Hiệu quả chuyển đổi số nhìn từ tỉnh Thái Nguyên

(LĐTĐ) Dù là tỉnh trung du, song Thái Nguyên hiện là một trong những địa phương dẫn đầu về chuyển đổi số, với “quỹ đạo” chính quyền số, xã hội số, kinh tế số đã, đang vận hành một cách hiệu quả.
Lan tỏa chuyển đổi số tới từng người dân Đẩy nhanh chuyển đổi số để hướng đến xã hội số Thái Nguyên và Đại học Bách khoa Hà Nội hợp tác về chuyển đổi số

Xác định cách mạng 4.0 với sự phát triển như vũ bão của khoa học, công nghệ vào tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội là xu thế không thể đảo ngược. Ở đâu nắm bắt nhanh xu thế này sẽ mở ra cơ hội lớn cho phát triển kinh tế. Chính vì thế, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII xác định: “Phát triển nhanh và bền vững, dựa chủ yếu vào khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Phải đổi mới tư duy và hành động, chủ động nắm bắt kịp thời, tận dụng hiệu quả các cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 gắn với quá trình hội nhập quốc tế để cơ cấu lại nền kinh tế, phát triển kinh tế số, xã hội số và coi đây là nhân tố quyết định nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh”.

Hiệu quả chuyển số nhìn từ Thái Nguyên
Thủ tướng Phạm Minh Chính trong lần đến thăm Trung tâm điều hành thông minh tỉnh Thái Nguyên

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng và Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia, ngày 31/12/2020, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Nghị quyết số 01 về Chương trình chuyển đổi số tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Đồng thời, Thái Nguyên cũng là địa phương đầu tiên lấy ngày 31/12 hàng năm là ngày chuyển đổi số của tỉnh.

Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, sự phối hợp với các bộ, ngành chức năng Trung ương và tập đoàn, doanh nghiệp, sự nỗ lực của các cấp chính quyền… đến nay mới chỉ gần 3 năm, việc chuyển đổi số để tiến tới mô hình chính quyền số, xã hội số, kinh tế số của Thái Nguyên đã thu được những kết quả tích cực.

Chỉ riêng trên bình diện kinh tế, từ giao dịch ở hệ thống chợ đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, hộ gia đình đã và đang tự đổi mới công nghệ, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, bán hàng, cung cấp sản phẩm, dịch vụ trên các nền tảng số. Toàn tỉnh hiện có khoảng gần 70 chợ theo mô hình chợ 4.0 (không dùng tiền mặt, thanh toán bằng thẻ hoặc QR code), có 100% các tổ chức, doanh nghiệp, hộ và cá nhân kinh doanh trên địa bàn tỉnh đã sử dụng hóa đơn điện tử, kê khai thuế điện tử; số doanh nghiệp nộp thuế điện tử, không dùng tiền mặt đạt trên 98%. Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh đang quảng bá, giới thiệu 2.600 sản phẩm; trên 68.000 tài khoản kinh doanh trực tuyến của các hộ sản xuất nông nghiệp được kích hoạt.

Thống kê cho hay, toàn tỉnh hiện có 324 doanh nghiệp công nghệ số, tổng doanh thu kinh tế số trên địa bàn năm 2022 đạt trên 833 nghìn tỷ đồng. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2023, doanh thu từ kinh tế số của tỉnh đạt khoảng 357 nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, 100% cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trường đại học, cao đẳng; 100% cơ sở khám, chữa bệnh, các bệnh viện, trung tâm y tế cấp huyện thực hiện thanh toán học phí, viện phí không dùng tiền mặt. Thái Nguyên cũng đã rà soát các đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội, trong đó tạo tài khoản chi trả đối với 32.314/40.734 đối tượng, đạt 79,33%... Cạnh đó, Thái Nguyên cũng đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác đảng qua Sổ tay đảng viên điện tử (do Viettel xây dựng). Đây là một bước tiến mới về chuyển đổi số trong lĩnh vực công tác đảng và đến thời điểm này, Sổ tay đảng viên đã“phủ sóng gần hết số lượng đảng viên trên địa bàn tỉnh.

Hiệu quả chuyển số nhìn từ Thái Nguyên
Chuyển đổi số đã đi sâu vào tất cả lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh, khi người dân các miền quê của tỉnh đi chợ cũng sử dụng quét mã QR code - không dùng tiền mặt (Ảnh: ND)

Riêng lĩnh vực công đoàn, từ năm 2021 đến nay, LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên đã triển khai chương trình 100% hội nghị không sử dụng văn bản giấy. Tất cả các tài liệu đều được gửi qua hòm thư điện tử, gửi trên hệ thống quản lý văn bản và mới đây nhất là sử dụng mã quét QR-code trên Smart phone để nhận tài liệu. Chỉ gửi văn bản giấy đối với những loại văn bản có tính chất là cơ sở pháp lý như về công tác cán bộ; đơn, thư của công dân; văn bản liên quan đến dự toán, thanh toán, quyết toán tài chính; hồ sơ thi đua, khen thưởng.

