Hà Nội phải tập trung giải quyết ngay ô nhiễm môi trường và ùn tắc giao thông

(LĐTĐ) Tại cuộc làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, sáng 27/11, Tổng Bí thư Tô Lâm mong muốn Hà Nội phải bứt phá, chuẩn bị tâm thế để bước vào kỷ nguyên vươn mình. Muốn vậy, Thành phố cần phải tập trung giải quyết ngay ô nhiễm môi trường và ùn tắc giao thông.
Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô Hà Nội - Bắc Kinh: Hợp tác hữu nghị đưa phong trào công nhân và hoạt động Công đoàn phát triển Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội

Phát biểu mở đầu buổi làm việc, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, Hà Nội là Đảng bộ trọng điểm, là một trong những Đảng bộ gương mẫu đi đầu trong triển khai thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của Trung ương. Hà Nội cũng là một cực tăng trưởng kinh tế của khu vực và cả nước, dẫn dắt cả nước.

Hà Nội phải tập trung giải quyết ngay ô nhiễm môi trường và ùn tắc giao thông
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại buổi làm việc.

Hiện nay, cả nước đang chuẩn bị tiến tới đại hội đảng các cấp. Trung ương cũng đã thống nhất cao phải nỗ lực gấp nhiều lần, phải chuẩn bị một tâm thế mới để đưa đất nước phát triển vượt bậc, bước vào kỷ nguyên vươn mình. Trung ương cũng nhấn mạnh đến việc phải chống lãng phí. Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XV sắp kết thúc, có rất nhiều Luật, Nghị quyết mới, chính sách mới được ban hành…

Vì vậy, Tổng Bí thư mong muốn, qua buổi làm việc với thành phố Hà Nội để xem các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Quốc hội được triển khai vào thực tiễn ra sao; các địa phương đang gặp những khó khăn, vướng mắc gì cần tháo gỡ.

Với mong muốn Hà Nội phải bứt phá, đáp ứng kỳ vọng của Trung ương và nhân dân, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng, Thành phố đang có rất nhiều việc phải làm, nhưng có hai việc quan trọng cần phải tập trung là giải quyết ô nhiễm môi trường và ùn tắc giao thông… Trong đó, Tổng Bí thư Tô Lâm bày tỏ sự quan tâm đặc biệt đến việc xử lý ô nhiễm sông Tô Lịch rồi sau đó đến các dòng sông nội đô khác.

Thay mặt Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội báo cáo tại buổi làm việc, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho biết, trong năm 2024, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng tiếp tục được Đảng bộ Hà Nội quan tâm đẩy mạnh, thực hiện có hiệu quả.

Hà Nội phải tập trung giải quyết ngay ô nhiễm môi trường và ùn tắc giao thông
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong báo cáo tại buổi làm việc.

Phương thức lãnh đạo của Thành ủy và các cấp ủy có nhiều đổi mới, có trọng tâm, trọng điểm, tập trung những việc lớn, việc khó, phức tạp. Hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền được tăng cường, có chuyển biến tích cực. Nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội được đổi mới.

Đảng bộ thành phố Hà Nội tiếp tục là đơn vị gương mẫu đi đầu trong việc đổi mới, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy hệ thống chính trị theo các Nghị quyết của Trung ương. Công tác xây dựng thể chế, chính sách được tăng cường, với kết quả nổi bật trong năm 2024 là đã hoàn thành xây dựng thể chế, chính sách tạo lập không gian phát triển mới với tầm nhìn dài hạn cho phát triển Thủ đô, đó là: Luật Thủ đô (sửa đổi); Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050; Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Về phát triển kinh tế - xã hội, đến nay, các nhiệm vụ đề ra cho năm 2024 cơ bản đã hoàn thành, trong đó dự kiến hoàn thành 20/24 chỉ tiêu, với 6 chỉ tiêu vượt kế hoạch...

Về công tác chống lãng phí, căn cứ chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư về chống lãng phí, Hà Nội đã thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí do Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh làm Trưởng Ban…

Hà Nội phải tập trung giải quyết ngay ô nhiễm môi trường và ùn tắc giao thông
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh báo cáo tại buổi làm việc.

