Hà Nội quyết tâm xây dựng thành công "Chính quyền số - Chính quyền phục vụ"
“Chạm để kết nối” chính quyền và người dân, doanh nghiệp Quốc hội thông qua Luật Đường bộ, chưa quy định về phí giao thông nội đô |
Hội nghị có sự tham dự của các đồng chí: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Thượng tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an, Tổ trưởng Tổ công tác Đề án 06 Chính phủ; Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan...
Về phía thành phố Hà Nội có: Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến; Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Trưởng ban Chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số và Đề án 06 thành phố Hà Nội; Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn; Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong...
Tạo thuận lợi tối đa cho người dân
Theo báo cáo, Hà Nội được Chính phủ, Tổ công tác triển khai Quyết định 06/QĐ-CP ngày 6/1/2022 về Phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án 06/Chính phủ) giao thực hiện thí điểm một số nội dung nhiệm vụ làm cơ sở đánh giá trước khi nhân rộng.
Về giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến, tính đến ngày 31/3/2024, Hà Nội đã có 1191/1889 thủ tục hành chính đủ điều kiện thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình/1 phần theo quy định.
Đã tích hợp 727/1.191 dịch vụ công trực tuyến một phần và 165/1.191 dịch vụ công trực tuyến toàn trình (đạt 74,2%) với Cổng dịch vụ công quốc gia.
Thủi tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu tham dự Hội nghị. |
Việc kết nối cơ sở dữ liệu về dân cư với các đơn vị trong ngành Ngân hàng, kết nối với doanh nghiệp sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế số, giúp ngành Ngân hàng phát triển các hoạt động nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng, bảo đảm an toàn hoạt động và phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng.
Ứng dụng trong lĩnh vực y tế với 6 nhóm nhiệm vụ trong lĩnh vực y tế thuộc Đề án 06, gồm: Khám chữa bệnh bằng căn cước công dân gắn chíp; “làm sạch” dữ liệu tiêm chủng Covid-19; liên thông dữ liệu kết quả khám sức khỏe lái xe; liên thông dữ liệu giấy báo tử, giấy chứng sinh; khám chữa bệnh sử dụng sinh trắc học (Kiosk tự phục vụ) và thí điểm hồ sơ sức khỏe, sổ sức khỏe điện tử.
Hiện, 100% thông tin học sinh phổ thông trên địa bàn thành phố đã được cấp mã số trên cơ sở dữ liệu giáo dục đào tạo, được xác thực định danh với dữ liệu dân cư; 100% trường tiểu học đã trang bị đầy đủ máy tính kết nối internet, có cán bộ để vận hành hệ thống quản lý giáo dục chuyên ngành và cơ sở dữ liệu giáo dục đào tạo…
Về cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID, với tinh thần tiên phong, Hà Nội là một trong hai địa phương đầu tiên tổ chức cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID kể từ ngày 22/4/2024. Đến ngày 20/6/2024, Thành phố đã tiếp nhận tổng số 27.146 hồ sơ đề nghị cấp Phiếu Lý lịch tư pháp; trong đó có 15.114 hồ sơ được tiếp nhận qua ứng dụng VneID (55,67%), và tăng qua từng ngày nhất là sau thời điểm ngày 1/6/2024, khi Nghị quyết số 11/2024/NQ-HĐND có hiệu lực, số lượng hồ sơ thực hiện qua VNeID chiếm trung bình hơn 86%/tổng số hồ sơ tiếp nhận.
Ước tính mỗi người dân có thể tiết kiệm được ít nhất gần 400.000 đồng/ hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp và đặc biệt đảm bảo được các yếu tố về chi phí sức khỏe, tâm lý khi thực hiện các giao dịch với cơ quan nhà nước.
Trong 2 tháng với tổng số 15.114 hồ sơ được thực hiện qua VNeID, số kinh phí tiết kiệm của người dân dự tính khoảng 10,7 tỷ/năm (1,9 tỷ/2 tháng/15.114 hồ sơ) và đối với cơ quan nhà nước, số lượng người dân không đến trực tiếp tại trụ sở sẽ giảm áp lực cho đội ngũ công chức tại đơn vị cũng như các chi phí phụ trợ phát sinh (điện, nước, không gian, cơ sở vật chất), ước giảm 6,85 tỷ/15.114 hồ sơ),
Các tiết mục ứng dụng công nghệ tại Hội nghị. |
Bên cạnh đó, nhằm hỗ trợ, thu hút người dân Thủ đô tham gia trải nghiệm ứng dụng, HĐND thành phố Hà Nội ban hành Nghị quyết số 11/2024/NQ-HĐND ngày 15/5/2024 quy định việc hỗ trợ phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp qua ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) trên địa bàn thành phố Hà Nội với ước tính 9,7 tỷ đồng, thời gian kéo dài đến hết 31/12/2024.
