Hà Nội thông báo kết quả Hội nghị Trung ương 6 đến 33.337 cán bộ, đảng viên
Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến, từ điểm cầu trụ sở Thành ủy Hà Nội tới 657 điểm cầu các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn trên toàn Thành phố, với 33.337 đại biểu tham dự.
![]() |
Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Thành ủy Hà Nội. (Ảnh: Lương Toàn) |
Tại hội nghị, các đại biểu đã nghe Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Viết Thông, nguyên Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương thông báo nội dung về kết quả Hội nghị Trung ương 6, khóa XIII.
Theo đó, tại Hội nghị Trung ương 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã xem xét, thảo luận, cho ý kiến về các báo cáo, đề án liên quan đến một số vấn đề lớn, rất cơ bản và quan trọng.
Về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2023, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thống nhất nhận định: Trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có những diễn biến mới, nhanh chóng và phức tạp, gây ra không ít khó khăn, thách thức lớn hơn so với dự báo, nhưng với sự lãnh đạo sáng suốt của lãnh đạo Đảng và Nhà nước; sự đồng hành và giám sát của Quốc hội; sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự đoàn kết, phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành; sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định; lạm phát được kiểm soát; các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm; thị trường tài chính, tiền tệ, tỷ giá, lãi suất cơ bản ổn định.
Về định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Ban Chấp hành Trung ương đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu, thảo luận, tạo sự thống nhất cao về sự cần thiết phải ban hành và tổ chức thực hiện thật tốt Quy hoạch tổng thể quốc gia, thời kỳ 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Việc xây dựng và từng bước hoàn thiện Quy hoạch tổng thể quốc gia cho từng thời kỳ phải dựa trên nguyên tắc: Không gian phát triển quốc gia phải được tổ chức một cách hiệu quả, thống nhất trên phạm vi cả nước, bảo đảm liên kết nội vùng, liên vùng và khai thác lợi thế so sánh của từng vùng, nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
![]() |
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Viết Thông truyền đạt nội dung về kết quả Hội nghị Trung ương 6, khóa XIII. (Ảnh: Lương Toàn) |
Về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thống nhất cao với những nhận định, đánh giá về kết quả, thành tựu đã đạt được; những hạn chế, yếu kém còn tồn tại và nguyên nhân; những bài học kinh nghiệm được rút ra từ thực tế đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thời gian qua; cũng như những quan điểm, mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trên cơ sở đó, đã quyết định ban hành Nghị quyết chuyên đề đầu tiên của Trung ương về vấn đề đặc biệt quan trọng này.
Theo đó, sẽ tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; lấy con người là trung tâm, doanh nghiệp là chủ thể; bảo đảm sự hài hòa giữa mục tiêu phát triển kinh tế đi đôi với yêu cầu giữ gìn tiến bộ và công bằng xã hội, bồi đắp và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc, bảo vệ tài nguyên, môi trường; gắn kết chặt chẽ và đồng bộ với quá trình đô thị hóa, xây dựng nông thôn mới, đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động.
Về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương nhất trí cao việc ban hành Nghị quyết về “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới” với mục tiêu tổng quát là: “Hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; có hệ thống pháp luật hoàn thiện, được thực hiện nghiêm minh, nhất quán; thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ có hiệu quả quyền con người, quyền công dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, được phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ, phân cấp, phân quyền và kiểm soát hiệu quả; nền hành chính, tư pháp chuyên nghiệp, pháp quyền, hiện đại; bộ máy nhà nước tinh gọn, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực, thực sự chuyên nghiệp, liêm chính; quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh, bền vững, trở thành nước phát triển, có thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào năm 2045”.
Về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị, Ban Chấp hành Trung ương thống nhất cao cho rằng: Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng là một nội dung quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
![]() |
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Thành ủy Hà Nội. (Ảnh: Lương Toàn) |
Tại Hội nghị Trung ương 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã nhất trí cao ban hành Nghị quyết mới về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong tình hình mới. Trong đó, Trung ương đặc biệt nhấn mạnh: Việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội phải bảo đảm giữ vững, tăng cường vai trò lãnh đạo, nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, cầm quyền của Đảng; nâng cao vai trò, trách nhiệm, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước; chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ phát triển mới.
Cũng tại hội nghị lần này, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã cho ý kiến về nhân sự để Bộ Chính trị quyết định giới thiệu Quốc hội bầu một số chức danh lãnh đạo. Đặc biệt, đây là lần đầu tiên, Ban Chấp hành Trung ương đã tiến hành xem xét, quyết định để cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý thôi tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII theo chủ trương của Bộ Chính trị tại Quy định số 41-QĐ/TW, ngày 3/11/2021, về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ và Thông báo số 20-TB/TW, ngày 8/9/2022, về bố trí công tác đối với cán bộ sau khi bị kỷ luật.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Hạn chế phương tiện lưu thông qua Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục từ 7/4

Nghị quyết mới sẽ mở đường cho phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa Thủ đô

Yêu cầu người dân và du khách ra khỏi khu vực “cà phê đường tàu” khi tàu chạy qua

8 hoạt động trọng tâm của LĐLĐ thành phố Hà Nội trong Tháng Công nhân năm 2025

Lấy ý kiến nhân dân về khu phát triển thương mại và văn hóa

Bị áp thuế là cơ hội cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng bền vững

"Cánh đồng hoang" - Kiệt tác điện ảnh Việt với chi phí chưa đến 300 ngàn đồng
Tin khác

Nghị quyết mới sẽ mở đường cho phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa Thủ đô
Chỉ đạo - Điều hành 06/04/2025 12:24

Lấy ý kiến nhân dân về khu phát triển thương mại và văn hóa
Luật Thủ đô 2024 06/04/2025 11:56

Hà Nội: Dự kiến khởi công nhiều công trình giao thông trọng điểm
Nhịp sống Thủ đô 06/04/2025 08:05

Phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết Trung tâm Văn hóa Phật giáo Thủ đô
Chỉ đạo - Điều hành 05/04/2025 18:25

Giữ gìn nét đẹp lễ hội chùa Tây Phương
Nhịp sống Thủ đô 04/04/2025 18:15

Lan tỏa cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 5
Nhịp sống Thủ đô 04/04/2025 16:58

Quận Tây Hồ thực hiện hiệu quả nhiệm vụ xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị
Thủ đô 04/04/2025 15:54

Khai thác quỹ đất vùng phụ cận đường Vành đai 4: Cần minh bạch và có sự giám sát chặt chẽ
Dự án đường Vành đai 4 03/04/2025 21:16

Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp
Chỉ đạo - Điều hành 03/04/2025 17:22

Khoa học công nghệ là động lực quan trọng xây dựng Thủ đô phát triển, sáng tạo
Chỉ đạo - Điều hành 03/04/2025 15:54