Về một số nhiệm vụ được cử tri Thủ đô quan tâm, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong chỉ ra nhiều đầu mục công việc cần tập trung quyết liệt trong thời gian tới như: Xử lý các vấn đề môi trường; các nhiệm vụ về đầu tư phát triển hạ tầng giao thông và xây dựng các công trình khu vực Hồ Tây; tích cực triển khai Quy hoạch phát triển hai bên bờ sông Hồng; hướng tới phát triển dự án tuyến đường sắt đô thị số 5 (Văn Cao - Láng - Hòa Lạc)...

Hà Nội cũng đề nghị Trung ương quan tâm chỉ đạo các bộ, ngành cùng với Thành phố sớm tập trung triển khai phát triển 02 thành phố thuộc Thủ đô trong thời gian tới...

Tại buổi làm việc, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã báo cáo làm rõ hơn hai vấn đề mà Tổng Bí thư Tô Lâm quan tâm là giải quyết ô nhiễm môi trường và phát triển hạ tầng giao thông để giảm ùn tắc.

Trong đó, về thu gom, xử lý nước thải, lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội cho biết, Thành phố đã quan tâm quyết liệt chỉ đạo vấn đề xử lý ô nhiễm nước thải. Đến nay, thành phố đã có 6 nhà máy/trạm xử lý nước thải tập trung theo Quy hoạch thoát nước Thủ đô được đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành, chủ yếu tập trung tại vùng đô thị trung tâm phía Nam sông Hồng - lưu vực sông Tô Lịch và một phần lưu vực Tả Nhuệ với tổng công suất xử lý là 314.300 m3/ngày đêm; đạt tỷ lệ 30,9% nước thải được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

Hà Nội phải tập trung giải quyết ngay ô nhiễm môi trường và ùn tắc giao thông
Quang cảnh buổi làm việc.

Tháng 12/2024, Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá sẽ đi vào vận hành chạy thử với công suất 100.000 m3/ngày đêm, nâng tỷ lệ lên 40%; dự kiến năm 2025, khi dự án hoàn thành toàn bộ (công suất 270.000 m3/ngđ) sẽ đạt 50% (hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đề ra).

Đặc biệt, Hà Nội đang chỉ đạo, hoàn thiện, phê duyệt Đề án “Phục hồi chất lượng môi trường và phát triển hệ thống 04 sông nội đô: Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét” trong tháng 1/2024. Trên cơ sở thu gom triệt để nước thải xả vào sông Tô Lịch, vận hành tốt hệ thống Xử lý nước thải Yên Xá, đầu tư cải tạo, nâng cấp cảnh quan dọc 2 bờ sông, dự kiến trong năm 2025, môi trường, cảnh quan sông Tô Lịch sẽ chuyển biến tích cực, phục vụ hiệu quả nhân dân Thủ đô.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội quyết tâm tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ các cấp

Hà Nội quyết tâm tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ các cấp

(LĐTĐ) Thành ủy Hà Nội chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức Đảng sát sao chuẩn bị các nội dung đại hội, nhất là văn kiện đại hội; đồng thời làm tốt công tác chuẩn bị cấp ủy khóa tới, nhân sự cấp ủy thực sự là tinh hoa, hội đủ các tiêu chuẩn theo quy định, sẵn sàng cống hiến vì Thành phố, quê hương, đất nước.
Sớm tháo gỡ mọi vướng mắc cho Hà Nội phát triển xứng tầm

Sớm tháo gỡ mọi vướng mắc cho Hà Nội phát triển xứng tầm

(LĐTĐ) Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị, Chính phủ, các bộ, ngành tập trung tháo gỡ sớm nhất mọi vướng mắc của Thủ đô trong các lĩnh vực: Quy hoạch, đất đai, môi trường… để Hà Nội phát huy cao nhất những tiềm năng vốn có, phát triển xứng tầm với vai trò, vị thế của Thủ đô.
Xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh

Xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh

(LĐTĐ) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) đã mở rộng phạm vi hưởng BHYT với hình thức khám bệnh, chữa bệnh từ xa; hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh từ xa; khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình; khám bệnh, chữa bệnh tại nhà.
Nghiệm thu toàn bộ tuyến metro số 1 trong tháng 12/2024

