Hà Nội có thêm 8 bảo vật quốc gia
Công nhận 27 bảo vật quốc gia Vũ khí trường Giảng Võ: Độc đáo bảo vật quốc gia |
Cụ thể, Hà Nội có thạp đồng kính hoa 2, niên đại thế kỷ III-II trước Công nguyên, thuộc bộ sưu tập tư nhân Nguyễn Văn Kính được công nhận dịp này.
Ngoài ra là hai bảo vật đang lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia là trống đồng Sao Vàng, thuộc văn hóa Đông Sơn, cách nay 2.000 năm và bảo kiếm an dân niên hiệu Khải Định (1916 - 1925).
Mô hình đất nung kiến trúc thời Lê sơ, thế kỷ XV được công nhận là bảo vật quốc gia dịp này. |
Tại Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội có 5 bảo vật, gồm: Lá đề trang trí chim phượng đất nung thời Lý, thế kỷ XI; đao cẩn tam khí thời Trần, thế kỷ XIV; mô hình đất nung kiến trúc thời Lê sơ, thế kỷ XV; thẻ bài cung nữ ra vào nội cung thời Lê sơ, đời vua Lê Thánh Tông (1466); cặp rồng đá thành bậc đền Thượng (Cổ Loa) thời Lê Trung hưng, năm 1732.
Còn lại, các bảo vật khác có thể kể đến như: Sưu tập mũi khoan đá Thác Hai, niên đại: 4.000 - 3.000 năm cách ngày nay; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk.
Sưu tập đàn đá Khánh Sơn, niên đại: Khoảng 2.500 - 3.000 năm cách ngày nay; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Khánh Hoà.
Bình đồng Đông Sơn (An Biên), niên đại: Văn hóa Đông Sơn, Thế kỷ II - I trước sau Công nguyên; hiện lưu giữ tại Sưu tập tư nhân An Biên, thành phố Hải Phòng.
Sưu tập vàng lá Châu Thành, Trà Vinh, niên đại: Văn hóa Óc Eo giai đoạn muộn: Thế kỷ VII - IX; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Trà Vinh.
Phù điêu Đản sinh Brahma Mỹ Sơn E1, niên đại: Thế kỷ VII - VIII; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng.
Tượng Shiva Mỹ Sơn C1, niên đại: Thế kỷ VIII; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng...
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch UBND các cấp nơi có bảo vật quốc gia, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, người đứng đầu ngành, tổ chức được giao quản lý bảo vật quốc gia được công nhận nêu trên trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý đối với bảo vật quốc gia theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40