Hệ thống Tổ chức tín dụng một năm vững vàng “vượt bão”

(LĐTĐ) Hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam đã trải qua một năm "vượt bão" ngoạn mục khi các nền tảng năng lực tài chính mạnh lên rõ rệt, quy mô vốn điều lệ cải thiện nhiều so với những năm trước; nhiều ngân hàng thương mại tiếp cận các chuẩn mực cao hơn và chính sách tiền tệ giữ được ổn định trên nhiều mặt trận.
Quyết liệt ngăn chặn ''tín dụng đen'' Ngăn ngừa “tín dụng đen” ẩn náu trên không gian mạng!

Đồng hành cùng doanh nghiệp vượt khó

Trước tác động tiêu cực của dịch Covid-19, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là một trong những cơ quan chức năng phản ứng một cách nhanh nhất về cơ chế hỗ trợ. Theo đó, ngay tháng 1/2020, khi đại dịch mới chỉ bắt đầu “nhen nhóm” tại Việt Nam, NHNN đã xây dựng Thông tư 01, tạo hành lang pháp lý cho các ngân hàng thương mại (NHTM) cơ cấu lại nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi đại dịch mà không phải chuyển nhóm.

Hệ thống Tổ chức tín dụng một năm vững vàng “vượt bão”
Hệ thống NHTM có một năm phát triển tốt nhất trong nhiều năm qua đối với kết quả tăng vốn điều lệ.

Khi đợt dịch bùng phát lần thứ tư trong năm 2021 với tác động sâu và rộng hơn cũng đồng nghĩa với việc cơ chế hỗ trợ cũng cần được thay đổi cho phù hợp, để có thể phát huy tác dụng một cách thực chất hơn. Theo đó, Thông tư 01 đã được sửa đổi tới 2 lần, với quy mô cũng như độ bao phủ đối tượng rộng hơn, sâu hơn. Cập nhật số liệu mới nhất từ NHNN cho biết, đến 20/12/2021, các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ với giá trị nợ lũy kế từ khi có dịch khoảng 607.000 tỷ đồng, hiện có khoảng 775.000 khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch được cơ cấu lại nợ, với dư nợ trên 296.000 tỷ đồng.

Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung vượt qua khó khăn do đại dịch Covid-19, chỉ trong năm 2020, NHNN đã có tới 3 lần liên tiếp điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành, với tổng mức giảm 1,5-2,0%/năm đối với các loại, được nhìn nhận là một trong những mức độ điều chỉnh mạnh trong khu vực.

Năm 2021, NHNN tiếp tục tạo điều kiện nới lỏng khi duy trì trạng thái vốn khả dụng dồi dào cho hệ thống, gián tiếp bình ổn lãi suất ở vùng thấp. Thông qua các đợt mua ngoại tệ khối lượng lớn, NHNN đã bơm hàng trăm nghìn tỷ đồng tiền cung ứng mà suốt từ khi đại dịch xảy ra đến nay đã không trung hòa hút bớt tiền về như thông thường. Bên cạnh đó, Nhà điều hành cũng có nhiều đợt tăng hạn mức tín dụng nhằm tạo điều kiện cho các NHTM có năng lực tạo cung tín dụng đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, đặc biệt trong nửa cuối năm 2021.

Năm qua, mặt bằng lãi suất cho vay tại Việt Nam đã giảm bình quân khoảng 0,82%/năm so với cuối 2020, trong khi mặt bằng lãi suất huy động tiếp tục duy trì ở mức thấp kỷ lục trong nhiều năm trở lại đây. Trong bối cảnh tác động của đại dịch kéo dài, điểm "đáng kinh ngạc" là nguồn lực và an toàn vốn của các ngân hàng vẫn không ngừng được củng cố năm qua.

Trước hết, nút thắt về vốn tại nhóm "Big 4" NHTM có vốn Nhà nước chi phối căng thẳng từ năm 2016 đến nay đã từng bước được tháo gỡ. Agribank đã được cấp vốn bổ sung; Vietcombank, VietinBank và BIDV đã lần lượt tăng mạnh vốn điều lệ qua cơ chế được trả cổ tức bằng cổ phiếu. Với ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế khi thị phần tín dụng chiếm tới gần 50% toàn hệ thống, quy mô vốn của nhóm trên được tăng lên tạo điều kiện quan trọng cho thúc đẩy tín dụng, đặc biệt trong bối cảnh cần thêm nguồn lực để phục hồi.

