Hà Nội: Kỳ thú ngôi đền Cẩu Nhi trên đảo nhỏ trong hồ Trúc Bạch

Tọa lạc ở giữa một hòn đảo nhỏ trên hồ Trúc Bạch (hồ nước nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội), đền Cẩu Nhi gắn với sự tích vua Lý Công Uẩn lên ngôi và dời đô về Thăng Long qua lời kể của dân gian là cả một sự tích đầy bất ngờ, ly kỳ và thú vị.
ha noi ky thu ngoi den cau nhi tren dao nho trong ho truc bach Cận cảnh ngôi đền mới được phục dựng trên mặt hồ Trúc Bạch
ha noi ky thu ngoi den cau nhi tren dao nho trong ho truc bach Điểm đến khi thăm quan Hồ Tây - Hồ Trúc Bạch

Hiện nay, đền Cẩu Nhi đã được phục dựng trở nên khang trang, thơ mộng hơn và được nhiều người ghé thăm, đặc biệt là vào những ngày Rằm, mùng Một, lễ Tết để cầu sức khỏe, may mắn, bình an...

Nhân dịp Xuân Mậu Tuất 2018, chúng tôi xin gửi tới quý độc giả một số thông tin về ngôi đền thờ linh vật chó đá đặc biệt này.

ha noi ky thu ngoi den cau nhi tren dao nho trong ho truc bach
Trước cổng đền Cẩu Nhi có hai con chó bằng đá án ngữ. (Ảnh: Mai Mạnh/Vietnam+)

Sự tích về đền Cẩu Nhi

Trước khi tìm hiểu về đền Cẩu Nhi, tôi đã được nghe các cụ cao niên kể rất nhiều về những câu chuyện ly kỳ liên quan đến các di tích như đình, đền, hay phủ có sự xuất hiện của linh vật chó đá đứng canh gác trước cổng.

Trong quan niệm của người Việt, tục thờ chó đá có từ thời xa xưa và đến nay vẫn còn lưu truyền những câu chuyện dân gian thú vị. Thông thường, người Việt chôn chó đá trước cổng nhà, đền miếu như một linh vật với ý nghĩa cầu phúc, trừ tà.

Cho đến tận ngày nay, tại nhiều địa phương vẫn còn gìn giữ tục chôn chó đá trước cửa, hoặc đặt chó đá trên bệ thờ. Nói chẳng phải đâu xa, ngay cạnh Đền Hai Bà Trưng (Hát Môn, Phúc Thọ, Hà Nội) hiện vẫn còn một đôi chó đá với vai trò canh cổng.

Người dân nơi đây cũng không biết hai con chó đá này có từ bao giờ, họ chỉ quan niệm đôi chó đá là hai linh vật “thần canh cửa” để bảo vệ dân làng. Đây cũng là nét đẹp văn hóa địa phương do ông cha để lại.

Cách đền Hai Bà Trưng khoảng 8km, trước cửa đình thôn Phù Trung, xã Thượng Mỗ (Đan Phượng) cũng có một bệ thờ chó đá. Trên bệ thờ, trước mặt chó đá có đặt bát hương.

Theo cụ thủ từ và một số người già trong làng thì chó đá vốn ngự trên gò cao, cách đình vài trăm mét, dưới hai cây gạo to. Sau gò lở, hai cây gạo đổ, dân làng rước chó đá về bên cạnh đình cho tiện việc hương khói.

Các cụ còn cho biết, chó đá ở đây được gọi là Quan Hoàng hoặc Quan Hoàng Ba, những ngày mùng Một và ngày Rằm, dân đều ra thắp hương cúng bái.

Gần đó, đình làng Địch Vĩ, xã Phương Đình cũng có một bệ thờ nhóm chó đá. Ngồi giữa là chó lớn (cao 1,4m), quây quần hai bên là đàn chó nhỏ kích cỡ khác nhau, rất sinh động.

Nhóm chó đá này “ngồi” bệ vệ trên một bệ thờ xây bằng gạch, rộng 10m2, xung quanh bệ thờ có tường bao, ở giữa là táp môn trang trí khá đẹp. Trước mặt chó lớn đặt một bát hương to.

Người dân xã Địch Vĩ kính cẩn gọi đàn chó đá là Quan lớn Hoàng Thạch. Mỗi khi có việc oan khuất, người dân thường đến trước bệ thờ chó đá thắp nhang, kêu khấn và thề với nhau với niềm tin được ngài chứng giám, soi xét cho.

