Hà Nội: Nhiều đơn vị, địa phương giải ngân 0 đồng

(LĐTĐ) Dù đã cuối tháng 6/2022, nhưng một số quận, huyện, thị xã có kết quả giải ngân rất thấp và thấp. Đáng chú ý, có nhiều đơn vị, địa phương chưa giải ngân được đồng nào trong kế hoạch đầu tư công.
Đưa văn hóa là động lực phát triển bền vững Nâng cao số lượng và chất lượng tổ chức Đảng trong doanh nghiệp Tháo gỡ vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ xây dựng các cụm công nghiệp

Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội gửi tới Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội, về Kết quả giải ngân kế hoạch đầu tư công 6 tháng đầu năm, giải pháp và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2022, đến ngày 16/6, toàn Thành phố giải ngân được 8.883,168 tỷ đồng, đạt 17,4% kế hoạch; ước 6 tháng đạt 10.215 tỷ đồng, đạt 20,0% dự toán, bằng tỷ lệ giải ngân cùng kỳ năm trước.

Hà Nội: Nhiều đơn vị, địa phương đạt kết quả giải ngân 0 đồng
Kết quả giải ngân của Ban quản lý dự án Đường sắt đô thị Hà Nội đạt 9% kế hoạch. (Ảnh minh họa)

Kết quả giải ngân vốn đầu tư công cấp Thành phố đến nay là 3.375,205 tỷ đồng, đạt 14,5% kế hoạch.

Trong đó lĩnh vực văn hoá đạt cao nhất, với 238/493 tỷ đồng (48,3% kế hoạch); các lĩnh vực hạ tầng tái định cư, toà án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân đứng thứ 2 (31,3% kế hoạch); lĩnh vực giáo dục đào tạo và giáo dục dạy nghề đứng thứ 3 (19,7% kế hoạch).

Còn lĩnh vực giao thông, lĩnh vực y tế, dân số và gia đình chỉ đạt từ 10 - 12% kế hoạch; nhiều lĩnh vực đạt dưới 10%. Đáng chú ý, lĩnh vực môi trường chỉ đạt 1%; lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật cấp, thoát nước chỉ đạt 1/272 tỷ đồng, đạt 0,4% kế hoạch.

Đáng chú ý, lĩnh vực thể dục, thể thao chưa giải ngân đồng nào, dù được giao kế hoạch 18 tỷ đồng; lĩnh vực phát thanh, truyền hình cũng chưa giải ngân đồng nào trong số 28,5 tỷ đồng theo kế hoạch.

Theo Báo cáo của UBND Thành phố, kết quả giải ngân vốn đầu tư công cấp huyện đạt 5.738,287 tỷ đồng, đạt 23,03% kế hoạch Thành phố giao.

Kết quả thống kê theo đầu mối các đơn vị, Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình dân dụng đạt 37% kế hoạch; Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông đạt 24,9% kế hoạch; Ban quản lý dự án Đường sắt đô thị Hà Nội đạt 9% kế hoạch; Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp đạt 3,4% kế hoạch; Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn đạt 2,9% kế hoạch; Bảo tàng Hà Nội đạt 0,1% (137 triệu đồng).

Theo báo cáo, nhiều đơn vị chưa giải ngân đồng nào, gồm: Sở Tài nguyên và Môi trường; Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội; Đài Phát thanh Truyền hình Hà Nội, Cục Hậu cần Bộ Công an.

Đối với 30 quận, huyện, thị xã, kế hoạch vốn là 30.252,003 tỷ đồng; một số quận, huyện có kết quả giải ngân tốt là Ba Đình, Long Biên, Tây Hồ, Mỹ Đức, Đan Phượng. Bên cạnh đó, nhiều quận, huyện, thị xã có kết quả giải ngân rất thấp và thấp. 15 đơn vị giải ngân thấp hơn mức bình quân chung của toàn Thành phố.

Đáng chú ý, một số quận, huyện có tỷ lệ giải ngân các dự án cấp Thành phố rất thấp: Mỹ Đức, Mê Linh, Ứng Hoà, Thường Tín, Thạch Thất đều ở 0%. Thanh Oai (0,1%), Hoàng Mai (0,5%), Sóc Sơn (1,7%), Phú Xuyên (2,2%), Hai Bà Trưng (2,9%), Ba Vì (3,2%), Nam Từ Liêm (4%), Hoài Đức (5%), Quốc Oai (6,3%), Ba Vì (6,3%), Đông Anh (7,1%), Phúc Thọ (7,8%).

Ngoài ra, có những quận, huyện tỷ lệ giải ngân các dự án cấp huyện thì cao nhưng tỷ lệ giải ngân các dự án cấp Thành phố thì rất thấp. Như Mỹ Đức, giải ngân dự án cấp huyện là 36,3% nhưng chưa giải ngân đồng nào các dự án cấp thành phố; Mê Linh giải ngân dự án cấp huyện là 38,1%, nhưng cũng chưa giải ngân dự án cấp thành phố; Thanh Oai giải ngân dự án cấp huyện đạt tới 42,2%, nhưng dự án cấp thành phố chỉ giải ngân được 0,1%.

