“Chạm để kết nối” chính quyền và người dân, doanh nghiệp

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội chính thức vận hành một số ứng dụng nền tảng của Đề án 06 Chính phủ, gồm: Công dân Thủ đô số (iHaNoi); Hồ sơ sức khỏe điện tử thành phố Hà Nội trên ứng dụng VNeID; Cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID; Hệ thống Thông tin phục vụ họp và xử lý công việc (E-Cabinet) tích hợp với phòng họp thông minh.
Tập huấn phổ biến, nâng cao nhận thức và kỹ năng về Chuyển đổi số và triển khai Đề án 06 Huyện Gia Lâm: Đẩy mạnh chuyển đổi số để phát triển toàn diện

Sáng 28/6, UBND thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 thực hiện Đề án 06/Chính phủ đánh giá kết quả lập hồ sơ sức khỏe điện tử, cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VneID.

Đáng chú ý, tại hội nghị này, UBND Thành phố tổ chức lễ công bố vận hành các ứng dụng nền tảng của Đề án 06 Chính phủ trên địa bàn thành phố Hà Nội gồm: Công dân Thủ đô số (iHaNoi); Hồ sơ sức khỏe điện tử thành phố Hà Nội trên ứng dụng VNeID; Cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID; Hệ thống Thông tin phục vụ họp và xử lý công việc (E-Cabinet) tích hợp với phòng họp thông minh.

Những ứng dụng này kỳ vọng sẽ nâng cao hơn nữa mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với việc giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến của thành phố Hà Nội.

Kênh kết nối số nhanh chóng và thuận tiện

Trong các ứng dụng được Hà Nội ra mắt kể trên, ứng dụng Công dân Thủ đô số (iHaNoi) nhận được sự chú ý của đông đảo người dân. Đây là ứng dụng đặc biệt, tạo lập kênh kết nối số nhanh chóng và thuận tiện giữa người dân, doanh nghiệp với cơ quan chính quyền thành phố.

Với slogan “Chạm để kết nối” thể hiện rõ ràng mục tiêu và tính năng của ứng dụng. Từ “Chạm” chỉ hành động thông thường của mọi người khi sử dụng thiết bị di động thông minh.

Ý chỉ người dân cứ mỗi 1 chạm tương tác trên ứng dụng là 1 kết nối có ý nghĩa. Chỉ cần 1 chạm là có thể kết nối với cơ quan chính quyền, 1 chạm là có thể theo dõi các tình hình tin tức mới nhất của Hà Nội, 1 chạm là có thể sử dụng các tiện ích đô thị thông minh…

“Chạm để kết nối” chính quyền và người dân, doanh nghiệp
Ứng dụng iHaNoi tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh về ô nhiễm môi trường.

“Chạm để kết nối” không chỉ là một lời kêu gọi hành động mà còn là một tuyên bố về mục tiêu và giá trị cốt lõi của ứng dụng iHanoi. Nhấn mạnh sự dễ dàng trong việc tương tác, khả năng kết nối thông tin và các dịch vụ tiện ích, góp phần nâng cao chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, mang lại nhiều giá trị, lợi ích cho người dân.

Thông qua iHanoi, ứng dụng Công dân Thủ đô số iHaNoi sẽ giúp người dân, doanh nghiệp có thể tương tác trực tuyến với các cấp cơ quan chính quyền tại Hà Nội với các tính năng nổi bật của ứng dụng như phản ánh hiện trường (gửi phản ánh từ nhiều lĩnh vực tới chính quyền), từ đó giúp chính quyền nắm bắt được những vấn đề của người dân và giải quyết, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn thành phố ngày một tốt hơn; ⁠phản ánh thủ tục hành chính (gửi phản ánh các vấn đề liên quan tới thủ tục hành chính, dịch vụ công)…

Doanh nghiệp, tổ chức có thể gửi các kiến nghị về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố để được trả lời, giải quyết kịp thời.

Cùng với đó, người dân có thể tạo và gửi phiếu đăng ký tiếp dân trực tuyến thay vì đến cơ quan chính quyền để đăng ký. Ngoài ra, tại mục “Thông tin cảnh báo” sẽ cập nhật các thông báo, thông tin mới nhất, chính thống từ chính quyền.

Đồng thời, ứng dụng iHanoi sẽ cung cấp các tiện ích thông minh như giao thông, môi trường, y tế, giáo dục… phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn, góp phần tạo lập môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh thuận lợi, cải thiện các chỉ số liên quan đến cải cách hành chính, sự hài lòng người dân.

