nhóm tác giả Trần Hậu Yên Thế (chủ biên), Nguyễn Đức Hòa, Hồ Hữu Long ra mắt và nhận được sự chào đón nồng nhiệt của độc giả. Năm 2020, Trần Hậu Yên Thế tiếp tục cho ra đời cuốn sách “Nghê Việt tinh tuyển” tạo được tiếng vang lớn trong cộng đồng.
Không chỉ dừng lại ở đó, năm 2021, anh cùng Nhà xuất bản Mỹ thuật phối hợp phát hành cuốn sách “Đi tìm khuôn mặt La Hầu” - công trình nghiên cứu về dạng thức, vị trí và nghệ thuật Đồ án La Hầu trong trang trí kiến trúc, đặc biệt là kiến trúc cổ dân tộc.
Tọa đàm “La Hầu và hình tượng La Hầu trong văn hoá - kiến trúc cổ Việt Nam” sẽ diễn ra vào 9h30 Chủ Nhật ngày 10/4 tới đây theo 2 hình thức trực tiếp tại Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám và trực tuyến qua Fanpage Không gian Văn hoá Quốc Tử Giám và kênh Youtube Không gian Văn hoá Quốc Tử Giám.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40