Hà Nội: Chợ, siêu thị đầy ắp hàng hóa, giá cả ổn định
Một số mặt hàng thiết yếu tăng nhẹ ngày Mùng 2 Tết Đảm bảo cung ứng đủ các mặt hàng thiết yếu cho thị trường Hà Nội không để thịt lợn tăng đột biến về giá |
Tăng cường nguồn cung hàng hóa từ 30-50%
Theo Công điện số 15/CĐ-Ủy của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19, kể từ từ 0h ngày 19/7, thành phố Hà Nội sẽ áp dụng các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch trên toàn địa bàn. Trong đó, Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết; đồng thời dừng tất cả hoạt động kinh doanh dịch vụ không thiết yếu...
Hàng hóa dồi dào, không có hiện tượng người dân đổ xô tích trữ thực phẩm |
Sau Công điện của Ủy ban nhân dân Thành phố, nhiều người tỏ ra lo lắng về nguồn cung hàng hóa và các mặt hàng thiết yếu, đặc biệt là hiện tượng khan hiếm hàng hóa, thực phẩm đã diễn ra tại một số địa phương phía Nam khiến nhiều người lo lắng hơn.
Nhằm đảm bảo đủ hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân, ngay trong chiều ngày 18/7, Sở Công Thương Hà Nội đã có buổi làm việc với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn Thành phố về phương án đảm bảo hàng hóa thiết yếu, sẵn sàng ứng phó với dịch Covid-19. Theo Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan, đến thời điểm này nguồn hàng hóa thiết yếu dự trữ để phục vụ người dân đã được tăng từ 30-50%.
Đặc biệt, hầu hết các hệ thống bán hàng đều chủ động nguồn hàng, kho dự trữ tại các tỉnh, dự trữ tại các hệ thống phân phối, tăng tối đa lượng dự trữ tại các siêu thị nên người dân không phải lo lắng đi mua hàng tích trữ gây mất ổn định thị trường, dễ trở thành điểm nóng lây lan bệnh nếu không may có ca F0.
Trong khi đó, với phương châm 4 tại chỗ “Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, nguồn hàng tại chỗ, phục vụ tại chỗ” và 3 sẵn sàng “Chủ động nguồn hàng, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương”, Sở Công Thương Hà Nội đã chủ động yêu cầu các doanh nghiệp tích trữ lượng hàng hóa 17 nhóm thiết yếu trong thời điểm có dịch, tăng gấp 3 lần so với tháng thường.
Các siêu thị, trung tâm thương mại luôn sẵn sàng nguồn cung hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu người dân đến mua sắm |
Dự kiến, lượng hàng hóa chuẩn bị sẵn sàng phục vụ nhân dân trên địa bàn đảm bảo trong 3 tháng khoảng 194.000 tỷ đồng; lượng hàng hóa dự kiến hỗ trợ cho các tỉnh, thành phố (nếu có) khoảng 21.500 tỷ đồng. Cụ thể, ngành Công Thương Hà Nội dự trữ 836.000 tấn gạo, 167.346 tấn thịt lợn, thịt trâu bò 48.150 tấn, 55.782 tấn thịt gia cầm, trên 1 triệu quả trứng gia cầm…
Theo Sở Công Thương Hà Nội, hiện nay trên địa bàn Thành phố có 459 chợ, 28 Trung tâm thương mại, 123 siêu thị, 1.800 cửa hàng tiện ích, 141 chuỗi cung ứng, 2.382 điểm bán hàng bình ổn giá, cùng hàng chục nghìn cửa hàng tạp hóa… đảm bảo phục vụ nhu cầu người dân trên địa bàn Thành phố. Để phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19, Thành phố đã rà soát, bố trí sẵn 1.920 địa điểm tại các quận, huyện để bố trí làm kho dự trữ hàng hóa thiết yếu, các điểm bán hàng lưu động khi cần thiết… Do đó, Sở Công Thương Hà Nội khuyến cáo người dân yên tâm không dự trữ hàng hóa, hạn chế tập trung đến các hệ thống phân phối tránh lây nhiễm dịch bệnh, Thành phố đảm bảo đầy đủ hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu người dân.
Chợ, siêu thị hàng hóa dồi dào
Trước đó, trong tối ngày 18/7, do tâm lý lo lắng một số người dân đã đến các siêu thị như Aeon, Co.op mart (Hà Đông)… mua thực phẩm thiết yếu dẫn đến hiện tượng hàng hóa bị trống tạm thời trên kệ; tuy nhiên, do đã chuẩn bị sẵn nguồn cung nên hệ thống các siêu thị này ngay lập tức đã đảm bảo nguồn thực phẩm thiết yếu kịp thời phục vụ người dân.