Nghiệm thu toàn bộ tuyến metro số 1 trong tháng 12/2024

(LĐTĐ) Khối lượng thi công hiện trường tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) đã đạt 100%, trong tháng 12/2024 Hội đồng kiểm tra, nghiệm thu nhà nước sẽ thực hiện nghiệm thu toàn bộ dự án.
Tổng Công hội Bắc Kinh thăm và làm việc tại Công ty TNHH đồ chơi Chee Wah Việt Nam

Tổng Công hội Bắc Kinh thăm và làm việc tại Công ty TNHH đồ chơi Chee Wah Việt Nam

(LĐTĐ) Trong chuyến thăm và làm việc với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, vừa qua, Đoàn công tác của Tổng Công hội Bắc Kinh (Trung Quốc) đã đến thăm và tìm hiểu thực tế hoạt động Công đoàn tại Công ty TNHH đồ chơi Chee Wah Việt Nam thuộc Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội.
Tổ chức các phong trào thi đua chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp

Tổ chức các phong trào thi đua chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội yêu cầu đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước trên tất cả lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, thi đua quyết tâm cao nhất hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và kế hoạch 5 năm (2020-2025) theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVII.
985 học sinh được xét nghiệm miễn phí sàng lọc bệnh Thalassemia

985 học sinh được xét nghiệm miễn phí sàng lọc bệnh Thalassemia

(LĐTĐ) Ngày 26/11, Trung tâm Y tế huyện Thạch Thất phối hợp với Chi cục Dân số Hà Nội, Công ty TNHH Medlatec Việt Nam tổ chức xét nghiệm sàng lọc bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) cho 985 học sinh từ lớp 10 đến lớp 12 Trường Trung học phổ thông Thạch Thất.

Tin khác

Xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh

Xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh

(LĐTĐ) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) đã mở rộng phạm vi hưởng BHYT với hình thức khám bệnh, chữa bệnh từ xa; hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh từ xa; khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình; khám bệnh, chữa bệnh tại nhà.
Quốc hội thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi)

(LĐTĐ) Luật Công đoàn (sửa đổi) vẫn quy định kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp... đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.
Quốc hội thông qua Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn

Quốc hội thông qua Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn

(LĐTĐ) Với 455/456 đại biểu có mặt tán thành, ngày 26/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn.
Quy định lại thẩm quyền công chứng giao dịch bất động sản

Quy định lại thẩm quyền công chứng giao dịch bất động sản

(LĐTĐ) Chiều 26/11, tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, với 450/453 đại biểu Quốc hội có mặt tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Công chứng (sửa đổi). Một trong những nội dung đáng chú ý liên quan đến thẩm quyền công chứng giao dịch về bất động sản.
Doanh thu từ 200 triệu đồng/năm trở lên phải đóng thuế VAT

Doanh thu từ 200 triệu đồng/năm trở lên phải đóng thuế VAT

(LĐTĐ) Với 407/451 đại biểu Quốc hội có mặt tán thành, chiều 26/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi).
Đại biểu Quốc hội: Cần hành động quyết liệt để bảo vệ trẻ em trước quảng cáo

Đại biểu Quốc hội: Cần hành động quyết liệt để bảo vệ trẻ em trước quảng cáo

(LĐTĐ) Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, chiều 25/11, các đại biểu cho biết, trẻ em đang ngày càng phải đối mặt với những hình thức quảng cáo tinh vi, đòi hỏi cần có những quy định pháp luật cụ thể để bảo vệ quyền lợi của các em.
Quốc hội xem xét công tác nhân sự và thông qua nhiều nội dung quan trọng

Quốc hội xem xét công tác nhân sự và thông qua nhiều nội dung quan trọng

(LĐTĐ) Tuần làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 8 (từ ngày 25-30/11), Quốc hội sẽ xem xét công tác nhân sự theo thẩm quyền và thông qua nhiều luật, nghị quyết quan trọng, trong đó có chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.
Xem thêm
Phiên bản di động