Hà Nội: Phát triển thị trường lao động theo hướng bền vững

(LĐTĐ) Những năm vừa qua, thị trường lao động ở Hà Nội phát triển khá nhanh nhưng vẫn chưa thực sự chắc chắn. Nhằm tạo việc làm tốt hơn cho người lao động, các cơ quan, đơn vị, địa phương của thành phố Hà Nội đã, đang tập trung xây dựng, phát triển thị trường lao động theo hướng toàn diện, bền vững.
Hỗ trợ người thất nghiệp trở lại thị trường lao động Nỗ lực giải quyết việc làm trong bối cảnh dịch bệnh Cơ hội rộng mở với học sinh trường nghề

Thiếu nguồn nhân lực có kỹ năng

Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội, giai đoạn 2015-2020, trung bình mỗi năm, toàn Thành phố tuyển sinh, đào tạo nghề cho hơn 202.000 lượt người, đạt 132% so với kế hoạch. Nhờ đó, đã góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 53,14% vào năm 2015 lên 70,25% vào năm 2020.

Cũng trong giai đoạn 2015-2020, mỗi năm Hà Nội giải quyết việc làm mới cho hơn 154.000 lao động, vượt kế hoạch đề ra. Trong 6 tháng đầu năm 2021, dù gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, toàn Thành phố vẫn giải quyết được việc làm cho trên 96.000 người, đạt 60,5% kế hoạch, tăng 20,1% so cùng kỳ năm 2020.

Hà Nội: Phát triển thị trường lao động theo hướng bền vững
Sinh viên thực hành nghề công nghệ ô tô tại Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, theo ông Tạ Văn Thảo, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, thị trường lao động hiện phát triển chưa thật sự bền vững. Thực tế, trong số lao động qua đào tạo ở Hà Nội, tỷ lệ lao động có bằng, chứng chỉ mới đạt 48%. Nguồn nhân lực sẵn sàng cung ứng cho thị trường chủ yếu là lao động phổ thông và đang rất thiếu nguồn nhân lực có kỹ năng, nhất là ở một số ngành nghề như công nghệ thông tin, tự động hóa, điện tử, cơ điện tử...

Anh Nguyễn Thế Trung (tổ dân phố số 1, thị trấn Chi Đông, huyện Mê Linh) chia sẻ: “Hiện nay có rất nhiều cơ hội nhưng không phải ai cũng tìm được việc làm tốt bởi yêu cầu của doanh nghiệp ngày càng cao. Như cá nhân tôi được đào tạo nghề điện tử nhưng do yếu kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ nên để tìm được việc làm ưng ý không phải dễ...”.

Một vấn đề đáng quan tâm khác là do ảnh hưởng của dịch Covid-19, một bộ phận không nhỏ người lao động ở Thủ đô bị mất việc. Làm cho một doanh nghiệp du lịch nhưng hiện phải tạm nghỉ việc, chị Nguyễn Thị Nụ (Khu đô thị Việt Hưng, quận Long Biên) chia sẻ: "Bạn bè cũng giới thiệu một số cơ hội công việc nhưng tôi không nắm bắt được vì thiếu một số kỹ năng phù hợp. Qua đây tôi rút ra bài học, mỗi người lao động cần hoàn thiện kỹ năng cũng như tri thức để có thể ứng phó một cách chủ động khi thị trường lao động gặp khó khăn".

Trao đổi về vấn đề này, ông Đào Quang Vinh, chuyên gia của Viện Khoa học lao động và xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho rằng, vấn đề cốt lõi của việc xây dựng thị trường lao động phát triển bền vững là phải tạo ra nguồn nhân lực có năng lực, trình độ để dễ dàng tiếp cận việc làm ổn định và tốt hơn.

Theo sát nhu cầu thị trường lao động

Để hướng đến một thị trường lao động phát triển bền vững, gần đây, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 142/KH-UBND về thực hiện “Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động thành phố Hà Nội đến năm 2030”. Theo đó, Thành phố đặt mục tiêu tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75-80%, trong đó lao động qua đào tạo nghề có bằng cấp, chứng chỉ đạt 55-60% vào năm 2025 và đạt trên 60% vào năm 2030 (mỗi năm đào tạo nghề cho 230.000 lượt người; giải quyết việc làm cho ít nhất 160.000 người); tỷ lệ lao động có kỹ năng công nghệ thông tin đạt 80% vào năm 2025 và 90% vào năm 2030...

