Hà Nội sẽ có một thương hiệu hoa giấy

(LĐTĐ) Nhắc tới làng hoa, hẳn Hà Nội đã nức tiếng xa gần với làng hoa Ngọc Hà, Hữu Tiệp, Nghi Tàm, Nhật Tân, Quảng Bá… Trong hơn 300 làng nghề được Thành phố công nhận, thì có 11 làng nghề truyền thống về hoa, cây cảnh và có duy nhất một làng nghề hoa giấy, đó là làng nghề hoa giấy Phù Đổng.
Làm giàu từ nghề trồng hoa, cây cảnh Đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh hoa, cây cảnh thành ngành kinh tế sinh thái giá trị cao Chợ hoa Vạn Phúc rộn ràng vào Xuân

Hướng đi “thức thời” của nhà nông

Được con sông Đuống quanh năm bồi đắp phù sa màu mỡ, xã Phù Đổng (huyện Gia Lâm, Hà Nội) có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nông nghiệp, trong đó nổi bật nhất là nghề trồng cây cảnh, hoa giấy.

Đến xã Phù Đổng vào những ngày tháng 6, chúng tôi không khỏi choáng ngợp bởi những vườn hoa giấy nối liền nhau từ đầu làng đến tận chân đê. Cách đây hơn 20 năm, một số hộ dân ở Phù Đổng đã bắt đầu trồng cây cảnh, hoa giấy. Nhờ sự khéo léo của bàn tay, khối óc con người cùng điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng phù hợp nên nghề trồng hoa, cây cảnh ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề mang đến thu nhập chính.

Hà Nội sẽ có một thương hiệu hoa giấy
Anh Nguyễn Đông Thắng sở hữu hơn 1 vạn cây hoa giấy.

Là một hộ gia đình có tới 4ha trồng hoa giấy tại thôn Đồng Nành, xã Phù Đổng, anh Nguyễn Đông Thắng đang tưới cho những cây hoa giấy sặc sỡ màu sắc trong vườn nhà. Nhìn “cánh đồng” hoa giấy rập rờn khoe sắc trong nắng ngút ngát đến tận chân trời mới biết công sức của anh bỏ ra lớn đến nhường nào, thêm vào đó là niềm đam mê với loài hoa này dường như không có điểm dừng.

Vừa chăm sóc hoa, anh Thắng vừa cho biết, hoa giấy rất dễ trồng, lại là loài hoa để trang trí trước cửa nhà, hàng rào hay trồng trong chậu, tạo mỹ cảnh, đã trở nên quen thuộc với nhiều người. Hoa giấy mang nhiều màu sắc lung linh cùng vẻ đẹp của sự mộc mạc, nhẹ nhàng nên được nhiều người yêu thích. Vườn nhà anh có tới hơn 1 vạn cây hoa giấy đủ chủng loại, từ hoa giấy bonsai, hoa giấy ghép nhiều màu, hoa giấy ta, hoa giấy Thái, hoa giấy Mỹ, hoa giấy tím Huế, hoa giấy ngũ sắc, hoa giấy hai màu đến những cây hoa giấy “khổng lồ” dùng làm tiểu cảnh cho các công trình, nhà vườn,…

Vào những ngày này khi có dịch Covid-19, khách hàng trước đó đã đặt mua lại chưa thể đến lấy nên công việc chăm sóc hoa của anh có vất vả hơn, nhưng được cái hoa giấy không như các mặt hàng khác có thể “ôi, thiu, hết hạn sử dụng”. Hoa giấy càng để càng đẹp, càng nở hoa, càng cho ra giá trị cao. Tuy nhiên, công chăm sóc hoa cũng không hề nhỏ, nhất là với một khu vườn rộng lớn như thế này.

