Hà Nội: Thêm nhiều đối tượng khó khăn được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ
Trên 864 tỷ đồng hỗ trợ cho các đối tượng theo chính sách an sinh của Chính phủ
Theo Sở Lao động- Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), tính đến chiều ngày 5/9, toàn thành phố Hà Nội đã quyết định hỗ trợ cho các đối tượng bị ảnh hưởng, gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 với tổng kinh phí 864,219 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách nhà nước thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP, Nghị quyết 15/NQ-HĐND là 678,513 tỷ đồng; nguồn vận động xã hội hoá để hỗ trợ các đối tượng ngoài quy định là 185,706 tỷ đồng.
Các sở, ngành có liên quan và các quận, huyện, thị xã đã ra quyết định hỗ trợ cho 1,616 triệu người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 68/NQ-CP, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg và Quyết định số 3642/QĐ-UBND với kinh phí 393,04 tỷ đồng, trong đó, đã thực hiện hỗ trợ cho 1,587 triệu người lao động, người sử dụng lao động với kinh phí 335,384 tỷ đồng.
Chi kinh phí hỗ trợ đặc thù cho người dân tại phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông |
Đối với đối tượng người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương, 28/30 quận, huyện, thị xã đã quyết định hỗ trợ 12.557 lao động với kinh phí là 50,68 tỷ đồng, trong đó, đã chi trả cho 8.469 lao động với số tiền 34,15 tỷ đồng. Các quận Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Cầu Giấy, Hà Đông đã có kết quả tương đối tốt đối với nhóm chính sách này. Đối với nhóm đối tượng người lao động bị ngừng việc, 12 quận, huyện: Ba Đình, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Hoàn Kiếm, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân, Chương Mỹ, Đông Anh, Hoài Đức, Mê Linh, Quốc Oai, Sóc Sơn đã quyết định hỗ trợ cho 187 lao động với số tiền 265 triệu đồng, trong đó, đã hỗ trợ cho 84 lao động ngừng việc với số tiền 129 triệu đồng.
Riêng nhóm lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) có số lượng người được hỗ trợ nhiều nhất. Tính đến chiều 5/9, cả 30/30 quận, huyện, thị xã đã ra quyết định hỗ trợ cho 103.873 lao động tự do với số tiền 155,8 tỷ đồng. Đã có 80.207 lao động tự do được nhận số tiền 120,31 tỷ đồng. Theo Sở LĐ-TB&XH, các quận, huyện: Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Ba Đình, Tây Hồ, Hoài Đức, Phúc Thọ, Đan Phượng, Đống Đa là những địa phương phê duyệt và thực hiện tương đối nhanh nhóm chính sách này.
Gần 850.000 người, hộ khó khăn được hỗ trợ 471 tỷ đồng theo chính sách hỗ trợ đặc thù của Thành phố
Song song với việc thực hiện chính sách an sinh xã hội của Chính phủ, việc thực hiện hỗ trợ đặc thù cho các đối tượng Nghị quyết số 15/NQ-HĐND ngày 13/8/2021 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội cũng được Thành phố đẩy mạnh. Đến chiều ngày 5/9, các địa phương đã rà soát và ra quyết định hỗ trợ cho 283.821 người, hộ kinh doanh với kinh phí phê duyệt là 285,473 tỷ đồng, trong đó đã tổ chức chi trả cho cho 282.502 đối tượng với kinh phí 282,657 tỷ đồng.
Đối với chính sách này, 29/30 quận, huyện, thị xã đã hoàn thành (còn huyện Thanh Trì cơ bản hoàn thành) việc chi trả hỗ trợ cho 3 nhóm đối tượng: người có công, Bảo trợ xã hội và hộ nghèo, cần nghèo. Theo đó, các quận, huyện, thị xã đã phê duyệt quyết định hỗ trợ cho 282.650 người thuộc 03 nhóm đối tượng trên với số tiền 282,65 tỷ đồng, trong đó, đã thực hiện chi trả cho 282.382 người, hộ gia đình với số tiền 282,382 tỷ đồng). Các nhóm đối tượng khác đang được các sở, ngành có liên quan và các quận, huyện, thị xã hiện tiếp tục triển khai thực hiện.
Chi hỗ trợ an sinh xã hội cho người lao động khó khăn tại phường Khương Trung, quận Thanh Xuân |
Ngoài ra, thực hiện Quyết định 683/QĐ-MTTQ-BTT ngày 29/7/2021 của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, Thành phố đã hỗ trợ cho 3.431 hộ nghèo không có người trong hộ tham gia thị trường lao động, gia đình gặp khó khăn do ảnh hưởng của Covid-19 với 3.431 suất quà là nhu yếu phẩm trị giá 3,431 tỷ đồng.