Hà Nội: Nhiều đơn vị, địa phương đạt kết quả giải ngân 0 đồng
Giải ngân đạt kết quả thấp là do những khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng. (Ảnh minh họa)

Báo cáo của UBND thành phố Hà Nội nêu rõ: “Kết quả giải ngân thấp, dự án chậm triển khai ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn, đến việc thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII”.

Nguyên nhân được chỉ ra là do những khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, nhất là các dự án giao thông. Bên cạnh đó, còn nhiều tồn tại, vướng mắc liên quan đến các thủ tục hành chính, sự phối hợp giữa các đơn vị, địa phương…; việc đánh giá tình hình thực hiện của một số đơn vị đối với một số dự án không sát với khả năng thực hiện…

Xác định thúc đẩy giải ngân Kế hoạch đầu tư công năm 2022 là nhiệm vụ quan trọng để phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, trong bối cảnh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, trong thời gian tới, thành phố Hà Nội sẽ tăng cường chỉ đạo nội dung này và công khai kết quả giải ngân hàng tháng, hàng quý trên Cổng thông tin điện tử Thành phố. Đồng thời tăng cường đôn đốc, triển khai hiệu quả các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Bên cạnh đó, UBND thành phố Hà Nội cũng yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã phải nỗ lực triển khai đẩy nhanh tiến độ dự án và nâng cao tỷ lệ giải ngân khi được Thành phố phân cấp và giao nhiệm vụ làm chủ đầu tư các dự án nhiệm vụ chi cấp Thành phố.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện

EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện

(LĐTĐ) Liên quan đến những cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực và yêu cầu thanh toán tiền điện bằng cách chuyển khoản vào tài khoản cá nhân, Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) khẳng định, tuyệt đối không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện.
Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội

Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội

(LĐTĐ) Với nhiều điểm mới và tiến bộ, Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025 được đánh giá là hành lang pháp lý quan trọng để Hà Nội trở thành đầu tàu phát triển của cả nước. Đáng chú ý, để thu hút đầu tư xã hội, Luật quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù khác với pháp luật hiện hành.
Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai

Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai

(LĐTĐ) Ngày 4/11, huyện Thanh Oai tổ chức lễ khởi công Cụm công nghiệp Thanh Văn - Tân Ước. Đây là cụm đa ngành nghề, nhằm mục tiêu thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, sản xuất sạch; kéo giãn các hộ, doanh nghiệp, cơ sở đang sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề, khu dân cư, giải quyết tình trạng gây ô nhiễm môi trường.
Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI

Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI

(LĐTĐ) Giải Bóng bàn tranh Cúp Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI năm 2024 sẽ chính thức khởi tranh vào ngày 7/11, tại Nhà thi đấu Hà Nội (số 12 phố Trịnh Hoài Đức, quận Đống Đa, Hà Nội). Đáng chú ý, sẽ có 68 đơn vị với gần 400 tay vợt chuyên nghiệp và nghiệp dư tranh tài ở 12 nội dung thi đấu. Cơ cấu giải thưởng của lần tranh tài này cũng được tăng cao hơn so với các mùa giải trước.
Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc

Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc

(LĐTĐ) Nhờ triển khai nhiều chủ trương, giải pháp phù hợp, đúng đắn, nên mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, nhất là những ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, bão lũ, nhưng bức tranh tổng thể kinh tế - xã hội của huyện Thanh Trì vẫn tiếp tục khởi sắc.
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng tặng cán bộ tiền khởi nghĩa

Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng tặng cán bộ tiền khởi nghĩa

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 107 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917 - 17/11/2024), ngày 4/11, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài, đã đến nhà riêng để trao tặng đồng chí Đoàn Duy Thành (Đảng bộ quận Ba Đình) và đồng chí Trần Giang (Đảng bộ quận Đống Đa) Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng.
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với 5 dự án đầu tư kéo dài, chậm triển khai

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với 5 dự án đầu tư kéo dài, chậm triển khai

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các sở, ngành, quận, huyện, thực hiện một số nhiệm vụ để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với 5 dự án đầu tư đã kéo dài, chậm triển khai.
Phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng nông nghiệp sinh thái, bền vững

Phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng nông nghiệp sinh thái, bền vững

(LĐTĐ) Luật Thủ đô 2024 đã thực sự mang đến những cơ chế chính sách đặc thù vượt trội cho Hà Nội, kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong thực tiễn, đặt nền móng quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, Quy định phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn là điều mới so với Luật Thủ đô năm 2012.
Xem thêm
Phiên bản di động