Trở lại với câu chuyện đền Cẩu Nhi, đây là một ngôi đền độc đáo tọa lạc ở giữa một hòn đảo nhỏ trên hồ Trúc Bạch (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội) đã từng gây nhiều tranh cãi trong giới các nhà khoa học.

Theo tìm hiểu của người viết, vụ việc bắt đầu từ năm 2002 khi người dân phường Trúc Bạch tha thiết đệ đơn lên thành phố xin phép được xây dựng lại đền thờ Cẩu Nhi thì có một số ý kiến phản đối.

Trong đó có ý kiến của của một số chuyên gia cho rằng đền Cẩu Nhi là một sự “bịa đặt lịch sử,” bên cạnh đó cũng có nhiều ý kiến của các nhà khoa học khác lại ủng hộ việc phục dựng đền Cẩu Nhi.

Sau nhiều ý kiến tranh luận, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội và Uỷ ban Nhân dân quận Ba Đình đã phê duyệt dự án phục dựng đền Cẩu Nhi. Đến ngày 20/8/2017, công trình phục dựng đền Cẩu Nhi chính thức được khánh thành và được xếp hạng là di tích cấp thành phố.

Nói về sự tích đền Cẩu Nhi, các cụ cao niên ở phường Trúc Bạch cho biết, ngôi đền gắn truyền thuyết và tín ngưỡng dân gian liên quan đến sự kiện vua Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) sinh năm Giáp Tuất (974) lên ngôi và dời đô về Thăng Long.

Theo một số sách thì trước khi Lý Công Uẩn lên làm vua, có con chó ở châu Cổ Pháp, Bắc Giang (nay thuộc thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh được cho là quê hương của vua Lý Công Uẩn) đẻ ra con sắc trắng có đốm đen thành hai chữ “Thiên tử” ứng với việc này (vì vua Lý tuổi Tuất).

Mẹ con Cẩu Mẫu-Cẩu Nhi đã vượt sông Hồng về Thăng Long, thành thần, được Vua cho dựng miếu thờ sau miếu chuyển ra đảo hồ Trúc Bạch và tồn tại đến ngày nay.

ha noi ky thu ngoi den cau nhi tren dao nho trong ho truc bach
Chó đá được ví như “thần canh cửa” ở đền. (Ảnh: Mai Mạnh/Vietnam+)

Bảo tồn một di tích cổ

Kể từ khi được đầu tư phục dựng, đền Cẩu Nhi trở nên khang trang hơn, thơ mộng hơn và được nhiều người ghé thăm, đặc biệt là vào những ngày Rằm, mùng Một, lễ Tết. Nhiều người tìm đến đền Cẩu Nhi để cầu bình an, sức khỏe và hạnh phúc.

Ông Nguyễn Văn Đức, người trông coi đền cho biết, trước đây đền xuống cấp xập xệ, nhiều người dân còn chiếm dụng để kinh doanh nên lượng người đến viếng thưa dần. Kể từ ngày đền được trùng tu lại, ngày nào cũng có người đến thắp hương.

Trong số những người tìm đến đây, có nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn mong muốn sinh con đến thành tâm lễ bái ở đền để xin ban cho mình “chú cún con” mong người nối dõi tông đường và đều được như ước nguyện.

Không chỉ nổi tiếng bởi sự tâm linh, đền Cẩu Nhi còn mang vẻ đẹp kiến trúc riêng biệt. Đền được xây hình chữ nhật, nằm thơ mộng tại một đảo nhỏ trên hồ Trúc Bạch, gần cuối đường Thanh Niên, xung quanh đền có nhiều cây xanh cổ thụ bao bọc.

Lối vào đền được xây bằng cây cầu đá hình vòng cung bắc qua mặt hồ Trúc Bạch. Cầu dài 18m gồm năm nhịp, mỗi nhịp dài 3,6m; rộng 2,25m. Trước cổng có hai con chó bằng đá án ngữ.

Từ đường Thanh Niên, đi qua cây cầu đá này là cổng Tam Quan được được thiết kế theo lối kiến trúc truyền thống được làm bằng gỗ vững chắc, phía trên lợp bằng ngói vảy cá. Trong đền có nhiều tượng. Đặc biệt, toàn bộ tượng, chông, chân nến được chế tác bởi các nghệ nhân làng đúc đồng Ngũ Xã nổi tiếng bên hồ Trúc Bạch.