Đặc biệt, khi tải ứng dụng iHanoi về điện thoại thông minh và sử dụng ứng dụng này, người dân còn có thể khám phá các địa điểm du lịch, văn hóa lịch sử tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội đã được tích hợp trong tiện ích đô thị thông minh. Khi chọn “Du lịch”, một “Bản đồ du lịch” sẽ được hiển thị trên màn hình điện thoại cùng với bản đồ xác định vị trí nơi người dùng đang sử dụng iHanoi. Trên bản đồ du lịch, người dùng có thể chọn các mục: Danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, du lịch tâm linh, địa điểm check-in, công viên, bảo tàng, khu vui chơi, ẩm thực, lưu trú...

Bước đi tiên phong trong chuyển đổi số

Việc vận hành một số ứng dụng nền tảng của Đề án 06 Chính phủ trên địa bàn Hà Nội thể hiện sự nỗ lực của Thành phố trong đẩy mạnh xây dựng nền tảng xã hội, mở các kênh tương tác trực tiếp giữa các cấp chính quyền thành phố với người dân, doanh nghiệp trên môi trường số; toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Thủ đô.

Hiện nay, Thành phố đang tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp, biện pháp, xây dựng 28 Mô hình điểm về chuyển đổi số để triển khai thực hiện kịp thời, có hiệu quả các nhiệm vụ của Đề án 06/CP và Chỉ thị số 04/CT-TTg trên địa bàn thành phố Hà Nội trong năm 2024 và các năm tiếp theo.

“Chạm để kết nối” chính quyền và người dân, doanh nghiêp
Người dân trải nghiệm ứng dụng của Hà Nội.

Trong đó, Thành phố ưu tiên công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe, cấp lý lịch tư pháp cho người dân trên ứng dụng VNeID. Theo đó, ứng dụng Hồ sơ Sức khoẻ điện tử trên VneID là nền tảng đưa mô hình khám chữa bệnh từ xa, bác sỹ gia đình vào thực tiễn. Mỗi người dân sẽ sử dụng một sổ khám sức khỏe duy nhất, trọn đời.

Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước phối hợp với Tập đoàn Viettel triển khai thử nghiệm Hồ sơ sức khỏe điện tử hiển thị trên ứng dụng VNeID, bứt phá trên hành trình chuyển đổi số trong ngành Y tế Thủ đô.

Đến nay, 1,73 triệu sổ sức khỏe của người dân Thủ đô được tạo lập, hiển thị công khai trên ứng dụng VNeID và tích hợp trên iHanoi phục vụ nhu cầu tra cứu; gần 3,5 triệu sổ sức khỏe người dân Thủ đô được làm sạch, sẵn sàng công khai trên ứng dụng VNeID và iHanoi. Bên cạnh đó, phiên bản web sẽ phục vụ ngành Y tế và các cơ sở khám chữa bệnh Hà Nội trong quản lý, khai thác và sử dụng trong khám chữa, bệnh.

Lợi ích, hiệu quả sẽ mang lại cho ngành Y tế của Thủ đô và mỗi người dân biết, tự quản lý thông tin sức khỏe của mình để chủ động phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe.

Cùng với đó, Hệ thống Thông tin phục vụ họp và Xử lý công việc (E-Cabinet) tích hợp với phòng họp thông minh sẽ sử dụng công nghệ hiện đại, tạo thuận lợi, kịp thời, hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành. Hệ thống tích hợp với mô hình phòng họp thông minh giúp mang lại nhiều tiện ích thông qua việc điều khiển, vận hành và quản lý phòng họp trở nên dễ dàng, nhanh chóng, thuận tiện.

UBND Thành phố dự kiến sẽ triển khai tới toàn bộ các cấp. Đồng thời tiếp tục tăng cường các tiện ích phục vụ tốt hơn cho công chức như tích hợp các nền tảng Công chức số và quản trị thực thi, giúp tạo một môi trường làm việc số của toàn bộ Thành phố.

Việc ra mắt các ứng dụng này được đánh giá là bước đi tiên phong của thành phố Hà Nội trong tiến trình chuyển đổi số, tạo phong cách làm việc mới, xây dựng thành phố xanh, thông minh, hiện đại, phát triển bao trùm và bền vững với quyết tâm xây dựng: “Xã hội số - xã hội niềm tin” với “Tư duy Thủ đô - hành động Hà Nội”.

