Hai phương án về hưởng BHXH một lần: Đại biểu cho rằng chưa thỏa đáng
Tăng lương hưu, trợ cấp BHXH: Đề nghị tính toán lại mức phù hợp Làm sao được hưởng lương hưu khi công ty còn nợ bảo hiểm xã hội? |
Hai phương án về hưởng BHXH một lần
Báo cáo trình các đại biểu cho biết, ngoài các trường hợp giải quyết hưởng BHXH một lần tương tự quy định tại Điều 60 của Luật BHXH hiện hành (đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ năm đóng để hưởng lương hưu; ra nước ngoài để định cư hoặc bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, lao nặng, AIDS), đối với người chưa đủ tuổi hưởng lương hưu, không tiếp tục đóng BHXH mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH và có yêu cầu nhận BHXH một lần, dự thảo Luật do Chính phủ trình Quốc hội hai phương án.
Phương án 1: Người lao động được chia làm hai nhóm. Trong đó, nhóm 1 tiếp tục được áp dụng hưởng BHXH một lần như quy định tại Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22/6/2015 của Quốc hội về việc thực hiện chính sách hưởng BHXH một lần đối với: Người lao động tham gia BHXH trước khi Luật có hiệu lực (dự kiến 1/7/2025), sau 12 tháng không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, không tham gia BHXH tự nguyện.
Điều này khác với quy định hiện hành là dự thảo Luật có quy định quyền lợi bổ sung nếu người lao động lựa chọn bảo lưu, không nhận BHXH một lần.
Ảnh minh họa: B.D/LĐTĐ |
Nhóm 2 là người lao động tham gia BHXH từ ngày Luật có hiệu lực trở đi thì không được áp dụng quy định này.
Phương án 2: Người lao động được giải quyết một phần, nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian đóng BHXH còn lại được bảo lưu để người lao động tiếp tục tham gia và hưởng các chế độ BHXH.
Theo Ủy ban Xã hội, qua thảo luận và ý kiến của các cơ quan tham gia, đa số cho rằng, phương án 1 do Chính phủ trình có nhiều ưu điểm. Bên cạnh đó, có ý kiến đồng tình với phương án 2, với lý do không tạo “lát cắt” giữa các đối tượng tham gia trước và sau khi Luật này có hiệu lực.
Ngoài ra, có ý kiến đề nghị tích hợp phương án 2 vào nhóm 2 của phương án 1. Theo đó, đối với người lao động bắt đầu tham gia BHXH trong khoảng từ sau ngày 1/7/2025 đến 30/6/2030 thì vẫn được hưởng BHXH một lần theo lộ trình giảm dần.
Thường trực Ủy ban Xã hội thấy rằng, mỗi phương án đều có ưu điểm và nhược điểm, dù lựa chọn phương án nào thì đều phải có giải pháp để giữ người lao động ở lại, hoặc nhanh chóng trở lại thị trường lao động, tiếp tục tham gia BHXH, đó mới là giải pháp căn cơ, lâu dài. Đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Xã hội ủng hộ phương án 1 của Chính phủ đề xuất.
Đồng thời, Thường trực Ủy ban Xã hội cũng đề nghị Chính phủ làm rõ hơn nữa ưu điểm, nhược điểm của từng phương án, dự báo tác động tới một bộ phận người lao động và những phát sinh khi Luật có hiệu lực thi hành.
Đối với phương án 1 (phương án Chính phủ lựa chọn), cần xác định rõ hơn về điều kiện hưởng BHXH một lần gắn với nỗ lực tìm kiếm việc làm của người lao động và kết quả giới thiệu việc làm của các Trung tâm dịch vụ việc làm. Đồng thời, nghiên cứu quy định chặt chẽ hơn, theo hướng có thể giảm quyền lợi nếu hưởng BHXH một lần.
Đề nghị tiếp tục lấy ý kiến
Phát biểu thảo luận, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn thành phố Hà Nội) cho biết, ông không đồng tình với cả hai phương án được trình vì cho rằng, cả hai phương án đều chưa thỏa đáng.
Đại biểu Nguyễn Đại Thắng (Đoàn tỉnh Hưng Yên). Ảnh: Quốc hội |
Còn đại biểu Nguyễn Đại Thắng (Đoàn tỉnh Hưng Yên) nhất trí với phương án 2, đồng thời đề nghị bỏ quy định “có thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm xuống còn 15 năm”. Theo đại biểu, việc đưa ra thời hạn chờ 12 tháng như dự thảo Luật sẽ gây khó khăn cho người lao động khi cần tiền trang trải nhu cầu cấp bách trước mắt, gây khó khăn cho cơ quan quản lý kiểm soát. Đồng thời, việc giảm thời gian từ chưa đủ 20 năm xuống chưa đủ 15 năm sẽ phù hợp với điều kiện hưởng lương hưu mới như dự thảo Luật.