Dấu ấn lịch sử còn sót lại là tấm bia đá xung quanh chạm nổi hình cánh sen khắc 4 chữ “Di tích Cẩu Nhi” là chứng tích về truyền thuyết và tín ngưỡng dân gian lưu truyền đến hôm nay.

Nội dung văn bia soạn theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư” và “Tây Hồ chí,” ở cuối có đoạn: “... đến năm Canh Tuất có việc dời đô, Cẩu Mẫu, Cẩu Nhi đều hóa, vua nghe chuyện bảo đó là Chó Thần, bèn xuống chiếu cho dựng miếu thờ Cẩu Mẫu trên núi, dựng miếu thờ Cẩu Nhi trong hồ này. Miếu vẫn còn thuộc địa phận làng Trúc Yên…”

Ở cuối bia, có dòng chữ cho biết, công trình do Trung tâm Bảo quản -Tu bổ di tích thuộc Bộ Văn hóa Thể Thao xây dựng, hoàn thành ngày 4/6/1988.

Người trông coi đền Cẩu Nhi cho biết, trải qua thời gian, những chữ khắc trên bia đá nay đã mờ đi nhiều. Để bảo tồn một di tích cổ và tôn thêm vẻ đẹp Hồ Tây, Trúc Bạch, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cho sửa sang cảnh quan và dựng nhà bia.

Hiện nay, tấm bia được quấn bằng lớp vải đỏ, bao bọc xung quanh càng khiến cho câu chuyện về Cẩu Mẫu-Cẩu Nhi trở nên ly kỳ và thú vị.

ha noi ky thu ngoi den cau nhi tren dao nho trong ho truc bach
Bệ thờ chó đá trước cửa đình thôn Phù Trung, xã Thượng Mỗ, huyện Đan Phượng, Hà Nội. (Ảnh: Mai Mạnh/Vietnam+)

Theo Mai Mạnh/ vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giả danh nhân viên công ty sổ số kiến thiết nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tiền

Giả danh nhân viên công ty sổ số kiến thiết nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tiền

(LĐTĐ) Các đối tượng quảng cáo, nhắn tin, giả danh là nhân viên Công ty xổ số kiến thiết Thủ đô, yêu cầu khách hàng nếu muốn được cung cấp số lô, số đề, phải chuyển tiền vào tài khoản kiểm soát viên do chúng cung cấp. Chỉ tính từ tháng 2/2024 đến nay, các đối tượng này đã lừa đảo hơn 30 người tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước, với số tiền chiếm đoạt hơn 150 triệu đồng.
Cán bộ, công chức quận Bắc Từ Liêm thực hiện tốt văn hóa công sở

Cán bộ, công chức quận Bắc Từ Liêm thực hiện tốt văn hóa công sở

(LĐTĐ) Thời gian qua, các phong trào thi đua yêu nước, nhất là phong trào "Cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC), người lao động thi đua thực hiện văn hóa công sở và nơi công cộng" được quận Bắc Từ Liêm triển khai sâu rộng, đạt kết quả cao.
Sơn Tây: Bế mạc và trao giải Vật Dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng

Sơn Tây: Bế mạc và trao giải Vật Dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng

(LĐTĐ) Tham gia tranh tài tại giải Vật Dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ III, năm 2024 có sự góp mặt của gần 200 đô vật đến từ 19 đoàn thuộc các tỉnh, thành, ngành có phong trào vật dân tộc mạnh trong cả nước như: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Thừa Thiên - Huế, Phúc Thọ, Hà Nội… Tại giải lần này, giải Nhất toàn đoàn và cúp vô địch đã thuộc về đoàn Hà Nội.
Cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Công đoàn

Cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Công đoàn

(LĐTĐ) Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) được xây dựng nhằm giải quyết các vướng mắc, bất cập từ thực tiễn hơn 10 năm thi hành Luật Công đoàn; tiếp cận và xử lý kịp thời các vấn đề mới phát sinh mà Luật chưa điều chỉnh...
Giá vàng miếng chỉ cách mốc 86 triệu đồng trong gang tấc

Giá vàng miếng chỉ cách mốc 86 triệu đồng trong gang tấc

(LĐTĐ) Giá vàng trong nước sáng nay (6/5) tiếp tục tăng cao, thiết lập mức kỷ lục mới và sắp chạm mốc 86 triệu đồng/lượng.
HLV Kim Sang-sik đến Việt Nam, lập tức đi xem V-League

HLV Kim Sang-sik đến Việt Nam, lập tức đi xem V-League

(LĐTĐ) HLV Kim Sang-sik đã bay từ Busan (Hàn Quốc) đến Hà Nội, chính thức bắt đầu hành trình cùng bóng đá Việt Nam. Ông không nghỉ ngơi mà lập tức đến Hàng Đẫy dự khán trận đấu giữa Thể Công Viettel và LPBank HAGL.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 6/5: Nhiều mây, chiều tối có mưa rào và dông

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 6/5: Nhiều mây, chiều tối có mưa rào và dông

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, dự báo thời tiết ngày 6/5, khu vực Hà Nội nhiều mây, có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to.