Hà Nội sẽ có một thương hiệu hoa giấy
"Cánh đồng" hoa giấy nhà anh Thắng rộng 4ha

Anh Thắng chia sẻ: “Trước đây khi chưa có dịch, mỗi năm hoa giấy cho thu nhập đã trừ chi phí là khoảng 1 tỷ đồng. Giá hoa theo từng loại, từ 50 nghìn đồng một cây cũng có, đến 30 triệu đồng một cây cũng có. Khi có dịch, thu nhập từ hoa giấy giảm gần 50% do bị hạn chế về vận chuyển, cùng với đó, do nhu cầu của người dân ít đi, các cửa hàng hoa không bán được nhiều nên không đến lấy nhiều. Các công trình thì vẫn xây dựng và đặt hoa, nhưng chậm hơn trước. Hoa bán chậm nhưng tiền thuê nhân công chăm sóc cộng với phân bón, tưới nước… cũng khá tốn kém. Tuy nhiên làm nghề này vẫn còn may mắn hơn nhiều so với trồng các loại cây khác trong thời điểm đại dịch, vì không sợ hỏng, sợ ế”.

Nếu như cách đây chục năm, người trồng hoa giấy phải chở cây đi bán, thì nay, gia đình anh Thắng thực hiện nhiều hình thức kinh doanh sản phẩm của mình, từ bán buôn, bán tại vườn hoặc nhận vận chuyển theo xe tải đi toàn quốc. Bắt đầu trồng hoa giấy từ năm 2016 với diện tích rộng tới 4ha, xuất đi hàng triệu cây hoa giấy trên khắp Thủ đô Hà Nội và nhiều tỉnh thành trên cả nước, anh Thắng tự hào bởi mình có thể làm giàu bằng nghề trồng hoa giấy truyền thống của làng Phù Đổng - quê hương của Thánh Gióng.

Không chỉ có hộ gia đình anh Thắng, nhiều năm nay, từ một loại cây hoa bình dân, giản dị, thân leo, chủ yếu được trồng để trang trí, cản nắng và tạo bóng mát cho các căn nhà nhỏ, hoa giấy - qua bàn tay khéo léo, sự sáng tạo của những nhà nông ở xã Phù Đổng đã trở thành những cây cảnh nghệ thuật cho giá trị kinh tế cao.

Anh Nguyễn Thanh Sơn ở thôn Phù Đổng 1, xã Phù Đổng cho biết, gia đình anh đã gắn bó với nghề trồng hoa giấy được hơn 20 năm, cũng là một trong những hộ đầu tiên làm kinh tế từ việc trồng hoa giấy. Với hàng nghìn gốc hoa đủ chủng loại trồng trên 2ha đất ở thôn, anh đã trở thành một trong những hộ làm kinh tế giỏi nhờ nghề truyền thống.

Hà Nội sẽ có một thương hiệu hoa giấy
Nhiều hộ kinh doanh cây cảnh ở Hà Nội nhập hoa giấy từ làng nghề hoa giấy Phù Đổng

Theo anh Sơn, với giá bán từ 70 nghìn đồng đến 7 triệu đồng một cây hoa giấy, mỗi năm sau khi trừ chi phí, gia đình anh thu lãi vài trăm triệu đồng. Không như nhiều năm về trước, người dân còn hờ hững với hoa, anh phải chở hoa giấy đi khắp các chợ bán, thì hiện nay đầu ra cho hoa giấy khá tốt, khách đã đến mua tại vườn. Cùng với các dòng hoa giấy truyền thống, anh Sơn cũng nhập thêm các dòng hoa giấy từ Thái Lan, Trung Quốc về trồng, thực hiện kỹ thuật cấy ghép và bàn tay khép léo của nhà nông để cho ra những cây hoa nhiều màu sắc, nhiều kiểu dáng, bán được giá cao hơn.

Hiện nay, hầu hết các hộ trồng hoa giấy tại Phù Đổng đều thực hiện nhiều kỹ thuật chăm sóc, cấy ghép trình độ cao để cung cấp cây hoa cho thị trường. Nhiều hộ đã đầu tư các loại máy móc như máy làm đất, trộn ủ, lắp đặt hệ thống màng phủ ni lông, tưới tự động để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhờ vậy, sản phẩm hoa giấy của Phù Đổng được đông đảo người tiêu dùng biết đến và ưa chuộng. Nhằm mục đích cùng nhau chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm chăm sóc và tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ, Tổ hội nghề nghiệp trồng hoa giấy xã Phù Đổng với hơn 30 thành viên đã được thành lập. Tháng 11/2020, xã Phù Đổng đã được Thành phố công nhận làng nghề hoa giấy Phù Đổng.