Hiện thực hóa các mục tiêu nói trên, Thành phố đưa ra giải pháp trọng tâm là hỗ trợ phát triển cung - cầu lao động và hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động... Trong đó, các đơn vị, địa phương của thành phố phải tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho người lao động theo sát nhu cầu của thị trường việc làm.

Ông Lê Minh Thảo, Trưởng phòng Dạy nghề (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội) cho biết, hệ thống giáo dục nghề nghiệp ở Thủ đô đang gắn kết với gần 600 doanh nghiệp để tuyển sinh, đào tạo nghề, bảo đảm người học sẽ có việc làm sau khi tốt nghiệp. Chẳng hạn, Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội đã phối hợp với Hiệp hội Thang máy Việt Nam và một số đơn vị liên quan thành lập Trung tâm Đào tạo ngành kỹ thuật thang máy.

Theo ông Nguyễn Hải Đức, Chủ tịch Hiệp hội Thang máy Việt Nam, "cái bắt tay" giữa nhà trường với doanh nghiệp để đào tạo nhân lực cho ngành kỹ thuật thang máy sẽ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong tương lai gần. Trong khi đó, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Đông Anh Nguyễn Thị Tám thông tin, thông qua việc triển khai đề án “Đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động huyện Đông Anh giai đoạn 2020-2025”, huyện sẽ thường xuyên điều tra, cập nhật thông tin để việc đào tạo nguồn nhân lực bám sát thị trường việc làm, đặc biệt quan tâm đến những ngành nghề đáp ứng yêu cầu phát triển của huyện và Thủ đô.

Ngoài những cách làm kể trên, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội Bạch Liên Hương cho biết, Thành phố cũng chú trọng đến bảo đảm môi trường làm việc an toàn cho người lao động bằng việc nâng cao tỷ lệ người lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tăng cường hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên; tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ tư vấn, giới thiệu việc làm...

Đặc biệt, đến năm 2025, Thành phố sẽ hoàn thành việc ứng dụng các phần mềm, hệ thống kết nối, chia sẻ tích hợp dữ liệu và thực hiện chuyển đổi, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu quốc gia về lao động... Đây chính là những yếu tố nền tảng để phát triển thị trường lao động một cách toàn diện, bền vững, giúp người lao động có nhiều cơ hội tốt hơn, góp phần bảo đảm an sinh xã hội./.

P.Diệp- M. Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cứu sống bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng do hoại tử ruột

Cứu sống bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng do hoại tử ruột

(LĐTĐ) Bệnh viện Đa khoa Hà Đông vừa phẫu thuật thành công cho nam bệnh nhân N.V.Đ (74 tuổi, ở Hà Nội) bị sốc nhiễm trùng do hoại tử ruột.
Cách nào để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô?

Cách nào để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô?

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) là một bước tiến lớn trong công cuộc hoàn thiện thể chế về xây dựng, phát triển Thủ đô trong bối cảnh mới. Trong đó, các chính sách về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đã được đề cập một cách rõ nét, thể hiện tầm quan trọng trong chiến lược về con người. Tuy nhiên, làm thế nào để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô, giữ chân người tài là vấn đề “nóng” cần được bàn thảo và quan tâm thấu đáo.
Gặp “Vua phá lưới” Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX

Gặp “Vua phá lưới” Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX

(LĐTĐ) Sáng 25/4, tại Lễ bế mạc Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX năm 2024, Ban Tổ chức đã tặng Bằng khen và trao giải cho các tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc nhất. Trong đó, Giải Cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất thuộc về anh Nguyễn Văn Thể, giáo viên Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Tây Hồ, thuộc Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm với 7 bàn thắng.
Công đoàn các cấp huyện Mỹ Đức thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm

Công đoàn các cấp huyện Mỹ Đức thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm

(LĐTĐ) Trong thời gian tới, các cấp Công đoàn huyện Mỹ Đức sẽ tiếp tục tập trung thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề

Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề

(LĐTĐ) Dự kiến trong tháng 5/2024, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội sẽ tổ chức hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố.
Không để nảy sinh tâm tư, thiệt thòi đối với đội ngũ cán bộ dôi dư

Không để nảy sinh tâm tư, thiệt thòi đối với đội ngũ cán bộ dôi dư

(LĐTĐ) Về công tác cán bộ sau sắp xếp đơn vị hành chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu thực hiện, vận dụng theo nguyên tắc lắng nghe, đáp ứng nguyện vọng về công việc theo quy định, không để nảy sinh tâm tư, thiệt thòi đối với đội ngũ cán bộ dôi dư.
Gia Lâm: Nhiều hoạt động thiết thực hướng về người lao động trong Tháng Công nhân

Gia Lâm: Nhiều hoạt động thiết thực hướng về người lao động trong Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm đề nghị các cấp Công đoàn huyện dồn sức, hợp lực tập trung tổ chức các hoạt động thiết thực, hiệu quả hướng về cơ sở, người lao động để Tháng Công nhân thực sự trở thành ngày hội của công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện.

