Hãy bắt đầu từ công sở
Người dân Hà Nội hào hứng đến chợ nhận làn, túi thân thiện môi trường Nhiều mô hình mới thiết thực, mang sắc thái riêng Lối “sống xanh” trong giới trẻ |
Cơ quan, công sở gương mẫu đi đầu
Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội, khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ 5.500 - 6.000 tấn; trong đó, rác thải nhựa chiếm khoảng 8 - 10%. Các sản phẩm nhựa và túi nilon đã trở nên phổ biến trong cuộc sống người dân, nhưng lại để lại những hậu quả không nhỏ đến môi trường, sức khỏe con người và hệ sinh thái.
Nhằm thực hiện các giải pháp giảm thiểu chất thải nhựa, mới đây, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã có Công văn số 4996/UBND-ĐT, từ ngày 1/11/2020, các cơ quan hành chính nhà nước, các đoàn thể chính trị - xã hội và các đơn vị trực thuộc có những hành động cụ thể chống rác thải nhựa và “nói không” với sản phẩm nhựa sử dụng một lần. Đây được xem là hành động quyết liệt của Ủy ban nhân dân thành phố trong việc giảm thiểu rác thải nhựa trong sinh hoạt hằng ngày.
Tại các cuộc họp, hội thảo, các cơ quan, đơn vị đã chủ động thay thế chai nhựa bằng chai thủy tinh (Ảnh:Kim Tiến) |
Theo ghi nhận, để thực hiện có hiệu quả công văn này, các đơn vị, địa phương đã, đang quyết liệt triển khai các giải pháp nhằm góp phần giảm thiểu rác thải nhựa trên địa bàn Thủ đô. Phường Thổ Quan, quận Đống Đa, đã triển khai phong trào chống rác thải nhựa bằng cách hạn chế tối đa việc sử dụng các loại chai, cốc, ống hút nhựa, hộp xốp đựng thức ăn... tại hội nghị, hội thảo. Đặc biệt, phường yêu cầu các đơn vị, đoàn thể trên địa bàn gương mẫu không sử dụng băng rôn, khẩu hiệu bằng chất liệu nhựa tại nơi công sở; ưu tiên lựa chọn các sản phẩm tái chế,thân thiện với môi trường.
Bà Nguyễn Thị Anh Thu – Bí thư Đảng ủy phường Thổ Quan cho biết, phường đã tập huấn nâng cao nhận thức cho công chức, viên chức, người lao động về phân loại, thu gom, giảm thiểu chất thải nhựa. Bên cạnh đó, tiếp tục vận động các siêu thị, chợ dân sinh, nhà hàng... trên địa bàn cam kết hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần hoặc thay thế bằng các sản phẩm thân thiện môi trường.
Đặc biệt, tổ chức các hoạt động đổi rác lấy quà ngay tại chợ Thổ Quan. Trước đó, phường Thổ Quan cũng đã có văn bản chỉ đạo Hội phụ nữ, các ban ngành, đoàn thể thực hiện nói không với rác thải nhựa, nói không với túi ni lông. Phường đã giao cho Hội phụ nữ thành lập các chi hội, các mô hình nói không với túi ni lông, tổ chức các hội nghị, tọa đàm mang lại nhiều hiệu quả.
Đến nay, Hội phụ nữ phường đã triển khai tuyên truyền, vận động, tặng 130 chai thủy tinh, 120 túi vải đi chợ, 150 làn nhựa, 180 rổ nhựa cho hội viên. Duy trì tuyên truyền việc dùng túi ni lông tự phân hủy trong đựng rác sinh hoạt hằng ngày.Bí thư Đảng ủy phường Thổ Quan cho rằng, những việc làm này nếu được thực hiện thường xuyên, tạo thành thói quen sẽ hạn chế được rất nhiều rác thải nhựa mỗi ngày.
“Đặc biệt, tất cả những việc làm nhằm hạn chế rác thải nhựa ở cơ quan, tôi đều áp dụng khi về nhà. Vì vậy, các thành viên trong gia đình tôi cũng đã hình thành được thói quen tốt này. Trong những dịp đi chơi, nhà tôi đều mang theo bình nước, hộp thủy tinh, túi vải… để đựng đồ ăn thức uống. Tôi nghĩ, nếu mỗi người làm một việc, dù nhỏ, để chống rác thải nhựa, thì hiệu quả mang lại sẽ không nhỏ”, bà Nguyễn Thị Anh Thu chia sẻ.