Phát huy tiềm năng của làng nghề hoa giấy

Theo Bí thư Đảng uỷ xã Phù Đổng Phùng Xuân Việt, cách đây hơn 20 năm, một số hộ dân ở Phù Đổng đã bắt đầu trồng cây cảnh, hoa giấy. Nhờ sự khéo léo của đôi tay, tư duy nhanh nhạy, cùng điều kiện thổ nhưỡng phù hợp nên nghề trồng hoa, cây cảnh ở Phù Đổng ngày càng phát triển. Trồng hoa giấy đã trở thành nghề mang đến thu nhập chính của người dân địa phương khi toàn địa bàn xã có trên 300 hộ trồng hoa giấy, với diện tích khoảng gần 100ha chiếm khoảng 30% diện tích đất nông nghiệp (còn lại là cây ăn quả, cây cảnh, các mô hình vườn ao chuồng, diện tích trồng lúa chỉ còn trên 30ha).

Doanh thu các hộ trồng hoa giấy ước khoảng 900 triệu đến 1 tỷ đồng/1 ha, (khoảng từ 25-30 triệu đồng/sào. Riêng các hộ sản xuất cây hoa giấy thế, bon sai doanh thu từ 50 đến 100 triệu đồng/sào), thu nhập bình quân 370 triệu đồng/hộ/năm, tăng gấp nhiều lần so với trồng lúa.

“Hiện nay, do tình hình dịch Covid-19 nên cũng ảnh hưởng tương đối đến thu nhập của người dân. Hoa giấy tiêu thụ chậm do các phương tiện vận chuyển bị hạn chế, đặc biệt thực hiện Chỉ thị 17/CT-UBND của Thành phố, hoa giấy không tiêu thụ được (không phải là mặt hàng thiết yếu)”, ông Phùng Xuân Việt cho hay.

Hà Nội sẽ có một thương hiệu hoa giấy
Hoa giấy trở thành kinh tế chủ lực của xã Phù Đổng

Để giúp người dân phát triển kinh tế từ nghề trồng hoa giấy, hàng năm, Ủy ban nhân dân xã Phù Đổng thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật, lớp học nghề ngắn hạn, thăm quan thực tế các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng đạt hiệu quả kinh tế cao; phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, quỹ hội các cấp cho hội viên và nhân dân vay vốn để phát triển sản xuất. Tổng các nguồn vốn hiện nay đạt trên 10 tỷ đồng.

Ông Phùng Xuân Việt cũng cho biết, năm 2020, Phù Đổng đã được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã công nhận làng nghề hoa giấy Phù Đổng”. Ủy ban nhân dân xã đã đề xuất xây dựng thương hiệu tập thể “Hoa giấy Phù Đổng”, đề xuất Thành phố đánh giá là sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP. Trong thời gian tới tiếp tục quy hoạch xây dựng những vùng, mô hình chuyển đổi điểm gắn với phát triển du lịch sinh thái vườn đồng, xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu gắn với các tiêu chí thành lập phường.

Một số chỉ tiêu cụ thể được xã Phù Đổng đề ra từ nay đến năm 2025 là thu nhập bình quân đầu người đạt 80 triệu đồng/người/năm; phấn đấu năm 2021 xã hoàn thành công nhận “Điểm du lịch Phù Đổng”. Năm 2022, phấn đấu xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu về lĩnh vực du lịch. Đến hết năm 2023, chuyển đổi 100% diện tích trồng lúa mầu kém hiệu quả sang trồng hoa, cây cảnh, cây ăn quả.

Theo ông Phùng Xuân Việt, giai đoạn 2020-2025, xã Phù Đổng đề ra nhiệm vụ tiếp tục giữ vững nông thôn mới nâng cao, xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, tiến tới hoàn thiện các tiêu chí thành lập phường. Để thực hiện được mục tiêu đề ra, xã Phù Đổng xác định tập trung vào khâu đột phá là phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa gắn với du lịch. Tích cực vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát huy những lợi thế của địa phương, đó là sản xuất hoa, cây cảnh mà chủ lực là cây hoa giấy để xây dựng các mô hình vườn đồng phục vụ du lịch và nâng cao thu nhập cho người dân. Song song với phát triển kinh tế, xã tiếp tục quan tâm gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng đời sống văn hóa mới. Tích cực cải thiện chất lượng môi trường, tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân...

