"Hà Nội - Bản hùng ca phố": Tự hào Thủ đô Anh hùng, Thành phố vì hòa bình

(LĐTĐ) Tối nay (10/10), tại Khu Di sản thế giới Hoàng Thành Thăng Long, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức chương trình nghệ thuật chính luận "Hà Nội - Bản hùng ca phố" chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Sắp diễn ra Chương trình truyền hình đặc biệt “Hà Nội - Bản hùng ca phố” Bản hùng ca phố: Âm nhạc và ký ức về một Thủ đô bất khuất Miễn phí gửi xe đại biểu tham dự chương trình "Hà Nội - Bản hùng ca phố"
"Hà Nội - Bản hùng ca phố": Tự hào Thủ đô Anh hùng, Thành phố vì hòa bình
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thành phố Hà Nội tham dự chương trình. Ảnh Hải Hưng

Đây là sự kiện đặc biệt nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, mang đến sự kết hợp giữa âm nhạc, ánh sáng và trình diễn công nghệ hiện đại 3D mapping; xen kẽ các phóng sự, phỏng vấn nhân chứng lịch sử nhằm tái hiện chặng đường hào hùng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô; nhấn mạnh chủ đề tuyên truyền kỷ niệm: “Hà Nội - Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người - Nơi hội tụ, kết tinh và tỏa sáng những giá trị cao quý, tiêu biểu của dân tộc”.

Mở đầu chương trình là bài hát “Nhớ về Hà Nội” của nhạc sĩ Hoàng Hiệp được thể hiện bởi ca sĩ Hồng Nhung. Ảnh Hải Hưng

Ban Tổ chức đã lựa chọn Hoàng thành Thăng Long để tổ chức chương trình, bởi đây là nơi có ý nghĩa quan trọng của Thủ đô lịch sử ngàn năm văn hiến, nơi đã diễn ra Lễ Chào cờ đầu tiên của Thủ đô Giải phóng vào 15h ngày 10/10/1954.

Tham dự chương trình có các đồng chí: Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội; Phạm Quang Nghị, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội; Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước; Nguyễn Thị Thanh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội; Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội; Trần Sỹ Thanh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội; cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội, các nhân chứng lịch sử và các tầng lớp nhân dân.

"Hà Nội - Bản hùng ca phố": Tự hào Thủ đô Anh hùng, Thành phố vì hòa bình
"Hà Nội - Bản hùng ca phố": Tự hào Thủ đô Anh hùng, Thành phố vì hòa bình
"Hà Nội - Bản hùng ca phố": Tự hào Thủ đô Anh hùng, Thành phố vì hòa bình
Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh Hải Hưng

Chương I: Trận địa trong thành phố

Nhắc đến Hà Nội là nhắc đến 36 phố phường. Trong nghìn năm lịch sử của Thủ đô, người người về đây dựng nên phố. Phố góp phần làm nên hồn cốt, làm nên “chất Hà Nội” trong mỗi con người từng sinh ra hay có thời gian gắn bó với mảnh đất thủ đô. Có lẽ không có thành phố nào trên thế giới lại có nhiều bài hát ngợi ca như Hà Nội của chúng ta. "Hà Nội - Bản hùng ca phố" với âm nhạc và những câu chuyện, sẽ gợi nhớ đến những ngày tháng lịch sử anh dũng mà hào hoa của Thủ đô và sự tiếp nối của thế hệ ngày nay trong công cuộc gìn giữ hoà bình, sáng tạo và phát huy nét văn hoá của Hà Nội phố, để Hà Nội xứng đáng là Thành phố vì hòa bình, Thành phố sáng tạo, thủ đô của đất nước Việt Nam đang vươn mình bước vào kỉ nguyên mới.