Các mặt hàng thiết yếu tại siêu thị giữ ổn định giá bán |
Trong sáng ngày 19/7, theo khảo sát của phóng viên tại hầu hết các siêu thị, cửa hàng tiện ích trên địa bàn thành phố Hà Nội, các mặt hàng thiết yếu như rau xanh, thịt, gạo, trứng… đã được các hệ thống siêu thị chuẩn bị dồi dào, đảm bảo nhu cầu cho người dân mua sắm, giá bán các mặt hàng thiết yếu hầu như được giữ nguyên. Cụ thể, tại hệ thống siêu thị Vinmart, mặt hàng rau muốn loại 1 có giá 34.800 đồng/1kg; dưa chuột loại 1 có giá 29.000 đồng/1kg; su su có giá 15.000 đồng/1kg; cà chua có giá 28.900 đồng/1kg,… trong khi đó, tại hệ thống siêu thị Big C, MM Mega Market,…giá các mặt hàng thiết yếu không có nhiều sự thay đổi.
Cũng giống như các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích,…tại các chợ truyền thống, chợ dân sinh trên địa bàn Hà Nội vào sáng ngày 19/7 cũng cho thấy, mặc dù lượng người đến mua thực phẩm có tăng hơn những ngày trước đó, nhưng lượng hàng hóa rất dồi dào. Tuy nhiên, một số mặt hàng thực phẩm như thịt lợn có tăng nhẹ do nhu cầu của người dân tăng mạnh hơn trước. Cụ thể, giá bán các mặt hàng thịt lợn như ba chỉ, nạc vai, sườn… đều có giá tăng hơn ngày thường từ 10-20.000đồng/1kg (đơn cử như thịt ba chỉ ngày thường có giá 130 – 140.000 đồng/1kg, thì nay tăng lên 150-160.000 đồng/1kg).
Bà Hằng, một tiểu thương bán thịt lợn tại chợ Hà Đông (quận Hà Đông, Hà Nội) cho biết, mặc dù dịch Covid-19 đang bùng phát lại trên địa bàn thành phố Hà Nội, tuy nhiên, nguồn cung cấp thịt lợn không khan hiếm mà rất dồi dào, giá bán tương đối ổn định.
Đặc biệt, trong sáng ngày 19/7, dù lượng khách hàng đến mua nhiều hơn mọi ngày, tuy nhiên, không có hiện tượng đổ xô đi mua gom thịt lợn tích trữ, cũng như không có hiện tượng người dân đi thu gom thực phẩm, rau xanh... tích trữ như lần Thành phố thực hiện giãn cách trước đây.
Không có hiện tượng người dân đổ xô đi mua tích trữ thực phẩm |
Cũng giống như tại chợ Hà Đông, theo khảo sát của phóng viên tại chợ Phùng Khoang (quận Nam Từ Liêm), lượng người đến chợ mua sắm thực phẩm, rau, củ, quả cũng không có nhiều đột biến. Chị Liên, một người dân sinh sống tại gần chợ Phùng Khoang cho biết, mặc dù dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhưng chúng tôi không thấy tình trạng người dân đi mua hàng hóa tích trữ; trong khi đó, sáng nào hàng hóa cũng về chợ rất dồi dào.
“Sau khi thành phố Hà Nội áp dụng các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 trong chiều ngày 18/7, nhiều người dân lo lắng về việc mua hàng tích trữ, thậm chí lo sợ hàng hóa thiếu hụt. Tuy nhiên, đó chỉ là sự lo lắng nhất thời vì cho đến thời điểm này nguồn hàng tại chợ hay các siêu thị vẫn rất phong phú. Thậm chí, các mặt hàng tươi sống luôn luôn đầy ắp, vì thế chúng tôi yên tâm rất nhiều mỗi khi đi mua hàng.
Đến thời điểm này, việc lo lắng không phải là thiếu hụt nguồn cung thực phẩm thiết yếu, mà làm sao người dân thực hiện tốt việc hạn chế ra đường và cách ly xã hội. Có như vậy việc phòng, chống Covid-19 mới đạt hiệu quả, người dân sớm trở lại cuộc sống bình thường”, chị Liên cho hay.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
359 sản phẩm được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
Tiêu dùng 28/10/2024 20:30
Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất - tiêu dùng làng nghề Hà Nội sẽ bắt đầu từ 28/10
Tiêu dùng 26/10/2024 15:37
Sắp diễn ra Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến
Tiêu dùng 25/10/2024 21:00
Nâng cao chương trình liên kết vùng bảo đảm cung - cầu hàng hóa cho Thủ đô
Tiêu dùng 24/10/2024 21:49
Từ 15h ngày 24/10, giá xăng RON 95 giảm 68 đồng/lít
Tiêu dùng 24/10/2024 15:42
Thay đổi nhận thức về bảo vệ người tiêu dùng, hướng tới thương mại bền vững
Tiêu dùng 20/10/2024 13:08
Chương trình Khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội 2025 diễn ra trong 3 tháng
Tiêu dùng 19/10/2024 15:07
Nâng cao năng lực tự bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng
Tiêu dùng 15/10/2024 11:52
Giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 2.006 đồng lên 2.103 đồng/kWh từ 11/10
Tiêu dùng 11/10/2024 22:33
Chú trọng xây dựng văn hóa tiêu dùng lành mạnh
Tiêu dùng 11/10/2024 17:07