Hà Nội: Hàng hóa dồi dào, không có hiện tượng người dân đổ xô tích trữ thực phẩm

02:48 | 19/07/2021
(LĐTĐ) Lượng khách đến các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích… trên địa bàn thành phố Hà Nội trong tối ngày 18/7, sau khi Thành phố áp dụng các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 trên toàn địa bàn không có sự tăng đột biến. Trong khi đó, lượng hàng hóa tại các siêu thị dồi dào, giá cả của các mặt hàng vẫn ổn định…
Hà Nội: Không có hiện tượng găm hàng, tăng giá trục lợi Giá các mặt hàng lương thực tăng nhẹ ngày cận Tết Hàng hóa tăng gấp 3 lần, phòng dịch nghiêm ngặt, người dân an tâm sắm Tết

Chiều 18/7, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh đã ký ban hành Công điện số 15/CĐ-UBND về triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên cả nước.

Hà Nội: Hàng hóa dồi dào, không có hiện tượng người dân đổ xô tích trữ thực phẩm
Hàng hóa thiết yếu dồi dào tại hệ thống siêu thị MM Mega Market.

Theo đó, kể từ 0h ngày 19/7, thành phố Hà Nội áp dụng các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 trên toàn địa bàn. Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết; đồng thời dừng tất cả hoạt động kinh doanh dịch vụ không thiết yếu.

Sau Công điện của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, nhiều người dân tỏ ra lo lắng về nguồn cung hàng hóa và các mặt hàng thiết yếu, đặc biệt là hiện tượng người dân đổ xô đến các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích… tích trữ hàng hóa. Tuy nhiên, khác xa với tâm lý lo lắng của nhiều người, theo khảo sát của phóng viên ngay trong tối 18/7, tại các hệ thống siêu thị như Big C, MM Mega Market, Vinmart,… dù là cuối ngày, nhưng các mặt hàng thiết yếu vẫn tương đối dồi dào, giá cả các mặt hàng vẫn ổn định. Đặc biệt, không có hiện tượng khách hàng đổ xô đến mua hàng tích trữ.

Hà Nội: Hàng hóa dồi dào, không có hiện tượng người dân đổ xô tích trữ thực phẩm
Tại hệ thống siêu thị Vinmart, hàng hóa, thực phẩm dồi dào, không có hiện tượng khách hàng đổ xô đến tích trữ thực phẩm.

Trước đó, nhằm đảm bảo đủ hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân, chiều ngày 18/7, Sở Công Thương Hà Nội đã có buổi làm việc với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn về phương án đảm bảo hàng hóa thiết yếu, sẵn sàng ứng phó với dịch Covid-19. Theo Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan, đến thời điểm này nguồn hàng hóa thiết yếu dự trữ để phục vụ người dân tăng từ 30-50%.

Đặc biệt, hầu hết các hệ thống bán hàng đều chủ động nguồn hàng, kho dự trữ tại các tỉnh, dự trữ tại các hệ thống phân phối, tăng tối đa lượng dự trữ tại các siêu thị nên người dân không phải lo lắng đi mua hàng tích trữ gây mất ổn định thị trường, dễ trở thành điểm nóng lây lan bệnh nếu không may có ca F0.

Hà Nội: Hàng hóa dồi dào, không có hiện tượng người dân đổ xô tích trữ thực phẩm
Người dân yên tâm mua sắm tại siêu thị Big C Hà Đông khi nguồn cung hàng hóa, thực phẩm thiết yếu dồi dào.

Trong khi đó, với phương châm 4 tại chỗ “Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, nguồn hàng tại chỗ, phục vụ tại chỗ” và 3 sẵn sàng “Chủ động nguồn hàng, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương”, Sở Công Thương Hà Nội đã chủ động yêu cầu các doanh nghiệp tích trữ lượng hàng hóa 17 nhóm thiết yếu trong thời điểm có dịch, tăng gấp 3 lần so với tháng thường.

Dự kiến, lượng hàng hóa chuẩn bị sẵn sàng phục vụ nhân dân trên địa bàn đảm bảo trong 3 tháng khoảng 194.000 tỷ đồng; lượng hàng hóa dự kiến hỗ trợ cho các tỉnh, thành phố (nếu có) khoảng 21.500 tỷ đồng. Cụ thể, ngành Công Thương Hà Nội dự trữ 836.000 tấn gạo, 167.346 tấn thịt lợn, thịt trâu bò 48.150 tấn, 55.782 tấn thịt gia cầm, trên 1 triệu quả trứng gia cầm…

Hà Nội: Hàng hóa dồi dào, không có hiện tượng người dân đổ xô tích trữ thực phẩm
Người dân đảm bảo tuân thủ quy định phòng, chống dịch, khai báo y tế trước khi vào siêu thị mua sắm.

Cùng với đó, căn cứ theo mức độ lây lan của dịch đã xác định tổng trị giá lượng hàng hóa phục vụ nhân dân tại các khu vực cách ly, phong tỏa theo 3 cấp độ như sau: Cấp độ 1 từ 20 đến dưới 1.000 trường hợp mắc bệnh là 313,78 tỷ đồng; cấp độ 2 từ 1.000 đến 3.000 trường hợp mắc là 1048,71 tỷ đồng; cấp độ 3 từ trên 3.000 đến 30.000 trường hợp mắc là 5.359,05 tỷ đồng...

Dưới đây là một số hình ảnh tại các hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích trong tối ngày 18/7:

Hà Nội: Hàng hóa dồi dào, không có hiện tượng người dân đổ xô tích trữ thực phẩm
Tại hệ thống siêu thị Vinmart, giá các mặt hàng thực phẩm được giữ ổn định.
Hà Nội: Hàng hóa dồi dào, không có hiện tượng người dân đổ xô tích trữ thực phẩm
Các kệ hàng tại siêu thị Big C, MM Mega Market, Vinmart... vẫn đầy ắp hàng hóa.
Hà Nội: Hàng hóa dồi dào, không có hiện tượng người dân đổ xô tích trữ thực phẩm
Không có hiện tượng người dân đổ xô đến mua hàng tích trữ. (Ảnh chụp tại siêu thị Big C Hà Đông)
Hà Nội: Hàng hóa dồi dào, không có hiện tượng người dân đổ xô tích trữ thực phẩm
Hàng hóa dồi dào.
Hà Nội: Hàng hóa dồi dào, không có hiện tượng người dân đổ xô tích trữ thực phẩm
Siêu thị MM Mega Market sẵn sàng các mặt hàng thiết yếu.
Hà Nội: Hàng hóa dồi dào, không có hiện tượng người dân đổ xô tích trữ thực phẩm
Siêu thị Big C đảm bảo nguồn cung các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu người dân.
Hà Nội: Hàng hóa dồi dào, không có hiện tượng người dân đổ xô tích trữ thực phẩm
Các kệ hàng vẫn đầy ắp thực phẩm, ổn định giá bán.

Đỗ Đạt

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này