Tin khác

Gần 2.400 chỉ tiêu tại phiên giao dịch việc làm huyện Thạch Thất năm 2024

Gần 2.400 chỉ tiêu tại phiên giao dịch việc làm huyện Thạch Thất năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 26/4/2024, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội sẽ phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Thạch Thất tổ chức Phiên giao dịch và tư vấn việc làm năm 2024.
Quan tâm hỗ trợ, tạo việc làm cho người khuyết tật

Quan tâm hỗ trợ, tạo việc làm cho người khuyết tật

(LĐTĐ) Trong bối cảnh suy thoái kinh tế, người lao động (NLĐ) bình thường cũng khó khăn khi tìm kiếm việc làm thì cơ hội việc làm đối với người khuyết tật (NKT) càng hạn chế hơn. Trước bối cảnh này, các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã tăng cường nhiều biện pháp nhằm mang tới cơ hội việc làm cho NKT, giúp họ tự tin tạo dựng cuộc sống, khẳng định bản thân, hòa nhập cộng đồng và đóng góp tích cực cho xã hội.
Khi nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay”: Cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên

Khi nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay”: Cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên

(LĐTĐ) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội (HCCT) đã tổ chức thành công “Ngày hội việc làm và Hợp tác doanh nghiệp” năm 2024 với sự tham gia của Ban Giám hiệu, đại diện các doanh nghiệp, đối tác và gần 200 học sinh - sinh viên của Nhà trường.
Cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ tiếp cận với thị trường lao động

Cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ tiếp cận với thị trường lao động

(LĐTĐ) Với 742 chỉ tiêu tuyển dụng, chiếm 39,8% tổng chỉ tiêu tuyển dụng, Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024 thực sự là cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ trên địa bàn huyện Mê Linh và các vùng lân cận tiếp cận với thị trường lao động.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024

(LĐTĐ) Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024 dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 18/5 tại Trường Trung học cơ sở Phan Chu Trinh (phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình) với sự tham gia của người lao động, học sinh, sinh viên, quân nhân xuất ngũ hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương.
Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam

Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 17/4, tại Đại học Bách khoa Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Định hướng nghiên cứu Khoa học và Công nghệ và phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam”.
Bị tấn công mạng: Có hơn 90% là từ vận hành, con người

Bị tấn công mạng: Có hơn 90% là từ vận hành, con người

(LĐTĐ) Về sự cố bị tấn công mạng của hàng loạt công ty chứng khoán, tài chính vừa qua, một số chuyên gia cho rằng, chúng ta nói nhiều về công nghệ đầu tư, nhưng yếu tố con người - nguồn nhân lực cho vấn đề bảo mật lại chưa tương xứng.
Thị trường lao động: Tuyển dụng tăng mạnh, hứa hẹn lương hấp dẫn

Thị trường lao động: Tuyển dụng tăng mạnh, hứa hẹn lương hấp dẫn

(LĐTĐ) Xu hướng tuyển dụng lao động đang có sự thay đổi, các lĩnh vực, ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng lao động rất đa dạng như thương mại điện tử, dệt may, xây dựng, bất động sản, văn phòng. Đặc biệt, một số nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng lớn như: Bán buôn bán lẻ, công nghiệp chế biến, chế tạo, vận tải - logistic, dịch vụ nhà hàng khách sạn, du lịch.
Nâng cao hiệu quả kết nối cung - cầu lao động

Nâng cao hiệu quả kết nối cung - cầu lao động

(LĐTĐ) Ngày 13/4, tại phố đi bộ Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội đã diễn ra Phiên giao dịch và tư vấn việc làm quận Hai Bà Trưng năm 2024, thu hút sự tham gia của 57 đơn vị, doanh nghiệp với tổng số 3.943 chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển sinh và xuất khẩu lao động.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật

(LĐTĐ) Ngày 16/4/2024, tại Sàn giao dịch việc làm Hà Nội, sẽ diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật.
Xem thêm
Phiên bản di động