Hà Nội: Hàng hóa dồi dào, không có hiện tượng người dân đổ xô tích trữ thực phẩm
Hà Nội: Không có hiện tượng găm hàng, tăng giá trục lợi Giá các mặt hàng lương thực tăng nhẹ ngày cận Tết Hàng hóa tăng gấp 3 lần, phòng dịch nghiêm ngặt, người dân an tâm sắm Tết |
Chiều 18/7, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh đã ký ban hành Công điện số 15/CĐ-UBND về triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên cả nước.
Hàng hóa thiết yếu dồi dào tại hệ thống siêu thị MM Mega Market. |
Theo đó, kể từ 0h ngày 19/7, thành phố Hà Nội áp dụng các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 trên toàn địa bàn. Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết; đồng thời dừng tất cả hoạt động kinh doanh dịch vụ không thiết yếu.
Sau Công điện của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, nhiều người dân tỏ ra lo lắng về nguồn cung hàng hóa và các mặt hàng thiết yếu, đặc biệt là hiện tượng người dân đổ xô đến các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích… tích trữ hàng hóa. Tuy nhiên, khác xa với tâm lý lo lắng của nhiều người, theo khảo sát của phóng viên ngay trong tối 18/7, tại các hệ thống siêu thị như Big C, MM Mega Market, Vinmart,… dù là cuối ngày, nhưng các mặt hàng thiết yếu vẫn tương đối dồi dào, giá cả các mặt hàng vẫn ổn định. Đặc biệt, không có hiện tượng khách hàng đổ xô đến mua hàng tích trữ.
Tại hệ thống siêu thị Vinmart, hàng hóa, thực phẩm dồi dào, không có hiện tượng khách hàng đổ xô đến tích trữ thực phẩm. |
Trước đó, nhằm đảm bảo đủ hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân, chiều ngày 18/7, Sở Công Thương Hà Nội đã có buổi làm việc với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn về phương án đảm bảo hàng hóa thiết yếu, sẵn sàng ứng phó với dịch Covid-19. Theo Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan, đến thời điểm này nguồn hàng hóa thiết yếu dự trữ để phục vụ người dân tăng từ 30-50%.
Đặc biệt, hầu hết các hệ thống bán hàng đều chủ động nguồn hàng, kho dự trữ tại các tỉnh, dự trữ tại các hệ thống phân phối, tăng tối đa lượng dự trữ tại các siêu thị nên người dân không phải lo lắng đi mua hàng tích trữ gây mất ổn định thị trường, dễ trở thành điểm nóng lây lan bệnh nếu không may có ca F0.
Người dân yên tâm mua sắm tại siêu thị Big C Hà Đông khi nguồn cung hàng hóa, thực phẩm thiết yếu dồi dào. |
Trong khi đó, với phương châm 4 tại chỗ “Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, nguồn hàng tại chỗ, phục vụ tại chỗ” và 3 sẵn sàng “Chủ động nguồn hàng, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương”, Sở Công Thương Hà Nội đã chủ động yêu cầu các doanh nghiệp tích trữ lượng hàng hóa 17 nhóm thiết yếu trong thời điểm có dịch, tăng gấp 3 lần so với tháng thường.
Dự kiến, lượng hàng hóa chuẩn bị sẵn sàng phục vụ nhân dân trên địa bàn đảm bảo trong 3 tháng khoảng 194.000 tỷ đồng; lượng hàng hóa dự kiến hỗ trợ cho các tỉnh, thành phố (nếu có) khoảng 21.500 tỷ đồng. Cụ thể, ngành Công Thương Hà Nội dự trữ 836.000 tấn gạo, 167.346 tấn thịt lợn, thịt trâu bò 48.150 tấn, 55.782 tấn thịt gia cầm, trên 1 triệu quả trứng gia cầm…
Người dân đảm bảo tuân thủ quy định phòng, chống dịch, khai báo y tế trước khi vào siêu thị mua sắm. |
Cùng với đó, căn cứ theo mức độ lây lan của dịch đã xác định tổng trị giá lượng hàng hóa phục vụ nhân dân tại các khu vực cách ly, phong tỏa theo 3 cấp độ như sau: Cấp độ 1 từ 20 đến dưới 1.000 trường hợp mắc bệnh là 313,78 tỷ đồng; cấp độ 2 từ 1.000 đến 3.000 trường hợp mắc là 1048,71 tỷ đồng; cấp độ 3 từ trên 3.000 đến 30.000 trường hợp mắc là 5.359,05 tỷ đồng...
Dưới đây là một số hình ảnh tại các hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích trong tối ngày 18/7:
Tại hệ thống siêu thị Vinmart, giá các mặt hàng thực phẩm được giữ ổn định. |
Các kệ hàng tại siêu thị Big C, MM Mega Market, Vinmart... vẫn đầy ắp hàng hóa. |
Không có hiện tượng người dân đổ xô đến mua hàng tích trữ. (Ảnh chụp tại siêu thị Big C Hà Đông) |
Hàng hóa dồi dào. |
Siêu thị MM Mega Market sẵn sàng các mặt hàng thiết yếu. |
Siêu thị Big C đảm bảo nguồn cung các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu người dân. |
Các kệ hàng vẫn đầy ắp thực phẩm, ổn định giá bán. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Hôm nay (4/11), Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội
Tin mới 04/11/2024 07:52
Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội thăm, làm việc tại Cộng hòa Cuba
Tin mới 03/11/2024 10:37
Xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị giữa Thủ đô Hà Nội - La Habana lên tầm cao mới
Tin mới 02/11/2024 15:23
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm làm Tổng Giám đốc VTV
Tin mới 01/11/2024 13:53
Hôm nay 1/11, Quốc hội thảo luận Luật Phòng cháy, chữa cháy; Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa
Tin mới 01/11/2024 08:44
Cầu nối tăng cường giới thiệu, quảng bá đất nước, con người Việt Nam
Tin mới 31/10/2024 20:49
Chuyển sinh hoạt Đoàn đại biểu Quốc hội với Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường
Tin mới 31/10/2024 15:38
TP.HCM: Quy định mới về điều kiện tách thửa đất
Tin mới 31/10/2024 13:25
Quy định mới về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tách thửa
Tin mới 31/10/2024 07:50
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Hoàng Thái tử, Thủ tướng Ả-rập Xê-út
Tin mới 30/10/2024 10:49