Hà Nội sẽ có một thương hiệu hoa giấy
Hoa giấy đa dạng màu sắc, được chiết ghép cành cho ra những cây hoa xen màu

Tại hội thảo "Phát triển hoa, cây cảnh - Ngành kinh tế sinh thái trong xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh" do Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức, các chuyên gia cho biết, Việt Nam là một trong 16 quốc gia đa dạng sinh học và có truyền thống phát triển hoa, cây cảnh lâu đời bậc nhất trên thế giới. Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng phát triển hoa, cây cảnh thành ngành kinh tế sinh thái gắn với mục tiêu bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Riêng thành phố Hà Nội có trên 6.000ha chuyên canh hoa, cây cảnh, 11 làng nghề truyền thống chuyên sản xuất hoa, cây cảnh. Bên cạnh đó, Hà Nội cũng là một trong những địa phương đi đầu cả nước trong việc thẩm định và công nhận 8 sản phẩm hoa lan là sản phẩm OCOP; xây dựng mô hình nông thôn mới kiểu mẫu với điểm nhấn là Làng du lịch Sinh vật cảnh xã Hồng Vân, Thường Tín, Hà Nội; xây dựng Tuyến phố văn minh thương mại Sinh vật cảnh Vạn Phúc, Hà Đông; khuyến khích nhiều phong trào Sinh vật cảnh trong xây dựng nông thôn mới như: Đường hoa nông thôn, con đường bích họa; phong trào thêm hoa bớt rác…

Theo Chi Cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội Nguyễn Văn Chí, so với các địa phương khác, thú chơi hoa cảnh, cây cảnh xưa và nay đã thấm sâu vào đời sống của người dân Hà Nội nên nhu cầu tiêu dùng hoa, cây cảnh cũng tăng lên nhanh chóng kéo theo diện tích trồng hoa, cây cảnh của Hà Nội cũng tăng mạnh từ 5.484ha (năm 2015) lên 7.960ha (năm 2020).

Hoạt động sản xuất và kinh doanh hoa, cây cảnh trong những năm qua đã có những đóng góp tích cực trong kim ngạch xuất khẩu, tuy nhiên, sự phát triển đó chưa tương xứng với vị thế, tiềm năng của nước ta. Hoạt động sản xuất và kinh doanh hoa, cây cảnh còn manh mún, tự phát; ứng dụng khoa học công nghệ còn hạn chế; hoạt động liên kết còn lỏng lẻo; thị trường hoa, cây cảnh xuất hiện những diễn biến phức tạp... Từ thực tiễn đó, đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ của các cơ quan chức năng, tăng cường liên kết giữa các chủ thể có liên quan nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh hoa, cây cảnh thành ngành kinh tế sinh thái giá trị cao góp phần xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh.

Chi Cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội Nguyễn Văn Chí: Để phát triển hoa, cây cảnh nói chung cũng như đạt được mục tiêu của Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy, thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần phối hợp các tỉnh, thành phố rà soát những chính sách liên quan đến phát triển hoa, cây cảnh để bổ sung, chỉnh sửa, tháo gỡ những nút thắt trong thực hiện chính sách ở cơ sở nhằm ban hành cơ chế, chính sách tạo bước đột phá thúc đẩy phát triển ngành hoa, cây cảnh.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã tổ chức hội nghị biểu dương Chủ tịch Công đoàn cơ sở xuất sắc tiêu biểu; biểu dương gia đình công nhân, viên chức, lao động tiêu biểu năm 2024; tặng quà cán bộ công đoàn là thương binh, con liệt sỹ năm 2024; kỷ niệm 95 năm Ngày Thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024).
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức gặp mặt các thế hệ cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ.
Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

(LĐTĐ) Mới đây, đoàn kiểm tra liên ngành lĩnh vực văn hoá thông tin và thể thao huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã kiểm tra công tác đảm bảo an toàn, hoạt động kinh doanh bể bơi.