Kết quả đánh giá tại thành phố Hà Nội sẽ là cơ sở để Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ triển khai nhân rộng chính thức trên toàn quốc. Đây cũng được xác định là tiền đề sẵn sàng cho việc triển khai tài khoản VNeID là tài khoản duy nhất trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến từ ngày 1/7/2024.
Tiếp tục phát triển công dân số, xã hội số
Sau thời gian nghiên cứu, triển khai thí điểm, đến nay, thành phố Hà Nội đã cơ bản hoàn thành việc triển khai thí điểm Hồ sơ sức khỏe điện tử trên địa bàn thành phố theo nhiệm vụ Chính phủ giao với 4/4 nội dung quan trọng.
Cụ thể, Thành phố đã hoàn thành việc xây dựng phần mềm hồ sơ sức khỏe điện tử trên địa bàn thành phố Hà Nội phục vụ công tác quản lý, khám chữa bệnh; kết nối chia sẻ dữ liệu về khám chữa bệnh của người dân với phần mềm hồ sơ sức khỏe điện tử thành phố với 661 cơ sở y tế công lập và ngoài công lập trên địa bàn.
Thành phố đã tạo được dữ liệu của gần 10 triệu người dân với trên 16,6 triệu lượt khám trên phần mềm hồ sơ sức khỏe thành phố từ các nguồn dữ liệu; đã đồng bộ được 3,5 triệu hồ sơ người dân với 48/48 trường thông tin theo quy định của Bộ Y tế lên hệ thống của bảo hiểm xã hội Việt Nam, sẵn sàng kết nối hiển thị trên VNeID của Bộ Công an.
Về thực hiện chi trả an sinh xã hội, không dùng tiền mặt, Thành phố đã có những chỉ đạo kịp thời như: Ban hành Công điện số 01/CĐ-UBND ngày 12/1/2024 về việc tăng cường hỗ trợ công dân mở tài khoản phục vụ chi trả ưu đãi an sinh xã hội không dùng tiền mặt; phát động chiến dịch thực hiện hỗ trợ, vận động, hướng dẫn người dân thực hiện đăng ký tài khoản ngân hàng và nhận qua tài khoản.
Các đại biểu trải nghiệm phòng họp thông minh. |
Theo đó, trong 10 ngày triển khai cao điểm dịp Tết Nguyên đán 2024, từ tỷ lệ chưa đến 10% số trường hợp có tài khoản/quận, toàn thành phố đã thực hiện việc vận động và đăng ký thành công 290.955/291.203 trường hợp an sinh xã hội, đạt tỷ lệ 99,91% và 92,69/99,9 trường hợp có tài khoản đã thực hiện nhận trợ cấp qua tài khoản.
Về chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) hằng tháng không dùng tiền mặt, chỉ trong thời gian 21 ngày (từ 10/5/2024 đến 31/5/2024) số người đăng ký nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội qua tài khoản cá nhân đạt 93,29%; tăng gấp đôi so với tỷ lệ trước đó (khoảng 45% và giữ bền vững qua các năm).
Về thu giá dịch vụ trông giữ xe không dùng tiền mặt, mục tiêu, giải pháp và nguyên tắc thực hiện của Thành phố yêu cầu “2 không, 1 có”: Thanh toán không dừng, thanh toán không tiền mặt và có hóa đơn điện tử. Nguyên tắc này được quán triệt và yêu cầu tất cả các đơn vị thực hiện cung ứng dịch vụ khi triển khai phải đảm bảo và thực thi – đây là điều kiện tiên quyết để thực hiện.
Tính đến ngày 20/6/2024 (sau 2 tháng triển khai), tổng số bãi/điểm đỗ xe đang triển khai giải pháp thí điểm thanh toán dịch vụ trông giữ xe không dùng tiền mặt trên địa bàn thành phố là 64 điểm thuộc 9/30 quận, huyện (tăng 54 điểm và 7 quận, huyện so với thời điểm trước đó).
Tỷ lệ phương tiện thực hiện thanh toán không tiền mặt trung bình đạt hơn 90%/tổng số phương tiện tại các điểm trông giữ xe.
Định hướng thực hiện quy hoạch đô thị, hạ tầng giao thông được xác định trong chủ trương phát triển của Thành phố theo nguyên tắc: “Chỉ cấp phép mới các bãi /điểm trông giữ xe đáp ứng yêu cầu công nghệ thanh toán số; gia hạn cấp phép với các bãi/điểm trông giữ đáp ứng yêu cầu công nghệ thanh toán số”; đồng thời yêu cầu lập lại trật tự đô thị trong công tác cấp phép, quy hoạch điểm đỗ, bãi đỗ xe.