Hiện 100% Công đoàn cấp trên cơ sở đã sử dụng và theo dõi, quản lý đoàn viên của mình qua phần mềm quản lý đoàn viên. Qua đó, công đoàn chủ động điều hành và triển khai hoạt động công đoàn tại cơ quan, đơn vị. Đồng thời giới thiệu về các mô hình hoạt động công đoàn tiêu biểu, cách làm sáng tạo hiệu quả, những tấm gương cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức lao động tiêu biểu, có nhiều đóng góp trong hoạt động và trong các phong trào thi đua.

Theo Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên Nguyễn Thanh Hải, chuyển đổi số không những chỉ mang lại cuộc sống ấm no, sung túc về vật chất cho người dân mà tỉnh còn mong muốn, hướng tới những cảm nhận vui vẻ, hạnh phúc của người dân thông qua quá trình chuyển đổi số tại địa phương. Ví dụ đơn giản, mỗi khi một em bé tỉnh Thái Nguyên chào đời, sẽ được cập nhật ngay vào hệ thống ứng dụng C - Thái Nguyên và Chủ tịch tỉnh sẽ có một bức thư gửi ngay tới bố mẹ em bé để chúc mừng một công dân mới của tỉnh...

Để Thái Nguyên phát triển xứng tầm với vị thế Vùng Thủ đô trong dòng chảy của cách mạng công nghệ và tiến bộ khoa học, kỹ thuật, Đảng bộ tỉnh vẫn lựa chọn chuyển đổi số là một trong những giải pháp trọng tâm làm “chìa khóa” để xây dựng Thái Nguyên theo phương châm: “Bình yên, sung túc, hạnh phúc và ngày càng phát triển”.

Hà Lê

Nên xem

Chuyển đổi công nghệ cao để tiến tới tăng trưởng xanh

Chuyển đổi công nghệ cao để tiến tới tăng trưởng xanh

(LĐTĐ) Để hướng tới tăng trưởng xanh, nhiều chuyên gia cho rằng, các doanh nghiệp cần phải đầu tư theo hướng công nghệ cao, ứng dụng thông minh trong quản lý vận hành, tiến tới mục tiêu phát triển "xanh", sinh thái.
Cần có chính sách về bảo hiểm xã hội cho lao động ngành Y

Cần có chính sách về bảo hiểm xã hội cho lao động ngành Y

(LĐTĐ) Có đến bệnh viện khám, điều trị; trông bệnh nhân ốm mới thấy đội ngũ y, bác sĩ (gọi tắt là người lao động) vất vả ra sao. Cơm hộp, môi trường xung quanh toàn người bệnh và mùi thuốc, nhưng họ vẫn vui vẻ, cần mẫn với công việc mà mình đã chọn.
Vì một nền tài chính đủ mạnh

Vì một nền tài chính đủ mạnh

(LĐTĐ) Bên cạnh những thành tựu to lớn sau hơn 35 năm đổi mới, Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức trong thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Môi trường sản xuất kinh doanh tiếp tục gặp khó khăn do hệ lụy từ những tác động của dịch Covid-19, khả năng cạnh tranh, sức chống chịu của nền kinh tế còn hạn chế. Vì vậy, cần có những chính sách tài chính vượt qua thách thức, hướng tới phát triển bền vững.
Hoạt động chất vấn “đúng và trúng” tạo chuyển biến trong công tác quản lý

Hoạt động chất vấn “đúng và trúng” tạo chuyển biến trong công tác quản lý

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà cho biết, năm 2023, hoạt động của HĐND Thành phố đã bám sát quy chế làm việc, nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy tinh thần đoàn kết, trí tuệ. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo được triển khai nghiêm túc, quyết liệt, toàn diện, hiệu quả, hoàn thành theo kế hoạch với chất lượng, hiệu quả cao.
Xây dựng Công đoàn Việt Nam vững mạnh toàn diện

Xây dựng Công đoàn Việt Nam vững mạnh toàn diện

(LĐTĐ) Với tinh thần phát huy dân chủ, tập trung trí tuệ, trách nhiệm cao, Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã xác định mục tiêu tổng quát của phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động công đoàn nhiệm kỳ 2023 - 2028. Trong đó, nhấn mạnh nội dung đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn, xây dựng Công đoàn Việt Nam vững mạnh toàn diện, tập trung thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.
Tìm giải pháp giữ chân người lao động

Tìm giải pháp giữ chân người lao động

(LĐTĐ) Dù đã có nhiều chính sách đãi ngộ nhưng tỉ lệ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) tại tỉnh Bình Dương vẫn nghỉ việc ngày càng tăng. Trước tình hình này Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương đã kiến nghị nhiều giải pháp.
Tin vui cho người nghỉ hưu

Tin vui cho người nghỉ hưu

(LĐTĐ) Tại Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024, Quốc hội quyết định, từ ngày 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27/NQ-TW của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.