Với tinh thần "tương thân tương ái", “một miếng khi đói bằng một gói khi no”, từ khi Thành phố thực hiện Chỉ thị 17/CT-UBND ngày 23/7/2021 đến nay, các tổ chức chính trị, xã hội Thành phố và một số quận, huyện, thị xã cũng đã huy động nhiều nguồn lực xã hội và quà của các nhà hảo tâm để cùng chung sức hỗ trợ cho 562.145 lượt người, hộ gia đình còn khó khăn trên địa bàn ổn định cuộc sống với số tiền 182,275 tỷ đồng. Trong đó, các cấp Công đoàn Thành phố đã chăm lo, hỗ trợ cho 89.086 lượt đoàn viên, người lao động khó khăn với tổng số tiền trên 58,53 tỷ đồng.
Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ triển khai các chính sách an sinh xã hội
Lãnh đạo Sở LĐ- TB&XH Hà Nội cho biết, sau khi Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội ban hành Chỉ thị số 20/CT-UBND ngày 3/9/2021 về việc tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn thành phố thì, ngày 4/9/2021, Sở LĐTB&XH Hà Nội cũng đã ban hành văn bản 5036/SLĐTBXH-VP yêu cầu các phòng chuyên môn, nghiệp vụ; thủ trưởng các đơn vị trực thuộc phổ biến quán triệt tới công chức, viên chức, người lao động thực hiện nghiêm Chỉ thị số 20/CT-UBND.
Chi hỗ trợ an sinh xã hội cho lao động tự do ở xã Đình Xuyên, huyện Gia Lâm |
Trong đó, Giám đốc Sở LĐTB&XH Hà Nội yêu cầu các phòng chuyên môn nghiệp vụ tham mưu lãnh đạo Sở phối hợp UBND các quận, huyện, thị xã và các cơ quan có liên quan đẩy nhanh việc triển khai các chính sách an sinh xã hội theo Nghị quyết số 68/NQ-CP, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, Quyết định 3642/QĐ-UBND, Nghị quyết số 15/NQ-HĐND để kịp thời hỗ trợ nhân dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn, không để chậm trễ đồng thời, chủ động hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc thực hiện các chính sách hỗ trợ của Thành phố tại các địa phương; tiếp tục rà soát, cắt giảm các thủ tục tạo thuận lợi cho người dân.
Sở yêu cầu các phòng chuyên môn, nghiệp vụ theo lĩnh vực quản lý, tiếp tục rà soát kỹ, nghiên cứu, đề xuất có phương án tiếp tục hỗ trợ các đối tượng khó khăn để thống nhất đầu mối thực hiện chính sách hỗ trợ, tránh trùng đối tượng và chính sách; đảm bảo tốt an sinh xã hội, cố gắng cao nhất với phương châm “không có ai trên địa bàn Thành phố khó khăn do dịch bệnh Covid-19 mà không được hỗ trợ” đồng thời tiếp tục rà soát các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm 2021 để tham mưu lãnh đạo Sở triển khai thực hiện, không để chậm trễ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ông hoàng K-Pop G-Dragon trở lại sau 9 năm vắng bóng tại MAMA 2024
“Mở đường” khai thác, sử dụng không gian ngầm ở Hà Nội trong tương lai
Góp phần bảo tồn, quảng bá tranh dân gian Hàng Trống
Cùng hành động để tạo ra môi trường an toàn và hỗ trợ trẻ sinh non
Sớm cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024 để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững
Đảm bảo văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời
Từ 15h hôm nay (14/11): Giá xăng giảm gần 300 đồng/lít
Tin khác
Xử lý nghiêm sai phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội
Chính sách 14/11/2024 09:59
Sửa Luật Quảng cáo: Tăng diện tích quảng cáo trên ấn phẩm báo, tạp chí
Chính sách 12/11/2024 11:43
Quy định về mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động mới nhất
Chính sách 09/11/2024 08:44
Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi từ các chính sách thuế, hải quan
Chính sách 09/11/2024 06:32
Cần có thêm cơ chế, chính sách hỗ trợ về nhà trẻ, mẫu giáo cho con công nhân
Chính sách 05/11/2024 18:14
Điều kiện nào để giáo viên được nghỉ hưu trước tuổi?
Chính sách 04/11/2024 07:26
Quy định mới về chế độ thai sản, người lao động cần biết
Chính sách 03/11/2024 19:23
Dự kiến mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2025
Chính sách 02/11/2024 06:22
Đề xuất hai mức quà tặng người có công dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Chính sách 27/10/2024 12:56
Chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo thông qua hệ thống chức danh
Chính sách 25/10/2024 12:14