P.Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đến 19h ngày 7/9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong, 3 người bị thương do bão Yagi

Đến 19h ngày 7/9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong, 3 người bị thương do bão Yagi

(LĐTĐ) Báo cáo nhanh từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai & Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) thành phố Hà Nội cho biết, tính đến 19h tối 7/9, trên địa bàn thành phố có thêm 1 người thiệt mạng do cây đổ trên đường Trần Duy Hưng.
Bão số 3 quần thảo Hà Nội, nhiều căn hộ chung cư  trần hỏng, nước tràn vào nhà

Bão số 3 quần thảo Hà Nội, nhiều căn hộ chung cư trần hỏng, nước tràn vào nhà

(LĐTĐ) Do ảnh hưởng của bão số 3, những cơn mưa lớn kéo dài ở Hà Nội trong ngày 7/9 gây nhiều khó khăn cho người dân. Nhiều cư dân ở chung cư cao tầng bị nước tạt, chảy vào nhà. Trên mạng xã hội, xuất hiện không ít cảnh người dân hì hục thấm nước, tát nước ra khỏi nhà. Một số căn hộ, toà nhà còn bị sập trần.
Bộ Công Thương chỉ đạo sớm cấp điện trở lại khu vực bị ảnh hưởng của bão số 3

Bộ Công Thương chỉ đạo sớm cấp điện trở lại khu vực bị ảnh hưởng của bão số 3

(LĐTĐ) Tối 7/9, Bộ Công Thương ngày đã có Công điện hỏa tốc số 6814/CĐ-BCT gửi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Công ty Vận hành hệ thống điện và thị trường điện Quốc gia (NSMO), Sở Công Thương các tỉnh, thành... về việc ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 (Yagi) để sớm cung cấp điện trở lại.
Ảnh hưởng bão số 3, Bắc Giang và Bắc Ninh mất điện trên diện rộng

Ảnh hưởng bão số 3, Bắc Giang và Bắc Ninh mất điện trên diện rộng

(LĐTĐ) Bão số 3 khiến 32 đường dây trung áp ở Bắc Giang gặp sự cố gây gián đoạn cung cấp điện cho hơn 300 nghìn khách hàng, chiếm khoảng 50% số khách hàng trên toàn tỉnh.
Bão số 3  gây thiệt hại nặng nề, đã có 4 người thiệt mạng, 78 người bị thương

Bão số 3 gây thiệt hại nặng nề, đã có 4 người thiệt mạng, 78 người bị thương

(LĐTĐ) Thông tin về thiệt hại sơ bộ do bão số 3 (bão Yagi), Cục Quản lý đê điều và phòng chống thiên tai cho biết, đến 17 giờ chiều nay, bão số 3 đã khiến 4 người thiệt mạng, 78 người bị thương. Trong số thiệt hại về người, Quảng Ninh có 3 người thiệt mạng và 58 người bị thương. Hải Dương có 1 người thiệt mạng và Hải Phòng có 20 người bị thương.
Lãnh đạo huyện Gia Lâm kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 3

Lãnh đạo huyện Gia Lâm kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 3

(LĐTĐ) Chiều 7/9, ông Nguyễn Việt Hà - Thành ủy viên, Bí thư Huyện ủy Gia Lâm đã có buổi kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 3 (Bão YAGI) tại một số xã thuộc huyện Gia Lâm.
Quận Nam Từ Liêm: 140 cây đổ, gãy cành và 4 nhà tốc mái

Quận Nam Từ Liêm: 140 cây đổ, gãy cành và 4 nhà tốc mái

(LĐTĐ) Cơn bão số 3 đã để lại những thiệt hại đáng kể trên địa bàn quận Nam Từ Liêm. Theo báo cáo cập nhật đến 15h30 chiều nay (7/9), mặc dù chưa ghi nhận điểm ngập úng nào, nhưng quận Nam Từ Liêm đã có 140 cây bị đổ, gãy cành, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan đô thị và tiềm ẩn nguy cơ về an toàn.

Tin khác

Lãnh đạo huyện Gia Lâm kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 3

Lãnh đạo huyện Gia Lâm kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 3

(LĐTĐ) Chiều 7/9, ông Nguyễn Việt Hà - Thành ủy viên, Bí thư Huyện ủy Gia Lâm đã có buổi kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 3 (Bão YAGI) tại một số xã thuộc huyện Gia Lâm.
Quận Nam Từ Liêm: 140 cây đổ, gãy cành và 4 nhà tốc mái

Quận Nam Từ Liêm: 140 cây đổ, gãy cành và 4 nhà tốc mái

(LĐTĐ) Cơn bão số 3 đã để lại những thiệt hại đáng kể trên địa bàn quận Nam Từ Liêm. Theo báo cáo cập nhật đến 15h30 chiều nay (7/9), mặc dù chưa ghi nhận điểm ngập úng nào, nhưng quận Nam Từ Liêm đã có 140 cây bị đổ, gãy cành, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan đô thị và tiềm ẩn nguy cơ về an toàn.
Quận Bắc Từ Liêm: 69 cây bị đổ, 30 người dân phải sơ tán do bão Yagi

