Quốc hội chốt tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 15 năm trở lên được hưởng lương hưu
Tăng lương phải đồng hành với kiềm chế lạm phát, trượt giá Quốc hội thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) |
Sáng 29/6, với 454 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, đạt 93,42%, Quốc hội đã thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), với nhiều điểm mới quan trọng.
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo tiếp thu, giải trình Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), cho biết, về đối tượng và điều kiện hưởng lương hưu, được quy định tại Điều 64 dự thảo Luật.
Theo đó, đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, g, h, i, k, l, m, n Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội, khi nghỉ việc có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động.
b) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Khoản 3 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên khi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 1 tháng 1 năm 2021;
![]() |
Các đại biểu bấm nút biểu quyết thông qua dự án Luật. Ảnh: Quốc hội. |
c) Có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi quy định tại Khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có từ đủ 15 năm trở lên làm công việc khai thác than trong hầm lò theo quy định của Chính phủ;
d) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
Đối tượng quy định tại các điểm d, đ và e khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội nghỉ việc có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có tuổi thấp hơn tối đa 5 tuổi so với tuổi quy định tại Khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động, trừ trường hợp Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Công an nhân dân, Luật Cơ yếu, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng có quy định khác;
b) Có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi quy định tại Khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên khi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 1 tháng 1 năm 2021;
c) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
3. Chính phủ quy định việc hưởng lương hưu đối với trường hợp không xác định được ngày, tháng sinh hoặc mất hồ sơ và các trường hợp đặc biệt khác.
Về ý kiến đề nghị thay đổi cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, cách tính mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần yếu tố có tính chất quyết định đối với công thức tính lương hưu, tác động trực tiếp đến quyền lợi của người tham gia và khả năng cân đối Quỹ Bảo hiểm xã hội.
Việc thay đổi cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần cần được đánh giá toàn diện, tổng thể. Trong khi chưa đánh giá được tác động của việc thay đổi, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin được giữ như dự thảo Luật.
Theo số liệu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tại thời điểm năm 2022, thời gian đóng bảo hiểm xã hội bình quân của người lao động là 29,93 năm (trong đó nam 31,38 năm, nữ 28,44 năm), thời gian hưởng lương hưu bình quân là 26,04 năm (trong đó nam 25,3 năm; nữ 27,7 năm).
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Ngoại hạng Anh 2024/25: Cuộc đua Champions League nghẹt thở đến phút chót

Các bước cập nhật số Căn cước công dân vào ứng dụng VssID

Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

LĐLĐ quận Đống Đa khen thưởng 15 tập thể, 165 cá nhân "Giỏi việc nước, đảm việc nhà"

Miền Bắc sắp đón đợt nồm ẩm, Hà Nội mưa vào dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Lãi suất vay bao nhiêu là hợp lý để người thu nhập thấp có thể mua được nhà ở xã hội?
Tin khác

Phải phân định được thẩm quyền của cấp xã khi bỏ cấp huyện
Tin mới 01/04/2025 18:19

Ngày mai (2/4), Bảo hiểm xã hội Khu vực I chi trả lương hưu, trợ cấp qua tài khoản
Tin mới 01/04/2025 16:17

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương rà soát các dự án đầu tư tồn đọng kéo dài
Tin mới 01/04/2025 14:03

Đề xuất thành lập Quỹ phát triển nhà ở xã hội quốc gia
Tin mới 01/04/2025 09:04

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam đến Myanmar hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất
Tin mới 30/03/2025 21:36

Từ 1/4/2025: 10 Bảo hiểm xã hội khu vực sẽ tổ chức hoạt động theo bộ máy mới
Tin mới 30/03/2025 21:25

Bộ Chính trị kết luận về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra
Tin mới 28/03/2025 22:54

Hiện thực hóa nguyên tắc “Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” trong lĩnh vực đầu tư
Tin mới 28/03/2025 19:25

Bộ Ngoại giao thông tin về tình hình công dân Việt Nam tại Myanmar sau trận động đất mạnh 7,7 độ
Tin mới 28/03/2025 17:44

Từ 1/6/2025, cơ quan Bảo hiểm xã hội chỉ cấp mới thẻ BHYT giấy với một số trường hợp
Tin mới 28/03/2025 17:03