Đáng chú ý hơn, chính trong bối cảnh đại dịch, hệ thống NHTM Việt Nam lại có một năm phát triển tốt nhất trong nhiều năm qua đối với kết quả tăng vốn điều lệ. Đặc biệt khối cổ phần, mô hình năng động và linh hoạt hơn, đến tháng 9/2021 đã đạt tốc độ tăng vốn điều lệ tới gần 10% so với cuối 2020, và chưa dừng lại khi một số thành viên tiếp tục thực hiện trong quý 4. Ấn tượng này gắn với sự bùng nổ của thị trường chứng khoán, loạt NHTM nắm thời cơ phát hành thêm tăng vốn. Chính kết quả trên góp phần quan trọng thúc đẩy nhiều NHTM tiếp tục tiến thêm một bước trong nâng cao chuẩn mực hoạt động theo Basel II và thậm chí với Basel III. Và qua đó có thêm điều kiện để có thể hỗ trợ khách hàng trong đại dịch.

Đồng thời, miễn, giảm, hạ lãi suất cho trên 1,96 triệu khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch với dư nợ hơn 3,87 triệu tỷ đồng. Cùng đó, tổng số tiền lãi lũy kế đến nay tổ chức tín dụng đã miễn, giảm, hạ cho khách hàng khoảng 34.900 tỷ đồng; cho vay mới lãi suất thấp hơn so với trước dịch với doanh số lũy kế từ 23/01/2020 đến nay đạt trên 7,4 triệu tỷ đồng cho khoảng trên 1,3 triệu khách hàng.

Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt

Cũng là lĩnh vực chịu tổn thương lớn bởi Covid-19, song hệ thống ngân hàng Việt Nam năm qua cho thấy sự vững vàng, thậm chí mạnh mẽ hơn để đảm bảo vai trò huyết mạch trong thanh toán và thúc đẩy nguồn vốn phục vụ nền kinh tế. Ngành Ngân hàng Việt Nam đã để lại những dấu ấn đặc biệt trong suốt một năm qua.

Năm 2021, tỷ giá USD/VND đang hướng đến bước giảm nhẹ trên tất cả các thị trường. NHNN đã có tới 3 lần hạ mức giá mua vào USD khá mạnh trong các tháng 6, 8 và 11 năm nay. Nguồn cung ngoại tệ vào Việt Nam duy trì trạng thái tích cực, đến từ cán cân thương mại thặng dư, dòng vốn FDI giải ngân và dòng tiền kiều hối, và đặc biệt có phần chuyển hóa nguồn lực ngoại tệ trong dân cư sang VND. Trước dòng chảy thuận lợi này, NHNN tiếp tục có một năm mua ròng ngoại tệ để gia tăng dự trữ ngoại hối quốc gia.

Theo dự liệu cập nhật của một số tổ chức quốc tế, đến đầu tháng 11, dự trữ ngoại hối quốc gia đã đạt khoảng 105 tỷ USD - mức dự trữ ngoại hối cao kỷ lục của Việt Nam. Nguồn lực trên vô cùng quan trọng, vừa góp phần củng cố vị thế quốc gia, vừa tạo thêm chủ động cho điều hành chính sách tiền tệ trong một thế giới đầy biến động.

Năm 2021 chứng kiến những đợt sóng lớn nhỏ của giá vàng thế giới theo diễn biến dịch bệnh Covid-19 cùng các quyết sách lớn từ các nền kinh tế đầu tàu. Giá vàng trong nước cũng đã tăng khoảng 9,5% so với cuối 2020. Giá vàng miếng SJC thường phản ứng khá nhanh với các nhịp tăng của thị trường thế giới. Giá kim loại quý này lập vùng đỉnh 61,1-61,82 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào-bán ra vào ngày 18/11 khi giá vàng thế giới vượt ngưỡng 1.870 USD/ounce, cùng tình hình làm phát ở các quốc gia tăng cao, thông tin Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bắt đầu thu hẹp chính sách nới lỏng và hướng tới tăng lãi suất...

Tuy nhiên, với các nhịp điều chỉnh, giá vàng trong nước lại gần như duy trì đi ngang, đôi khi còn chuyển động ngược chiều. Điều này khiến cho khoảng cách giá giữa hai thị trường ngày càng được nới rộng, hiện đang ở mức cao kỷ lục, quanh 11 triệu đồng/lượng. Khi chênh lệch quá lớn này không còn mang tính thời điểm, mà trở nên kéo dài đã định hình một bất cập lớn trên thị trường. Còn về tình hình chung, trong năm 2021 thị trường vàng tương đối ổn định, không có nhiều xáo trộn xét ở khía cạnh tạo hiện tượng người dân xếp hàng đi mua vàng như giai đoạn trước đây.