Tin khác

Giá vàng hôm nay: Xu hướng tiếp tục tăng

Giá vàng hôm nay: Xu hướng tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay tại thời điểm 6h sáng, giá vàng SJC trong nước quanh ngưỡng 74,98 - 76,98 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng nhẫn quanh mức 75,15 - 77,45 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Mỗi năm giảm tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất gần 200 nghìn tỷ đồng

Mỗi năm giảm tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất gần 200 nghìn tỷ đồng

(LĐTĐ) Bên cạnh việc tập trung thực hiện đầy đủ, đồng bộ các giải pháp tài chính - ngân sách đã đề ra, Bộ Tài chính đã điều hành chính sách tài khóa chủ động, linh hoạt, hỗ trợ nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Xúc tiến thương mại: “Đòn bẩy” cho doanh nghiệp Thủ đô phát triển

Xúc tiến thương mại: “Đòn bẩy” cho doanh nghiệp Thủ đô phát triển

(LĐTĐ) Năm 2024, mặc dù thị trường thế giới còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức, song công tác xúc tiến thương mại đã mang lại hiệu quả rõ rệt cho cộng đồng doanh nghiệp cả nước nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Trong đó, với việc chương trình xúc tiến thương mại liên tục được tổ chức, được xem là “đòn bẩy” giúp các doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá các sản phẩm thế mạnh, sản phẩm đặc trưng của Hà Nội vươn ra thị trường thế giới.
Sơn Tây: Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ 6 tháng đầu năm ước đạt 3.324 tỷ đồng

Sơn Tây: Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ 6 tháng đầu năm ước đạt 3.324 tỷ đồng

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây, trong 6 tháng đầu năm 2024, giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ ước đạt 3.324 tỷ đồng, tăng 15,1% so với cùng kỳ.
Giá vàng thị trường quốc tế vượt qua ngưỡng 2.400 USD/ounce

Giá vàng thị trường quốc tế vượt qua ngưỡng 2.400 USD/ounce

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay (12/7), thị trường quốc tế tiếp tục tăng mạnh, vượt qua ngưỡng 2.400 USD/ounce.
Doanh nghiệp rượu, bia kiến nghị lùi thời gian áp Thuế tiêu thụ đặc biệt

Doanh nghiệp rượu, bia kiến nghị lùi thời gian áp Thuế tiêu thụ đặc biệt

(LĐTĐ) Theo các doanh nghiệp rượu, bia tăng thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ làm tăng giá bán sản phẩm và dẫn đến giảm mạnh nhu cầu tiêu thụ trong bối cảnh thu nhập của người tiêu dùng giảm trong giai đoạn năm 2024 - 2025. Vì vậy, cần xem xét giảm mức tăng Thuế tiêu thụ đặc biệt và giãn lộ trình tăng.
6 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội đạt 28,6 tỷ USD

6 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội đạt 28,6 tỷ USD

(LĐTĐ) 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của thành phố Hà Nội ước đạt 8,9 tỷ USD, tăng 11%; trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 19,7 tỷ USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm 2023. Tính chung 6 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Thủ đô đạt 28,6 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Hà Nội: Sản xuất công nghiệp quý II/2024 tăng 5,7% so với cùng kỳ 2023

Hà Nội: Sản xuất công nghiệp quý II/2024 tăng 5,7% so với cùng kỳ 2023

(LĐTĐ) Nhờ có nhiều giải pháp tích cực nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, nên bước sang quý II/2024, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội có nhiều tín hiệu tích cực khi các đơn hàng tiếp tục tăng. Qua đó, đưa chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) quý II/2024 tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Sức bật từ phục hồi sản xuất - kinh doanh

Sức bật từ phục hồi sản xuất - kinh doanh

(LĐTĐ) Báo cáo Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) của S&P Global công bố đầu tháng 7/2024 ghi nhận ngành sản xuất của Việt Nam gia tăng mạnh vào cuối quý II và có bốn tháng duy trì ngưỡng hơn 50 điểm.
Giá vàng nhẫn tăng liên tục

Giá vàng nhẫn tăng liên tục

(LĐTĐ) Giá vàng ngày (7/7), thị trường quốc tế đánh dấu một tuần tăng vọt áp sát mốc 2.400 USD/ounce. Trong khi đó, giá vàng nhẫn cũng có một tuần tăng liên tục.
Xem thêm
Phiên bản di động