Hà Nội học phải trở thành môn học mũi nhọn
Kiên định phát triển 2 thành phố trực thuộc Thủ đô Bí thư Thành ủy Hà Nội: Xây dựng trường học, bệnh viện trước mới cho xây nhà, bán nhà Quận Hoàng Mai: Chăm lo, bảo vệ sức khỏe người lao động |
Hội thảo khoa học “Giáo dục địa phương thành phố Hà Nội - Thực trạng và giải pháp” do Trường Đại học Thủ đô Hà Nội tổ chức, nằm trong kế hoạch thực hiện Đề án “Bồi dưỡng kiến thức Hà Nội học cho giáo viên phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Đây là Đề án thuộc Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, giai đoạn 2021-2025”.
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong phát biểu ý kiến tại hội thảo. (Ảnh: Lê Kiên) |
Tiến sĩ Đỗ Hồng Cường, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Thủ đô Hà Nội cho biết, những năm qua, các trường phổ thông của Hà Nội đã thực hiện từ tích hợp đến dạy độc lập nội dung địa phương Hà Nội vào các môn học trong nhà trường phổ thông.
Hà Nội cũng là địa phương tiên phong đi đầu trong cả nước dạy bộ tài liệu giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh Hà Nội. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn nhiều khó khăn, bởi những lý do chủ quan và khách quan.
Theo Tiến sĩ Đỗ Hồng Cường, hội thảo được tổ chức nhằm có thêm cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng chương trình, tài liệu nhằm bồi dưỡng kiến thức Hà Nội học cho giáo viên, giúp giáo viên dạy tốt nội dung giáo dục địa phương thành phố Hà Nội trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Từ đó, hướng đến thực hiện nhiệm vụ mà Thành phố giao cho Trường Đại học Thủ đô Hà Nội là đào tạo giáo viên dạy môn Hà Nội học trong các trường phổ thông trên địa bàn Thành phố.
Ban Tổ chức hội thảo đã nhận được 28 tham luận tập trung vào 2 chủ đề: Một số vấn đề chung về Hà Nội học và giáo dục địa phương thành phố Hà Nội; thực trạng và giải pháp dạy giáo dục địa phương thành phố Hà Nội ở các trường phổ thông hiện nay.
Theo Tiến sĩ Lê Thị Thu Hương, Trưởng khoa Văn hóa - Du lịch (Trường Đại học Thủ đô Hà Nội), hầu hết tham luận cùng nêu lên những khó khăn chung khi triển khai việc dạy và học nội dung giáo dục địa phương từ khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. Từ đó, các tham luận đã đưa ra nhiều đề xuất, trong đó, cần giải quyết sớm về vấn đề tài liệu học, vấn đề bồi dưỡng giáo viên...
Tiến sĩ Lê Thị Thu Hương chia sẻ, mục đích hướng đến giáo dục địa phương của Hà Nội phải là một môn khoa học, được đối xử công bằng trong nhà trường, và môn học này sẽ giúp học sinh thêm yêu Hà Nội, có khát vọng vươn lên thực hiện các nhiệm vụ cao cả mà Đảng và nhân dân cả nước giao trách nhiệm cho Thủ đô.
Hội thảo khoa học “Giáo dục địa phương thành phố Hà Nội - Thực trạng và giải pháp”. (Ảnh: Lê Kiên) |
Phát biểu tại hội thảo, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho biết, thực tế giáo dục địa phương luôn được Thành phố chú trọng giảng dạy trong chương trình phổ thông nhiều năm qua. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng, bởi qua đó giáo dục truyền thống, về vùng đất đang sinh sống và tình yêu Hà Nội cho học sinh.
Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chú trọng nội dung giáo dục địa phương trong chương trình sách giáo khoa mới. Trong đó, gắn giáo dục địa phương với lịch sử của từng địa phương, chú trọng đến các yếu tố thời đại, linh hoạt và mở để học sinh hiểu rõ các giá trị về văn hóa, lịch sử, thời đại của Thủ đô Hà Nội.
Đáng chú ý, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội cho rằng, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội cần chú trọng truyền tải các thông tin, kiến thức về Hà Nội học cho sinh viên. Nhà trường cần xây dựng chiến lược phát triển, xác định các nhóm ngành đào tạo mũi nhọn về đào tạo giáo viên cho Thủ đô; trở thành trung tâm nghiên cứu khoa học, xã hội và nhân văn của Hà Nội.
Trong đó, Hà Nội học phải trở thành môn học mũi nhọn trong chương trình nghiên cứu và đào tạo. Đồng thời tập trung nghiên cứu những vấn đề mang tính địa phương mà Hà Nội đang phải đối mặt như thách thức về đô thị hóa, dân số tăng nhanh… để góp phần xây dựng Thủ đô hiện đại, văn hiến, văn minh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thủ đô 23/12/2024 11:39
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Luật Thủ đô 2024 23/12/2024 11:34
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Nhịp sống Thủ đô 22/12/2024 16:16
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 22:33
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:23
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:21
Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2
Chỉ đạo - Điều hành 21/12/2024 14:15
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 20:42
Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 18:52
Quận Bắc Từ Liêm tích cực khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 17:09