Tại chương trình, phóng sự "Âm mưu của Pháp và tình hình căng thẳng năm 1946” đã tái hiện một cách sống động và đầy kịch tính những diễn biến căng thẳng trước thềm cuộc kháng chiến chống Pháp. Thông qua việc khai thác các tài liệu lưu trữ tại Pháp và phỏng vấn các chuyên gia quốc tế, phóng sự đã vạch trần âm mưu tái chiếm Việt Nam của thực dân Pháp ngay từ đầu năm 1946. Đối lập với những toan tính của Pháp là nỗ lực không mệt mỏi của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhằm duy trì hòa bình. Tuy nhiên, mọi nỗ lực ngoại giao đều trở nên vô nghĩa trước quyết tâm tái chiếm của thực dân Pháp. Đỉnh điểm của căng thẳng là vụ thảm sát dân thường tại phố Hàng Bún và Yên Ninh vào sáng 17/12/1946, đánh dấu thời khắc bùng nổ cuộc kháng chiến 9 năm đẫm máu. Với nhịp điệu dồn dập và những chi tiết lịch sử sống động, phóng sự đã tạo nên một bức tranh toàn cảnh về những ngày cuối cùng của hòa bình tại Hà Nội, làm nổi bật tinh thần yêu nước và quyết tâm bảo vệ độc lập của nhân dân Việt Nam.

Tiết mục XẨM. Biểu diễn: Nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa và nhóm Xẩm Hà Thành. Ảnh Bảo Thoa

Trong không gian trang nghiêm của Hoàng Thành Thăng Long, tiếng đàn nhị và giọng xẩm của nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa cùng nhóm Xẩm Hà Thành bỗng vang lên, xé tan bầu không khí căng thẳng. Lời ca do nhạc sĩ Lê Thế Song sáng tác đã khéo léo tái hiện những khoảnh khắc đau thương và hào hùng của Hà Nội năm 1946.

Xen kẽ với tiếng hát xẩm là những đoạn phóng sự ngắn, tái hiện diễn biến lịch sử: từ tối hậu thư của tướng Morlière đến quyết định kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, và khoảnh khắc 20 giờ ngày 19/12/1946 - thời khắc Hà Nội bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ.

Chương trình kết thúc bằng trích đoạn đầy cảm xúc từ "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhấn mạnh tinh thần quyết tâm, ý chí độc lập của dân tộc Việt Nam.

Sự kết hợp độc đáo giữa âm nhạc truyền thống, kỹ thuật trình diễn hiện đại và tư liệu lịch sử đã tạo nên một tác phẩm nghệ thuật đa chiều, làm sống lại không khí Hà Nội 70 năm trước, đồng thời khơi gợi lòng tự hào dân tộc trong lòng khán giả hiện đại.

"Hà Nội - Bản hùng ca phố": Tự hào Thủ đô Anh hùng, Thành phố vì hòa bình
"Hà Nội - Bản hùng ca phố": Tự hào Thủ đô Anh hùng, Thành phố vì hòa bình
Tiết mục "Sẽ về Thủ đô". Sáng tác: Huy Du. Biểu diễn: ca sĩ Đông Hùng. Ảnh Hải Hưng

Phóng sự về Cuộc chiến đấu 60 ngày đêm bảo vệ Thủ đô và câu chuyện về Những ngày cuối bám trụ Thủ đô đã tái hiện một cách sống động và đầy xúc động về cuộc chiến đấu anh dũng của quân dân Hà Nội trong những ngày kháng chiến. Qua lời kể của các nhân chứng và phân tích của chuyên gia, khán giả được hiểu rõ hơn về vai trò quyết định của cuộc chiến này đối với toàn bộ cuộc kháng chiến chống Pháp.

Những đoàn người tản cư, những chuyến xe chở máy móc, thiết bị quý giá rời khỏi thành phố với 63.000 đồng bào miền xuôi được sơ tán và 40.000 tấn máy móc, thiết bị được di chuyển an toàn.

Điểm nhấn của phóng sự là lời kể xúc động của NSƯT Phùng Đệ, khi đó chỉ là một vệ út 13 tuổi. Ông kể lại những ngày cuối cùng ở Hà Nội, chỉ còn 20 viên đạn mỗi người, lương thực chỉ đủ cho 5 ngày. Nhưng không ai muốn rời đi và sẵn sàng ở lại chết vì Hà Nội.