Còn tại phường Dịch Vọng Hậu, bà Hoàng Thanh Mai, Ủy viên Hội phụ nữ phường Dịch Vọng Hậu, cho biết, Hội phụ nữ phường đã triển khai nhiều hoạt động chống rác thải nhựa, như: dùng túi nội trợ, làn nhựa, các loại vật dụng thân thiện (lá chuối, lá môn, hộp thủy tinh…) để đựng thực phẩm khi đi chợ. Hội cũng liên kết với các nhóm học sinh để triển khai các hoạt động tuyên truyền về tác hại và cách thức để hạn chế, tiến tới đẩy lùi rác thải nhựa.
Những hoạt động này đã được hội viên phụ nữ tích cực hưởng ứng, bước đầu mang lại nhiều kết quả thiết thực. “Việc chống rác thải nhựa, bắt đầu từ công sở theo tôi là một việc làm hoàn toàn đúng đắn. Bởi ai cũng biết rằng, trên địa bàn Hà Nội, lực lượng cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động có số lượng đông, sức ảnh hưởng lớn đến các phong trào. Do vậy, nếu mỗi cán bộ, đảng viên đều gương mẫu thực hiện, nêu gương thì chắc chắn phong trào chống rác thải nhựa sẽ đạt được nhiều kết quả tích cực”, bà Hoàng Thanh Mai nhấn mạnh…
Trên thực tế, từ năm 2019, thực hiện lời kêu gọi của Thủ tướng về chống rác thải nhựa, Hà Nội đã có nhiều chính sách, lộ trình thực hiện chương trình chống rác thải nhựa trên địa bàn thành phố. Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội cũng đã ban hành Kế hoạch số 232/KH-UBND ngày 25/10/2019 về “Phòng, chống rác thải nhựa và túi ni lông đến năm 2020,tầm nhìn đến năm 2025”.
Ngày càng nhiều người quan tâm hơn đến các vật liệu thân thiện với môi trường (Ảnh: Kim Tiến) |
Từ đó đến nay, các cơ quan, đoàn thể, đơn vị trực thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố không sử dụng túi ni lông và các sản phẩm nhựa sử dụng một lần trong các cuộc họp từ tháng 11/2019.Ngoài ra, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội đã tăng cường tuyên truyền nhằm thay đổi ý thức của người dân trong việc chống rác thải nhựa như: Không dùng chai nhựa tại các công sở, giảm túi nilon khi đi chợ, giảm bớt sử dụng nhựa trong cuộc sống hàng ngày, tiêu hủy rác thải nhựa.
Thông qua các buổi tuyên truyền về tác hại của rác thải nhựa nhằm thay đổi thói quen và giảm thiểu sử dụng túi nilon và sản phẩm nhựa khó phân hủy sử dụng một lần, khuyến khích người dân sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường. Từ đó, ý thức người dân từng bước đã được nâng cao. Tại các hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng…trên địa bàn cũng đã chuyển sang sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường.
Cần những hành động quyết liệt hơn
Trong năm qua, Sở Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội đã thực hiện chương trình thu gom, phân loại và tái chế vỏ hộp sữa. Từ đó, chương trình đã tái chế và góp phần giảm thiểu được trên 244 tấn rác thải vào bãi chôn lấp tập trung của thành phố Hà Nội. Sở đã phối hợp với các chuyên gia thực hiện tuyên truyền thí điểm tại 5 trường tiểu học tại Hà Nội về tác hại của rác thải nhựa nhằm thay đổi thói quen và giảm thiểu sử dụng túi nilon, sản phẩm nhựa khó phân hủy sử dụng một lần.
Hưởng ứng cuộc vận động chống rác thải nhựa do Thủ tướng chính phủ chỉ đạo, trong tháng 6/2019, Sở Công Thương Hà Nội đã trình Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ký và ban hành Kế hoạch 144, theo đó triển khai kế hoạch sản xuất tiêu dùng bền vững trong đó nhấn mạnh chống rác thải nhựa.
Đến tháng 7/2019, gần 300 doanh nghiệp đã tham gia trực tiếp ký kếtchống rác thải nhựa. Đặc biệt, Sở Công thương Hà Nội cũng tiếp tục ban hành các văn bản về chống rác thải nhựa trong sản xuất và tiêu dùng ngành, cho rà soát toàn bộ hệ thống trung tâm thương mại, chợ, phối hợp với Sở Du lịch rà soát các nhà hàng, khách sạn.
