Lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng
Tuyên truyền, phát triển văn hóa đọc đối với thanh thiếu niên trong kỷ nguyên số Lan toả tình yêu sách từ cuộc thi Đại sứ Văn hoá đọc năm 2021 |
Đây là năm đầu tiên Vụ Thư viện tổ chức cuộc thi Giới thiệu sách trực tuyến năm 2021 với chủ đề “Cuốn sách tôi yêu”, nhằm góp phần đa dạng hóa các hình thức đọc sách, lan tỏa niềm đam mê đọc sách trong cộng đồng và đáp ứng yêu cầu của việc chuyển đổi số phục vụ người dân. Tổng kết cuộc thi, Vụ trưởng Vụ Thư viện (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Trưởng Ban Tổ chức cuộc thi Phạm Quốc Hùng cho biết, tuy là lần đầu tiên tổ chức nhưng cuộc thi đã có sức lan tỏa rộng rãi trên cả nước, thu hút đa dạng đối tượng, trong đó đông đảo nhất là học sinh, giáo viên, các chiến sĩ công an, quân đội... Các cuốn sách được thí sinh lựa chọn chia sẻ có nội dung phong phú, từ sách văn học, lịch sử, khoa học thường thức, đến kỹ năng sống...
Các em học sinh xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội phấn khởi nhận tủ sách mới. (Ảnh chụp trước thời điểm Covid-19 lần thứ 4) |
Là thí sinh được giải Khuyến khích, Bùi Công Thành, Bí thư Đoàn phường Phương Canh, quận Nam Từ Liêm cho biết: “Hiện nay, mạng xã hội, trò chơi điện tử, phim, nhạc là những phương tiện giải trí hấp dẫn, cuốn hút đối tượng thanh thiếu nhi. Điều này đặt ra thách thức lớn để duy trì và phát triển văn hóa đọc ở người trẻ. Vì thế tôi cho rằng những cuộc thi như này rất cần thiết và ý nghĩa. Tại cuộc thi, tôi đã giới thiệu tác phẩm “Lịch sử nước ta” của Hồ Chí Minh. Với lời thơ giản dị, dễ thuộc, Bác Hồ đã kêu gọi đồng bào, bất kỳ già trẻ hay trai gái cùng chung sức đấu tranh giành độc lập dân tộc. Qua cuộc thi, tôi muốn tác phẩm được biết đến rộng rãi trong giới trẻ, giúp họ hiểu hơn về lịch sử đấu tranh vẻ vang của dân tộc”.
Song song với đó, Vụ Thư viện cũng tổ chức cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2021dành riêng cho các em học sinh, sinh viên trên toàn quốc. Dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng theo báo cáo của 55 tỉnh, thành phố tổ chức vòng sơ khảo và các trường đại học, học viện trên cả nước, cuộc thi năm nay đã có hơn 870.000 học sinh, sinh viên của gần 6.900 trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học và học viện tham gia. Đặc biệt, cuộc thi thu hút được số thí sinh khiếm thị tham gia cao hơn các năm trước.
Trở thành Đại sứ Văn hoá đọc năm 2021, Nguyễn Minh Phương (lớp K63KHCTT, Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam) cho biết rất vui và tự hào, mong muốn sẽ phổ biến được lợi ích của việc đọc sách và mang sách đến gần hơn với cộng đồng. “Bên cạnh tuyên truyền về sách bằng cách tổ chức các hội sách và các cuộc thi, mạng xã hội cũng là công cụ hữu ích để khuyến khích việc đọc, phát triển hơn nữa các nhóm, các group đọc sách cùng mối quan tâm, đó cũng là nơi giao lưu, chia sẻ cảm nhận về những cuốn sách yêu thích, sở thích đọc sách với bạn bè, từ đó lan tỏa tình yêu sách đến với cộng đồng...”, Đại sứ văn hóa đọc năm 2021 Nguyễn Minh Phương chia sẻ.
Sau khi được tổng kết và trao giải, hiệu quả từ những cuộc thi này không chỉ dừng lại ở phạm vi thời điểm tổ chức. Qua đó, còn khuyến khích tinh thần tự học thông qua việc đọc sách trong cộng đồng, nhất là các em thanh thiếu nhi, tạo cơ hội để các em được thể hiện tài năng, sự sáng tạo và các kỹ năng khác của bản thân, từ đó lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.
Vụ trưởng Vụ Thư viện Phạm Quốc Hùng đánh giá: “Qua các bài dự thi có thể nhận thấy văn hóa đọc đã tác động rất lớn đến việc hình thành trí tuệ, nhận thức, nhân cách của học sinh, sinh viên. Lòng nhân ái, vị tha, biết quan tâm đến người khác đã được hình thành và nuôi dưỡng từ việc đọc sách. Một số em học sinh, sinh viên đã âm thầm trở thành những “đại sứ” văn hóa đọc đem sách và tình yêu sách đến với những hoàn cảnh còn khó khăn trong cộng đồng xã hội”.
Ngày 4/11 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1862/QĐ-TTg về việc tổ chức Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam (thay thế cho Quyết định 284/QĐ-TTg). Điều này cho thấy sự quan tâm của Nhà nước đối với sự nghiệp phát triển văn hóa đọc nói chung và đối với phát triển sự nghiệp thư viện nói riêng; trong đó đối tượng thanh thiếu niên luôn được coi là lực lượng nòng cốt, là đối tượng trung tâm trong các hoạt động phát triển văn hóa đọc từ đó xây dựng thế đọc tương lai của đất nước hướng đến xây dựng xã hội học tập. /.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Tin khác
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/12/2024 18:30
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54