Đại biểu Lý Tiết Hạnh (Đoàn tỉnh Bình Định) cho rằng, rút BHXH một lần là câu chuyện lớn. Cơ bản ủng hộ phương án 1, nhưng đại biểu đề nghị khi xem xét rút BHXH cần có quy trình đánh giá thêm việc rút BHXH một lần đã thực sự đáp ứng nhu cầu tài chính trước mắt của người lao động hay chưa, nếu thấy thật sự không còn con đường nào khác, thì sẽ quyết định cho hay không cho rút BHXH một lần.
“Việc này phải làm thế nào để người lao động có thêm cơ hội cân nhắc rút BHXH một lần hay không. Trong trường hợp bất khả kháng, Nhà nước cần tính toán các phương án để hỗ trợ cho người lao động như chính sách hỗ trợ tín dụng”, đại biểu nói.
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Quốc hội |
Đại biểu Nguyễn Thị Sửu (Đoàn tỉnh Thừa Thiên - Huế) cho rằng, cả hai phương án về hưởng BHXH một lần đều có ưu điểm, khuyết điểm nhất định và các khuyết điểm này không chồng lấn với nhau. Đây là vấn đề phức tạp, vì vậy, đại biểu đề nghị tiếp tục lấy ý kiến, đặc biệt là lấy ý kiến người lao động là đối tượng chịu sự tác động. “Dù lựa chọn phương án nào thì cũng đều phải dựa trên quan điểm, bảo vệ quyền lợi tốt nhất và lâu dài cho người lao động”, đại biểu nói.
Đại biểu Trần Thị Hoa Ry (Đoàn tỉnh Bạc Liêu) mong muốn có phương án tối ưu nhất để giữ chân người lao động trong hệ thống BHXH. Đại biểu cho biết, không đồng tình với phương án 1, vì tạo ra hai lát cắt giữa người tham gia trước và sau khi Luật này có hiệu lực.
Theo phương án này, có khoảng 17 triệu người lao động, chiếm khoảng trên 38% lao động có thời gian đóng BHXH dưới 20 năm và không lấy gì đảm bảo rằng những đối tượng này sẽ không rút BHXH một lần, còn người tham gia BHXH từ sau 1/7/2025 lại không được rút BHXH một lần. Theo đại biểu, phương án 2 gần hơn với tinh thần Nghị quyết 28...
Đại biểu Trần Thị Hoa Ry cũng bày tỏ băn khoăn, việc thông qua Luật BHXH sửa đổi trong điều kiện hệ thống chính sách cải cách tiền lương chưa hoàn thiện, nếu thông qua Luật trước việc cải cách tiền lương, sẽ rất khó cho việc tính toán chế độ BHXH.
Cho rằng dự án Luật phức tạp, còn nhiều vấn đề cần đánh giá tác động... đại biểu Trần Thị Hoa Ry và đại biểu Ma Thị Thúy (Đoàn tỉnh Tuyên Quang) cùng đề nghị cân nhắc thời gian thông qua.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị giữa Thủ đô Hà Nội - La Habana lên tầm cao mới
Tin mới 02/11/2024 15:23
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm làm Tổng Giám đốc VTV
Tin mới 01/11/2024 13:53
Hôm nay 1/11, Quốc hội thảo luận Luật Phòng cháy, chữa cháy; Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa
Tin mới 01/11/2024 08:44
Cầu nối tăng cường giới thiệu, quảng bá đất nước, con người Việt Nam
Tin mới 31/10/2024 20:49
Chuyển sinh hoạt Đoàn đại biểu Quốc hội với Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường
Tin mới 31/10/2024 15:38
TP.HCM: Quy định mới về điều kiện tách thửa đất
Tin mới 31/10/2024 13:25
Quy định mới về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tách thửa
Tin mới 31/10/2024 07:50
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Hoàng Thái tử, Thủ tướng Ả-rập Xê-út
Tin mới 30/10/2024 10:49
Thúc đẩy hợp tác, phát triển nông nghiệp giữa Hải Phòng và Cuba
Tin mới 30/10/2024 09:23
Tăng cường phân cấp, ủy quyền để địa phương "đủ thẩm quyền" triển khai các dự án
Tin mới 29/10/2024 21:55