Hàng trăm tư liệu quý tại triển lãm "Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”
Lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi” |
Triển lãm “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi” trưng bày 320 hình ảnh, hơn 123 tài liệu, hiện vật quý với các phần nội dung: Một số hình ảnh về văn hóa Việt Nam trước năm 1930; Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp phát triển văn hóa Việt Nam; các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước với sự nghiệp phát triển văn hóa; văn hóa Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển đất nước; bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc…
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh vai trò quan trọng của văn hóa, đó là văn hóa phải được coi trọng ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội. Tại Hội nghị văn hóa toàn quốc tổ chức ngày 24/11/1946, trong diễn văn khai mạc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. Lời dạy của Người đã trở thành kim chỉ nam xuyên suốt quá trình phát triển văn hóa Việt Nam, trong sự nghiệp đấu tranh và giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, đặc biệt có giá trị sâu sắc đối với sự nghiệp đổi mới đất nước, trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế ngày nay.
Khắc họa những tư tưởng của Người về văn hóa, triển lãm lựa chọn, trưng bày những hình ảnh, hiện vật, tài liệu, thư, bản thảo, tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa nghệ thuật, với các văn nghệ sĩ, nhà trí thức, nhà khoa học Việt Nam. Người có rất nhiều bài nói, bài viết, tác phẩm, thư gửi các hội nghị trong lĩnh vực này: Thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Hội nghị cán bộ Văn hóa, ngày 28/2/1957; sách “Con người xã hội chủ nghĩa”, xuất bản năm 1961… Trong đó, Người không chỉ nhấn mạnh vị trí, vai trò của văn hóa mà còn đề ra nhiều chiến lược, nhiệm vụ quan trọng.
Triển lãm cũng giới thiệu một số hiện vật quý liên quan đến phong cách và lối sống giản dị, thanh cao của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là các đồ dùng Người thường dùng trong sinh hoạt hằng ngày như: bộ quần áo lụa nâu, đôi guốc mộc, chiếc gậy mây; thực đơn, bộ đồ dùng trong bữa ăn; đũa nhạc trưởng Bác Hồ chỉ huy dàn nhạc giao hưởng chơi bản nhạc “Kết đoàn” tại buổi dạ hội chào mừng Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960).
Triển lãm còn giới thiệu các văn bản, nghị quyết của Đảng về văn hóa qua các kỳ Đại hội Đảng, trong đó có Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943 là văn kiện chính thức đầu tiên của Đảng về công tác văn hóa, văn nghệ, bản “Đề cương văn hóa” do Tổng Bí thư Trường Chinh khởi thảo đăng trên tạp chí Tiền Phong, cơ quan vận động Văn hóa mới thuộc Hội Văn hóa cứu quốc Việt Nam xuất bản ra ngày 10/11/1945.
Triển lãm cũng trưng bày các hình ảnh, tư liệu, hiện vật làm nổi bật quan điểm, đường lối lãnh đạo của Đảng, Nhà nước về văn hóa; những đóng góp của văn hóa nghệ thuật phục vụ cách mạng, quá trình hội nhập và phát triển đất nước…
Một số hình ảnh về Triển lãm:
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Tổng thống đắc cử Colombia Gustavo Petro tuyên thệ nhậm chức

U16 Việt Nam có thể gặp Thái Lan ở bán kết U16 Đông Nam Á 2022

Công chức, viên chức nghỉ việc: Nguyên nhân chủ yếu do thu nhập thấp

Thắng lợi quan trọng của Tổng thống Mỹ Joe Biden trước thềm bầu cử giữa nhiệm kỳ

Đoàn đại biểu cấp cao Liên hiệp Công đoàn thành phố Seoul thăm, làm việc tại Công ty TNHH MTV Kinh Đô

Mê Linh: Phấn đấu hoàn thành thu ngân sách Nhà nước năm 2022

Trên 26,3 triệu tài khoản đã đăng ký, sử dụng ứng dụng VssID
Tin khác

Hà Tĩnh: Tổ chức, tặng quà cho đồng bào dân tộc Chứt dịp Lễ hội Tết Lấp lỗ

Lúa chiêm

Đầu tháng 9/2022: Đà Nẵng tổ chức Lễ hội giao lưu văn hóa Việt Nam - Hàn Quốc

Đến lúc phải siết lại các cuộc thi nhan sắc

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch trả lời nhiều vấn đề nóng tại họp báo Quý II năm 2022

Nhà hát Kịch Hà Nội biểu diễn nghệ thuật tri ân người có công với cách mạng

Chương trình nghệ thuật “Màu hoa đỏ”: Lan tỏa mạnh mẽ đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

Nghị định 06 (sửa đổi): Nhất thể trong quản lý nội dung trên không gian mạng

Tôn vinh truyền thống cách mạng vẻ vang qua "Cõi thiêng Đồng Lộc"
