Hiệu quả từ mô hình “Tuyến phố an toàn thực phẩm có kiểm soát”
Cần siết chặt an toàn thực phẩm cho bánh trung thu Nâng cao kiến thức an toàn thực phẩm cho hội viên, phụ nữ Trang bị kiến thức phòng cháy, chữa cháy và đảm bảo an toàn thực phẩm cho doanh nghiệp |
Năm 2018, thành phố Hà Nội đưa vào triển khai thí điểm mô hình “Tuyến phố an toàn thực phẩm có kiểm soát” tại 8 quận, huyện, đến nay mô hình được nhân rộng ra các quận, huyện. Từ nay đến cuối năm 2022, Hà Nội sẽ triển khai 20 tuyến phố an toàn thực phẩm có kiểm soát, đồng thời duy trì an toàn thực phẩm tuyến phố văn minh tại 30 quận, huyện, thị xã.
Các chủ cơ sở kinh doanh được tuyên truyền nâng cao kiến thức, kinh doanh các sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm |
Để đạt hiệu quả trong quá trình triển khai, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội đã tập trung triển khai từ việc tổ chức kiểm tra sức khỏe, tập huấn cho người kinh doanh 10 nguyên tắc vàng chế biến thực phẩm, đến việc hướng dẫn các cơ sở khắc phục điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, cung cấp thông tin địa chỉ các đơn vị kinh doanh thực phẩm an toàn.
Đến nay, theo đánh giá của Sở Y tế Hà Nội, nhìn chung tại các “Tuyến phố an toàn thực phẩm có kiểm soát” đều có sự thay đổi rõ rệt cả về cảnh quan lẫn ý thức chấp hành quy định về an toàn thực phẩm của người kinh doanh và người tiêu dùng.
Mô hình đã có những chuyển biến tích cực trong quản lý an toàn thực phẩm đối với người bán hàng. Thông qua mô hình, kiến thức thực hành của người quản lý, người kinh doanh thực phẩm, người tiêu dùng tăng lên; điều kiện cơ sở vật chất, việc chấp hành các quy định an toàn thực phẩm của chủ cơ sở được cải thiện, nâng cao nhận thức vai trò quản lý của các cấp chính quyền.
Có mặt tại phố Nguyễn Văn Lộc (quận Hà Đông), người dân cho biết từ khi mô hình được triển khai, các cửa hàng cung cấp thực phẩm an toàn được mở ra ngày càng nhiều giúp tạo được sự minh bạch về nguồn gốc sản phẩm, giúp họ có thêm sự lựa chọn các mặt hàng thực phẩm.
Chị Nguyễn Thị Nhung (phường Mộ Lao, quận Hà Đông) chia sẻ: “Việc triển khai các tuyến phố an toàn thực phẩm đã tạo địa chỉ an toàn cho người dân khi sử dụng các dịch vụ ăn uống, qua đó cũng góp phần nâng cao được hình ảnh, nét đẹp của tuyến phố đối với khách hàng”.
Không chỉ tại các tuyến phố, việc đảm bảo an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn Thủ đô cũng được các cấp, ngành đặc biệt quan tâm. Để đảm bảo an toàn thực phẩm, Ban Quản lý chợ, Hội Liên hiệp Phụ nữ các quận, huyện đã tổ chức tuyên truyền, vận động hộ kinh doanh thực hiện đúng các quy định về an toàn thực phẩm.
Các hộ kinh doanh ký cam kết thực hiện đảm bảo các biệp pháp an toàn trong sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, thực hiện ba không: không sản xuất không an toàn; không giết mổ gia súc, gia cầm không an toàn; không sử dụng phụ gia thực phẩm không trong danh mục cho phép trong sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm…
Cụ thể, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Thành phố phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân và các ban ngành trên địa bàn tổ chức tọa đàm, hội nghị tập huấn cho mạng lưới hội các cấp, với tổng số 50 cuộc/3.500 lượt tham dự; tổ chức hội nghị, tập huấn cho chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia chế biến thực phẩm, người tiêu dùng với 296 lớp/12.829 người tham dự. Hướng dẫn ký cam kết đảm bảo về an toàn thực phẩm tới 3.960 cơ sở.
Các hoạt động trên đã nâng cao nhận thức, trách nhiệm của chủ cơ sở kinh doanh trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm đối với mặt hàng kinh doanh của gia đình. Chị Nguyễn Thị Thanh Thủy (chủ cửa hàng kinh doanh thực phẩm chín tại chợ Hà Đông, quận Hà Đông) chia sẻ: “Chúng tôi tham gia các nhóm xung kích đảm bảo an toàn thực phẩm, các thành viên đã nhận thức được về mối nguy hại đối với người tiêu dùng khi sử dụng thực phẩm không an toàn. Theo đó vì sức khỏe cộng đồng, chúng tôi không sử dụng, bán thực phẩm không rõ nguồn gốc, không bảo đảm chất lượng để mang lại sự an toàn cho khách hàng”.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 22:12
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Infographic 04/11/2024 20:52
EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 17:32
Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 17:26
Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:36
Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:25
Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:05
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng tặng cán bộ tiền khởi nghĩa
Thủ đô 04/11/2024 15:24
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với 5 dự án đầu tư kéo dài, chậm triển khai
Chỉ đạo - Điều hành 04/11/2024 13:36
Phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng nông nghiệp sinh thái, bền vững
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 12:25