Năm 2021, thị trường liên tiếp chứng kiến hàng loạt các thương vụ sang tay công ty tài chính tỷ đô giữa các NHTM với nhà đầu tư nước ngoài. Các thương vụ diễn ra trong cuộc khủng hoảng Covid-19, bối cảnh mà các công ty tài chính là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất, song những kết quả bước đầu cho thấy tiềm năng lớn ở lĩnh vực này.

Mặt khác, lợi nhuận ngân hàng năm qua tiếp tục cho thấy kết quả của hướng dịch chuyển mạnh sang tín dụng bán lẻ, sang tăng thu dịch vụ (đặc biệt có đóng góp lớn của kinh doanh ngoại tệ với chênh lệch rất lớn giữa giá mua vào bán ra USD, khoảng gấp đôi giai đoạn trước), cũng như có sự tranh thủ cơ hội bùng nổ trên thị trường chứng khoán.../.

Bảo Thoa

Nên xem

Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn

Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang xem xét sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), với nhiều đề xuất sửa đổi, bổ sung quan trọng, nhằm tháo gỡ khó khăn từ thực tiễn, giúp cho chính sách bảo hiểm này thật sự phát huy được hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số

Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số

(LĐTĐ) Thực tế, các quốc gia đang phát triển muốn bao phủ nhanh và hiệu quả dịch vụ tài chính chính thức. Theo đó, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số để hiện đại hóa các kênh cung ứng dịch vụ tài chính hiện đại. Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số dịch vụ tài chính, song thực trạng bức tranh tiếp cận dịch vụ cho thấy vẫn còn dư địa lớn để cải thiện, đặc biệt là với nhóm thu nhập thấp.
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục

Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) và Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Đông Anh đã và đang triển khai hiệu quả chương trình phối hợp công tác. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của ngành Giáo dục.
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”

Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”

(LĐTĐ) Thời gian qua, tình trạnh thanh, thiếu niên thường xuyên tụ tập điều khiển mô tô xe gắn máy chạy tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, liên tục hò hét đã gây hoang mang, khiếp sợ cho người tham gia giao thông ở Hà Nội. Mới đây nhất, vụ việc nhóm “quái xế” tông tử vong người phụ nữ đang dừng chờ đèn đỏ trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo. Nhiều người dân tỏ rõ sự bất bình với hành vi của nhóm đối tượng trên và đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc xác minh, xử lý triệt để tình trạng này.
Bông mua tím

Bông mua tím

(LĐTĐ) Con mương xẻ miếng đất của nhà tôi ra làm hai phần. Một nửa kêu là vườn tạp. Bên còn lại thì làm rẫy khóm. Mùa đến, bên này lẫn phía kia đều tím hồng một màu bông mua. Ngoại nói, loại cây này nhiều công dụng, chữa bệnh hay lắm. Nghe vậy nhưng bọn con nít tụi tôi đâu hiểu ý tứ bởi còn mải chơi.
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp

Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, người lao động được các cấp Công đoàn quan tâm, chăm lo về mọi mặt, đặc biệt là việc đảm bảo sức khỏe để ổn định lao động sản xuất. Qua các hoạt động chăm lo đó đã tạo niềm tin đối với người lao động vào tổ chức Công đoàn và giúp người lao động có động lực để gắn bó lâu dài, nỗ lực đóng góp vào sự phát triển chung của doanh nghiệp.
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa

Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa

(LĐTĐ) Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh là mục tiêu của Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Nhận thức sâu sắc điều đó, thời gian qua, Hà Nội đã triển khai phong trào xây dựng Gia đình văn hóa với những cách làm bài bản. Thông qua phong trào, những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống như hiếu thảo, chung thủy, đoàn kết được duy trì và lan tỏa rộng rãi trong xã hội.