Toàn cảnh Hội nghị. |
Sau thời gian ngắn triển khai, hiệu quả đạt được 3 tăng - 3 giảm đã thể hiện rõ nét: Tăng chất lượng dịch vụ, tăng tính minh bạch, công khai hoạt động thu phí, tránh hiện tượng chặt chém”, tăng niềm tin của người dân; 3 giảm là: Giảm thời gian, giảm thủ tục hành chính và giảm nhân lực. Đây là một trong những công nghệ góp phần xây dựng hệ thống giao thông thông minh, hướng tới Thủ đô thông minh trong tương lai. Ước tính việc tiết kiệm (do thất thu) cho người dân khoảng 10,2 tỷ đồng/năm và giảm chi ngân sách cho các doanh nghiệp trông giữ phương tiện khoảng hơn 4,2 tỷ đồng/năm/64 điểm trông giữ.
Về triển khai hoá đơn điện tử đối với hộ kinh doanh, đến tháng 6/2024, đã định danh và tổng hợp được dữ liệu lớn về thương mại điện tử gồm: 418 doanh nghiệp sở hữu sàn thương mại điện tử, 668 chủ thể kinh doanh sản phẩm và nội dung số; 54 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ lưu trú; các cá nhân đơn vị bán hàng online…
Trên cơ sở dữ liệu từ 3 sàn Shopee, Tiki, Lazada, Cục thuế Hà Nội đã tổng hợp, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu về định danh các chủ thể kinh doanh thương mại điện tử, doanh thu kê khai, số thuế đã nộp, tài khoản ngân hàng... của trên 366.857 shop tương ứng 197.848 mã số thuế tổ chức, cá nhân, hộ kinh doanh thuộc 3 sàn nêu trên.
Kết quả tổng số thuế đã thu được năm 2024 từ 418 sàn thương mại điện tử đạt 2.547 tỷ đồng; từ các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên sàn thương mại điện tử 7.362 tỷ đồng.
Đặc biệt, tại Hội nghị, UBND Thành phố tổ chức lễ công bố vận hành các ứng dụng nền tảng của Đề án 06 Chính phủ trên địa bàn thành phố Hà Nội gồm: Công dân Thủ đô số (iHaNoi); Hồ sơ sức khỏe điện tử thành phố Hà Nội trên ứng dụng VNeID; Cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID; Hệ thống Thông tin phục vụ họp và xử lý công việc (E-Cabinet) tích hợp với phòng họp thông minh. Đây là sự kiện có ý nghĩa đánh dấu bước tiên phong của Thủ đô trong tiến trình chuyển đổi số, tạo phong cách làm việc mới khoa học, hiệu quả, xây dựng Thành phố xanh, thông minh, hiện đại, phát triển bao trùm và bền vững với quyết tâm xây dựng "Chính quyền số - Chính quyền phục vụ", "Doanh nghiệp số - Doanh nghiệp cống hiến", "Xã hội số - Xã hội niềm tin" với "tầm nhìn mới, tư duy mới toàn cầu", "Tư duy Thủ đô và hành động của Hà Nội". |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quận Đống Đa: Chú trọng tuyên truyền công tác chữa cháy tại trường học
Hoạt động công đoàn khối Giáo dục quận Long Biên: Thiết thực, hiệu quả vì đoàn viên
Hà Nội: Phòng ngừa vi phạm giao thông cho học sinh, sinh viên
Đường sắt tốc độ cao để bổ sung cho hệ thống vận tải chứ không phải cạnh tranh
SpaceSpeakers, Hồ Ngọc Hà, Chipu cùng dàn sao đình đám sẽ khai phố mở hội tại SOHO FEST
Đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao: Hiện nay là thời điểm thích hợp!
Năm 2025: Chưa tăng lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp người có công
Tin khác
Trưởng ban Dân vận Thành ủy Hà Nội dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Muôn
Nhịp sống Thủ đô 12/11/2024 20:42
EVNHANOI khuyến cáo không tận dụng trạm điện, tủ điện làm nơi rao vặt
Nhịp sống Thủ đô 12/11/2024 17:57
Nghệ nhân kể chuyện bằng ngôn ngữ của gốm
Nhịp sống Thủ đô 12/11/2024 10:51
Sắp khai mạc Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ 3
Nhịp sống Thủ đô 12/11/2024 10:49
Thi đua xây dựng "Trường học hạnh phúc"
Nhịp sống Thủ đô 12/11/2024 06:16
Trưởng ban Dân vận Thành ủy Hà Nội dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Yên Bình
Nhịp sống Thủ đô 11/11/2024 21:12
6 ý tưởng vào chung khảo cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính năm 2024
Thủ đô 11/11/2024 14:28
Mong chờ Ngày hội Việt phục “Bách Hoa Bộ Hành” 2024
Nhịp sống Thủ đô 11/11/2024 10:16
Hà Nội: Quan tâm, nâng đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Nhịp sống Thủ đô 10/11/2024 22:39
Long trọng kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây
Nhịp sống Thủ đô 10/11/2024 22:09