Tin khác

Cảnh sát giao thông hướng dẫn thực hiện thủ tục hành chính trên Cổng dịch vụ công Quốc gia

Cảnh sát giao thông hướng dẫn thực hiện thủ tục hành chính trên Cổng dịch vụ công Quốc gia

(LĐTĐ) Phòng Cảnh sát giao thông - Công an thành phố Hà Nội tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện đăng ký phương tiện giao thông, nộp phạt vi phạm hành chính trên Cổng dịch vụ công Quốc gia: www.dichvucong.gov.vn.
Ra mắt nền tảng quản lý đảm bảo an toàn thông tin theo cấp độ

Ra mắt nền tảng quản lý đảm bảo an toàn thông tin theo cấp độ

(LĐTĐ) Tại hội thảo - triển lãm Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2023, Bộ Thông tin và Truyền thông đã khai trương nền tảng hỗ trợ quản lý đảm bảo an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo phục vụ xây dựng thành phố thông minh

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo phục vụ xây dựng thành phố thông minh

(LĐTĐ) Sáng 30/11, trong khuôn khổ hội nghị “Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á 2023” đã diễn ra Hội thảo “AI trong xây dựng thành phố thông minh, bền vững”.
Hà Nội được vinh danh là thành phố hấp dẫn khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Hà Nội được vinh danh là thành phố hấp dẫn khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

(LĐTĐ) Sáng 30/11, trong khuôn khổ Hội nghị thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á 2023, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức Lễ vinh danh và trao Giải thưởng thành phố thông minh Việt Nam 2023 lần thứ IV.
Xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

Xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

(LĐTĐ) Chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu, khách quan và đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, thúc đẩy chuyển đổi và xuất hiện các hình thái mới trong quản lý, vận hành, phát triển kinh tế - xã hội cũng như quản trị quốc gia. Theo các chuyên gia, việc xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm là vấn đề đặt ra hàng đầu.
Thúc đẩy chuyển đổi số báo chí góp phần phục vụ hiệu quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp

Thúc đẩy chuyển đổi số báo chí góp phần phục vụ hiệu quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp

(LĐTĐ) Chiều 29/11, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo với chủ đề "Thúc đầy chuyển đổi số báo chí góp phần phục vụ hiệu quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp". Tại Hội thảo, đại diện các cơ quan quản lý báo chí, các chuyên gia, nhà nghiên cứu và các nhà báo đã cùng chia sẻ kinh nghiệm để Bộ Tư pháp tiếp thu, tham khảo phục vụ việc xây dựng kế hoạch chuyển đổi số báo chí.
Nguyên tắc xây dựng thành phố thông minh là phục vụ nhu cầu của cư dân

Nguyên tắc xây dựng thành phố thông minh là phục vụ nhu cầu của cư dân

(LĐTĐ) Chiều 29/11, trong khuôn khổ Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á 2023 đã diễn ra phiên Hội thảo chuyên đề “Thành phố thông minh tại Châu Á” và tọa đàm Xây dựng đô thị thông minh, kết nối, phát triển - Tầm nhìn của lãnh đạo. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Hà Minh Hải tham dự Hội thảo.
Phát triển hạ tầng số thống nhất, nền tảng của đô thị thông minh

Phát triển hạ tầng số thống nhất, nền tảng của đô thị thông minh

(LĐTĐ) Theo chuyên gia Nguyễn Nhật Quang - Thành viên Hội đồng sáng lập VINASA, Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ VINASA, hạ tầng dữ liệu được coi là “bộ não” của đô thị thông minh. Đối với dữ liệu thì tính thống nhất và dùng chung là quan trọng nhất. Một đô thị mà dữ liệu của đơn vị nào do đơn vị đó giữ riêng thì không thể trở thành đô thị thông minh.
Tạo nền móng chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh

Tạo nền móng chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh

(LĐTĐ) Để tạo nền móng chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh cần phát triển hạ tầng số, nền tảng số, dữ liệu số, bảo đảm an toàn thông tin; phát triển nhân lực số; tăng cường hợp tác trong và ngoài nước, nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo trong môi trường số.
Thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp tại TP.HCM

Thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp tại TP.HCM

(LĐTĐ) Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia (Techfest) 2023 tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã thu hút hơn 200 gian hàng, giới thiệu, trưng bày các sản phẩm, dịch vụ của các trường đại học, doanh nghiệp khởi nghiệp.
Xem thêm
Phiên bản di động