Tin khác

Siết chặt quản lý thuế các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới

Siết chặt quản lý thuế các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới

(LĐTĐ) Tổng cục Thuế khẳng định, công tác quản lý thuế đối với các sàn thương mại điện tử (TMĐT) cả trong nước và sàn TMĐT có yếu tố xuyên biên giới mà hoạt động kinh doanh tại Việt Nam đều được cơ quan thuế Việt Nam thực hiện quản lý thuế chặt chẽ, đảm bảo thu đúng, thu đủ, công bằng, minh bạch theo đúng quy định pháp luật thuế của Việt Nam.
Hà Nội: Thu ngân sách 10 tháng năm 2024 đạt 425,2 nghìn tỷ đồng

Hà Nội: Thu ngân sách 10 tháng năm 2024 đạt 425,2 nghìn tỷ đồng

(LĐTĐ) Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn trong 10 tháng năm 2024 đã đạt 425,2 nghìn tỷ đồng, vượt 4,1% so với dự toán cả năm và tăng 21,8% so với cùng kỳ năm 2023.
Giá vàng hôm nay (31/10): Tiếp tục tăng cao

Giá vàng hôm nay (31/10): Tiếp tục tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay (31/10), song hành với giá vàng thế giới, giá vàng trong nước vẫn tiếp tục tăng lên mức 90 triệu đồng/lượng.
Khuyến cáo người nộp thuế không cung cấp thông tin cá nhân cho đối tượng không rõ danh tính

Khuyến cáo người nộp thuế không cung cấp thông tin cá nhân cho đối tượng không rõ danh tính

Tổng cục Thuế đã nhiều lần đưa ra khuyến cáo, người nộp thuế khi nhận được các tin nhắn, cần kiểm tra kỹ nội dung, không vội vã trả lời hay thực hiện theo nội dung hướng dẫn trong tin nhắn. Đặc biệt không cung cấp thông tin cá nhân cho các đối tượng không rõ danh tính.
Nhiều chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 11/2024

Nhiều chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 11/2024

(LĐTĐ) Một loạt chính sách liên quan đến vấn đề kinh tế như hỗ trợ phát triển hợp tác xã, thông tư quy định về giao dịch chứng khoán và loạt thông tư quy định về mức lãi suất của tổ chức, cá nhân... sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 11/2024.
Giá vàng hôm nay (28/10): Giá vàng duy trì quanh mức 89 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn tăng cao

Giá vàng hôm nay (28/10): Giá vàng duy trì quanh mức 89 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 28/10, Công ty SJC đang duy trì niêm yết giá mua - bán ở mức 87 - 89 triệu đồng/lượng nhưng giá vàng nhẫn tăng cao.
Hỗ trợ người dân vùng sâu, vùng xa tiếp cận tài chính số toàn diện

Hỗ trợ người dân vùng sâu, vùng xa tiếp cận tài chính số toàn diện

(LĐTĐ) Tài chính toàn diện cũng là một trong những giải pháp quan trọng để tiến tới mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Ngành Ngân hàng luôn trăn trở việc làm thế nào để hỗ trợ người dân vùng sâu, vùng xa có sự hiểu biết về tài chính và có thể tiếp cận tài chính một cách bình đẳng.
Bảo vệ người tiêu dùng trước các rủi ro sử dụng tài chính số

Bảo vệ người tiêu dùng trước các rủi ro sử dụng tài chính số

(LĐTĐ) Sự bùng nổ các giải pháp tài chính công nghệ trong tài chính số đã tác động đáng kể đối với lĩnh vực tài chính, ngân hàng, làm gia tăng cơ hội mở rộng tiếp cận tài cho người dân, góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện. Tuy nhiên đi cùng với đó là những rủi ro, cần có những biện pháp bảo vệ người tiêu dùng.
Nhiều vi phạm trong kinh doanh thương mại điện tử

Nhiều vi phạm trong kinh doanh thương mại điện tử

(LĐTĐ) Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT) không chỉ tạo ra cơ hội lớn trong việc mở rộng thị trường và nâng cao sức cạnh tranh mà còn mang đến những thách thức mới trong công tác quản lý thuế.
Đã đến lúc điều chỉnh chính sách tài khóa trở lại trạng thái bình thường

Đã đến lúc điều chỉnh chính sách tài khóa trở lại trạng thái bình thường

(LĐTĐ) Có thể thấy, việc triển khai chính sách tài khóa mở rộng trong một thời gian khá dài từ 2020 - 2024 một mặt đã có tác động tích cực giúp nền kinh tế phục hồi và bước vào quỹ đạo trăng trưởng cao, mặt khác cũng khiến chúng ta đối mặt với áp lực kiểm soát lạm phát. Vì vậy, chính sách tài khóa trong năm tới dự kiến sẽ cơ bản chuyển về trạng thái bình thường.
Xem thêm
Phiên bản di động