Tin khác

Cầu truyền hình "Dưới lá cờ Quyết Thắng": Tiếp bước cha anh với tinh thần Điện Biên Phủ bất diệt

Cầu truyền hình "Dưới lá cờ Quyết Thắng": Tiếp bước cha anh với tinh thần Điện Biên Phủ bất diệt

(LĐTĐ) Tối 5/5, Cầu truyền hình "Dưới lá cờ Quyết Thắng" do Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, đã được truyền hình trực tiếp từ 5 điểm cầu Điện Biên, Hà Nội, Thanh Hóa, Kon Tum và Thành phố Hồ Chí Minh trên VTV1 nhằm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
“Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử”

“Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử”

(LĐTĐ) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách ảnh “Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử” bằng 3 ngôn ngữ.
Nghĩa trang liệt sĩ A1 Điện Biên Phủ lung linh ánh nến

Nghĩa trang liệt sĩ A1 Điện Biên Phủ lung linh ánh nến

(LĐTĐ) Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia A1 lung linh trong sắc nến, khi thế hệ trẻ Điện Biên đến dâng hương, dâng hoa tri ân các anh hùng, liệt sĩ.
Hình ảnh ấn tượng trong buổi tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hình ảnh ấn tượng trong buổi tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 5/5, tại thành phố Điện Biên Phủ đã diễn ra buổi tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ với nhiều hình ảnh ấn tượng, sẵn sàng cho ngày chính thức 7/5.
Người dân và du khách nô nức đổ về Điện Biên mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Người dân và du khách nô nức đổ về Điện Biên mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Chỉ còn 2 ngày nữa, Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) sẽ chính thức diễn ra. Các di tích tại Điện Biên và thành phố Điện Biên Phủ đang đón lượng lớn du khách và người dân tới tham quan. Dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ trở thành ngày hội lớn của nhân dân Điện Biên nói riêng, cả nước nói chung.
Tái hiện câu chuyện lịch sử "Sống mãi với Điện Biên" qua ngôn ngữ xiếc

Tái hiện câu chuyện lịch sử "Sống mãi với Điện Biên" qua ngôn ngữ xiếc

(LĐTĐ) Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Liên đoàn Xiếc Việt Nam thực hiện chương trình nghệ thuật “Sống mãi với Điện Biên” ra mắt khán giả Thủ đô vào các ngày 4, 5, 11 và 12/5/2024 tại Rạp Xiếc Trung ương (số 67 - 69 Trần Nhân Tông, Hà Nội).
Đồi A1 trong những ngày kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đồi A1 trong những ngày kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Đồi A1 nằm ở phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, nơi từng diễn ra những trận đánh ác liệt nhất, kéo dài nhất, có tính chất quyết định chiến dịch Điện Biên Phủ.
Bản hùng ca về Điện Biên Phủ của nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại

Bản hùng ca về Điện Biên Phủ của nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, vừa qua, gia đình cố nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại phối hợp với Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức triển lãm ảnh "Nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại - Bản anh hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ".
Sôi nổi Ngày hội tuyên truyền hướng nghiệp ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024

Sôi nổi Ngày hội tuyên truyền hướng nghiệp ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 4/5, tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã diễn ra "Ngày hội tuyên truyền hướng nghiệp năm 2024" nhằm mục đích, tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá hình ảnh, uy tín, chất lượng đào tạo và cơ hội việc làm trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, du lịch của các cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Độc đáo không gian nghệ thuật công cộng mới trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật

Độc đáo không gian nghệ thuật công cộng mới trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật

(LĐTĐ) Dự án nghệ thuật công cộng trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật kết nối Dự án nghệ thuật công cộng Phúc Tân và Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật 22 Hàng Buồm trên địa bàn quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) vừa chính thức được ra mắt công chúng và những người yêu nghệ thuật. Từ đó, hình thành nên tour đi bộ đầu tiên ở Hà Nội tham quan các không gian nghệ thuật công cộng.
Xem thêm
Phiên bản di động