Hà Nội ghi nhận hơn 400 ca mắc tay chân miệng trong 3 tháng đầu năm
Chủ động phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm TP.HCM: Nắng nóng kéo dài, số ca mắc bệnh tay chân miệng tăng cao Hà Nội tăng cường phòng, chống bệnh tay chân miệng |
Đây là những thông tin được Sở Y tế Hà Nội cho biết tại Hội nghị giao ban công tác y tế cơ sở và y tế dự phòng quý I/2024, được tổ chức vào sáng 9/4.
Toàn cảnh hội nghị. |
Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, từ đầu năm đến ngày 4/4, cùng với bệnh tay chân miệng, thành phố Hà Nội có 39 ca mắc ho gà, ghi nhận tại 18/30 quận, huyện, bệnh nhân chủ yếu là trẻ em dưới 3 tháng tuổi (chiếm 65%) và chưa được tiêm chủng đầy đủ (chiếm 72%); ghi nhận 559 ca mắc sốt xuất huyết, hầu hết bệnh nhân ghi nhận trong tháng 1/2024. Ngoài ra, các dịch bệnh khác như rubella, liên cầu lợn, uốn ván… với số ca mắc tăng so với năm 2022, nhưng đều là ca bệnh tản phát, không có ổ dịch lớn, phức tạp.
Ngay từ đầu năm, Sở Y tế đã xây dựng và triển khai kế hoạch phòng chống sốt xuất huyết, trong đó xác định các hoạt động trọng tâm triển khai thực hiện phù hợp với tình huống bệnh xảy ra. Đồng thời, tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành nhiều văn bản chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn.
Về hoạt động khám chữa bệnh, Sở Y tế đã xây dựng kế hoạch tiếp tục nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại tuyến y tế cơ sở, trong đó, thực hiện khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế, phòng khám đa khoa, đồng thời nâng cao chất lượng hoạt động của trạm y tế theo nguyên lý y học gia đình. Tổng số lượt khám bệnh trong quý I/2024 là 580.435 lượt.
Duy trì hoạt động khám phát hiện, quản lý điều trị, tư vấn dự phòng tăng huyết áp (THA), đái tháo đường (ĐTĐ) tại 30 quận, huyện, thị xã. Tổng số bệnh nhân THA được phát hiện là 358.983 người, trong đó có 345.578 người được quản lý điều trị; bệnh nhân ĐTĐ được phát hiện là 115.879 người, trong đó 111.390 người được quản lý điều trị.
Sở Y tế Hà Nội chỉ đạo triển khai thực hiện Bộ tiêu chi quốc gia về y tế xã năm 2024. 30/30 quận, huyện, thị xã đã xây dựng kế hoạch thực hiện Bộ tiêu chí quốc về y tế xã, trong đó tiếp tục duy trì 488 xã, phường, thị trấn đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế xã, xây dựng kế hoạch thực hiện phấn đấu đạt 100% các xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế xã theo quy định của Bộ Y tế.
Về triển khai thực hiện Đề án 06, Hà Nội tổ chức kết nối, liên thông dữ liệu bảo hiểm y tế của 50 bệnh viện, 32 phòng khám đa khoa và 293 trạm y tế (trực thuộc Sở Y tế quản lý); đồng bộ 1.432.939 hồ sơ sức khỏe của người dân lên cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm để phục vụ hiển thị thông tin Sổ sức khỏe điện tử trên ứng dụng VNeID. Cùng với đó, tiếp tục công tác triển khai công tác chuẩn hóa dữ liệu, lọc trùng thông tin người dân, cập nhật kết quả khám cho học sinh, sinh viên, khám sức khỏe định kỳ và kết quả khám sàng lọc bệnh nhân không lây nhiễm tại 30 trung tâm y tế và 579 trạm y tế xã, phường, thị trấn.
Bên cạnh đó, Hà Nội triển khai thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng; hoạt động phòng, chống HIV/AIDS; cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em; phòng chống tai nạn thương tích, xây dựng cộng đồng an toàn; hoạt động giám sát vệ sinh, chất lượng nước; công tác an toàn thực phậm và dân số kế hoạch hóa gia đình…
Tại hội nghị, Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Nguyễn Đình Hưng đề nghị các quận, huyện tiếp tục cập nhật dữ liệu lên hồ sơ sức khỏe điện tử kịp thời, đầy đủ; đẩy mạnh triển khai mô hình “Bệnh viện chị - em” để người dân có thể tiếp cận với dịch vụ y tế chất lượng cao ngay tại cơ sở, giúp tiết kiệm chi phí, thời gian chờ đợi, giảm tải cho bệnh viện tuyến trên.
Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Văn Chung ghi nhận, đánh giá kết quả công tác y tế cơ sở và y tế dự phòng thời gian qua. Thời gian tới, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội đề nghị quận, huyện tiếp tục thực hiện tốt 9 nhiệm vụ trọng tâm liên quan đến các chương trình, hoạt động y tế. Trong đó, thực hiện giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh; chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết; phối hợp với ngành Giáo dục và Đào tạo tăng cường công tác tuyên truyền và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trong trường học.
Các trung tâm y tế quận huyện, thị xã chỉ đạo các trạm y tế xã, phường, thị trấn tiếp tục rà soát đối tượng tiêm chủng; duy trì tốt công tác tiêm chủng mở rộng, phòng các bệnh nguy hiểm ở trẻ em đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng, tư vấn người dân cho con em đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00
Quy định mới về tiêu chuẩn sức khoẻ, khám sức khỏe của người lái xe
Y tế 18/11/2024 14:30
Số ca mắc bệnh sởi tăng cao tại tỉnh Đồng Nai
Y tế 17/11/2024 19:03