Nhiều vật dụng thân thiện với môi trường (Ảnh:K.Tiến) |
Sở Công Thương đã ký kết văn bản liên tịch với Sở Du lịch chống rác thải nhựa trong lĩnh vực khách sạn, du lịch. Đến nay đã có hàng nghìn bản cam kết tham gia chống rác thải nhựa của các doanh nghiệp trong các lĩnh vực sản xuất và phân phối tiêu dùng. Hưởng ứng tích cực phong trào này, hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị cũng chuyển sang sử dụng túi sinh học, bao gói các sản phẩm bằng lá chuối hoặc sản phẩm thân thiện với môi trường. Các nhà hàng kinh doanh dịch vụ chuyển từ ống hút nhựa sang ống tre, ống giấy, ống từ bột ngô…
Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Thị An –Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học & kỹ thuật Hà Nội, việc thành phố Hà Nội ban hành các công văn nhằm giảm thiểu chất thải nhựa ra môi trường là chủ trương hoàn toàn đúng đắn, rất đang hoan nghênh.
Trên thực tế, bà Bùi Thị An nhận định, tại nhiều địa phương đã thực hiện việc này rất tốt. Trong các cuộc họp, hội thảo đã “vắng bóng” các loại chai nhựa, thay vào đó là các loại chai thủy tinh, cốc thủy tinh. Nhiều đơn vị, tổ chức đã tích cực tuyên truyền, vận động người lao động, người dân nói “không” với rác thải nhựa dùng một lần…
Đặc biệt, bà Bùi Thị An cho rằng, trong cuộc chiến nhằm giảm thiểu chất thải nhựa trên địa bàn vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại. Đầu tiên, do thói quen của người dân khó thay đổi trong một thời gian ngắn; một số địa phương vào cuộc chưa thực sự quyết liệt. Để việc giảm thiểu chất thải nhựa tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc thành phố được hiệu quả, theo bà An, trong thời gian tới, thành phố cần có những hành động quyết liệt hơn nữa.
Trong đó, nên rà soát lại xem những nơi nào đã thực hiện tốt, nơi nào chưa để sau đó có những biện pháp, chế tài xử phạt cho phù hợp. “Bên cạnh đó, nhà nước cần có chính sách tăng thuế với các đơn vị sản xuất sản phẩm nhựa. Riêng thành phố cần có chính sách khuyến khích các đơn vị giảm thiểu sử dụng sản phẩm nhựa.
Với các doanh nghiệp, nhà nước nên có những đánh giá tác động về phía doanh nghiệp, họ bị ảnh hưởng như thế nào khi chuyển sang sử dụng sản phẩm thay thế, thân thiện với môi trường; bên cạnh đó, phải có sự lựa chọn thay thế cho người tiêu dùng để giảm thiểu sử dụng túi nilon”, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Thị An nêu quan điểm.
Dưới góc độ là doanh nghiệp cung ứng dịch vụ vệ sinh môi trường, đại diện Công ty Môi trường Đô thị cho rằng, ngoài việc chỉ đạo quyết liệt từ phía chính quyền, sự tham gia vào cuộc của các tổ chức chính trị xã hội đoàn thể, sự đồng thuận hưởng ứng tích cực từ phía người dân thì việc phân loại rác cũng phải phù hợp với công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt của địa phương.
Bên cạnh đó, cần xây dựng lộ trình cụ thể cho từng giai đoạn phù hợp từ thấp đến cao: Ngăn chặn việc phát sinh chất thải; tiếp theo là tái sử dụng và tái chế chất thải; cuối cùng, nếu không thể tái chế, phải xử lý chất thải theo cách ít tác động đến môi trường và sức khỏe cộng đồng nhất./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”
Bông mua tím
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét
Môi trường 05/11/2024 06:25
Không khí lạnh tăng cường, Hà Nội chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất 18-20 độ
Môi trường 03/11/2024 19:32
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/11: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 03/11/2024 06:09
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Môi trường 02/11/2024 20:30
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 2/11: Đêm và sáng có sương mù, trời lạnh, ngày nắng nóng
Môi trường 02/11/2024 06:15
Dự báo thời tiết ngày 1/11: Hà Nội có nắng, gió bấc nhẹ
Môi trường 01/11/2024 06:40
“Bến hoa Phúc Xá” điểm check-in mới của người dân Thủ đô và du khách
Môi trường 31/10/2024 06:28
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 31/10: Sáng sớm trời lạnh, ngày nắng
Môi trường 31/10/2024 06:22
TP.HCM: Tiến độ giải ngân "rùa bò" tại các dự án trọng điểm
Môi trường 30/10/2024 15:09
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 30/10: Mưa rào, trưa, chiều hửng nắng
Môi trường 30/10/2024 07:06