Quận Bắc Từ Liêm: 69 cây bị đổ, 30 người dân phải sơ tán do bão Yagi

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) quận Bắc Từ Liêm, tính đến 17h ngày 7/9, trên địa bàn quận có 69 cây xanh gãy đổ; 3 nhà dân bị tốc mái, 1 téc nước bị đổ vào mái nhà bên cạnh, đổ 2 bức tường rào. Quận đã sơ tán 10 phòng trọ (30 người dân) đến nơi an toàn để tránh bão Yagi. Hiện, quận đang tích cực khắc phục thiệt hại do mưa bão gây ra.
Kịp thời thông tin rộng rãi để nhân dân chủ động phòng, tránh bão số 3

Kịp thời thông tin rộng rãi để nhân dân chủ động phòng, tránh bão số 3

(LĐTĐ) Theo báo cáo nhanh về công tác ứng phó khẩn cấp cơn bão số 3, tính đến 16h ngày 7/9, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Nội đã thông tin, tuyên truyền đậm nét về công tác ứng phó với cơn bão số 3 trên hệ thống thông tin cơ sở, trong đó tập trung vào các nội dung chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Thành phố ứng phó với bão số 3; hướng dẫn, cảnh báo người dân các các kỹ năng ứng phó trong cơn bão; thông tin đến người dân đảm bảo cung cấp hàng tiêu dùng thiết yếu…
Quận Đống Đa di chuyển người dân tại nhà riêng, chung cư nguy hiểm đến nơi tránh bão an toàn

Quận Đống Đa di chuyển người dân tại nhà riêng, chung cư nguy hiểm đến nơi tránh bão an toàn

(LĐTĐ) Trước diễn biến khó lường của bão số 3, ngày 7/9, quận Đống Đa đã tổ chức vận động, di chuyển người dân tại các nhà riêng, nhà chung cư nguy hiểm tới nơi kiên cố an toàn.
Hà Nội: Chủ động ứng phó bão số 3, đảm bảo an toàn cho nhân dân ở mức cao nhất

Hà Nội: Chủ động ứng phó bão số 3, đảm bảo an toàn cho nhân dân ở mức cao nhất

(LĐTĐ) Trước khi bão số 3 đổ bộ đất liền, thành phố Hà Nội đã thực hiện các biện pháp ứng phó với bão. Trong đó, di dời hơn 200 người dân khu vực nguy hiểm tránh bão; rà soát các khu vực nguy hiểm, xung yếu nhằm đảm bảo an toàn cho nhân dân ở mức cao nhất.
Quận Nam Từ Liêm: Chủ động ứng phó bão số 3, nỗ lực giảm thiểu thiệt hại

Quận Nam Từ Liêm: Chủ động ứng phó bão số 3, nỗ lực giảm thiểu thiệt hại

(LĐTĐ) Trong hai ngày 6 và 7/9, cơn bão số 3 đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến Hà Nội. Tại quận Nam Từ Liêm, chính quyền quận đã nhanh chóng triển khai hàng loạt biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả và hỗ trợ kịp thời cho người dân bị ảnh hưởng.
Chủ động ứng phó với các tình huống xảy ra trong sản xuất và chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản

Chủ động ứng phó với các tình huống xảy ra trong sản xuất và chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản

(LĐTĐ) Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3, Ban Thường vụ Hội Nông dân thành phố Hà Nội đã tích cực triển khai các biện pháp ứng phó nhằm đảm bảo an toàn cho người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Quận Tây Hồ di dời 14 hộ dân ra khỏi chung cư nguy hiểm cấp D

Quận Tây Hồ di dời 14 hộ dân ra khỏi chung cư nguy hiểm cấp D

(LĐTĐ) Chiều ngày 7/9, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ Nguyễn Đình Khuyến và đơn vị chức năng, phường Thụy Khuê đã có mặt tại khu tập thể P16A phố Thụy Khuê - công trình nguy hiểm cấp D để vận động người dân di chuyển đến nơi an toàn trước những diễn biến phức tạp của bão số 3.
Huyện Gia Lâm chủ động triển khai các phương án ứng phó bão số 3

Huyện Gia Lâm chủ động triển khai các phương án ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3, huyện Gia Lâm đã, đang và sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ các bản tin, dự báo, cảnh báo thiên tai, diễn biến tình hình thời tiết để thông báo, hướng dẫn kịp thời, thường xuyên cho các xã, thị trấn và nhân dân chủ động phòng tránh.
Xem thêm
Phiên bản di động