"Hà Nội - Bản hùng ca phố": Tự hào Thủ đô Anh hùng, Thành phố vì hòa bình
Đông đảo người dân xem phóng sự. Ảnh Bảo Thoa

Lá thư của Bác Hồ gửi các chiến sĩ cảm tử quân Thủ đô vào mùa xuân 1947 được trích đọc, càng làm tăng thêm cảm xúc cho khán giả. Những lời căn dặn ân cần của Người như vẫn vang vọng đến tận hôm nay.

Phóng sự kết thúc bằng hình ảnh đêm 17 tháng 12, với câu kết đầy ấn tượng: "Tối 17/12, hôm đó trời tối đen như mực và mưa rét", gợi lên tinh thần kiên cường, bất khuất của quân dân Thủ đô trong những giờ phút lịch sử.

Chương II: 9 năm rừng lòng vẫn Thủ đô

Chương II mở ra với phóng sự đầy ấn tượng "Phố Ngầm", tái hiện cuộc đấu tranh ngầm trong lòng Hà Nội những năm kháng chiến. Mở đầu là lời căn dặn sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Hà Nội là quả tim quân sự, chính trị và kinh tế của địch. Du kích Thủ đô và Vệ Quốc quân cần phải thường khuấy rối quả tim của địch cho đến ngày tổng phản công."

Hiệu ứng ánh sáng và trình diễn công nghệ hiện đại 3D mapping. Ảnh Bảo Thoa

Phóng sự đưa khán giả đến với địa đạo xã Nam Hồng (huyện Đông Anh, Hà Nội), hệ thống địa đạo 11km được coi là đầu tiên trong lịch sử kháng chiến Việt Nam. Câu chuyện của bác Hoàng Quân Tạo, Tổ trưởng tổ phát tán tài liệu Ban công vận nội thành, người từng bị giam tại Hỏa Lò, đã làm sống dậy những hoạt động bí mật, nguy hiểm nhưng đầy quyết tâm của những chiến sĩ cách mạng trong lòng địch.

Màn trình diễn ấn tượng mashup "Áo mùa đông - Hướng về Hà Nội" của Phạm Thu Hà và NSND Tấn Minh. Ảnh Bảo Thoa

Tiếp nối là màn trình diễn ấn tượng mashup "Áo mùa đông - Hướng về Hà Nội" của Phạm Thu Hà và NSND Tấn Minh. Sân khấu được chia đôi, một bên là Hà Nội với những người mẹ, người vợ may áo trấn thủ, bên kia là cảnh chiến khu với những người lính đang nghỉ ngơi. Âm nhạc như một cuộc đối thoại giữa hậu phương và tiền tuyến.

Phóng sự còn đề cập đến Hội nghị Trung Giã, giải thích lý do vì sao sau chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954) phải đợi đến 10/10 mới tiếp quản Thủ đô. Lời dặn của Bác Hồ về việc giữ gìn trật tự, an ninh khi tiếp quản Thủ đô được nhấn mạnh: "Cả nước nhìn về Thủ đô ta. Thế giới trông vào Thủ đô ta...". Phóng sự kết thúc bằng hình ảnh các đơn vị tiến vào tiếp quản Thủ đô, qua đó, khán giả cảm nhận được không khí hào hùng của ngày giải phóng.

"Hà Nội - Bản hùng ca phố": Tự hào Thủ đô Anh hùng, Thành phố vì hòa bình
Tái hiện lễ Chào cờ lịch sử chiều 10/10/1954. Ảnh Hải Hưng

Chương trình cũng đã tái hiện lễ Chào cờ lịch sử ngày 10/10/1954. Không khí tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long bỗng trở nên trang nghiêm khi MC Sơn Lâm mời mọi người đứng dậy để cùng tái hiện thời khắc lịch sử 15h chiều ngày 10/10/1954. Tiếng hát hùng tráng của ca sĩ Tùng Dương cùng Dàn nhạc Thăng Long vang lên bài "Tiến Quân Ca" nhạc sĩ của Văn Cao. Tại lễ Chào cờ, Chủ tịch Ủy ban Quân chính Vương Thừa Vũ - cũng chính là chỉ huy trưởng mặt trận Hà Nội năm 1946, Đại đoàn trưởng dẫn đầu Đại đoàn 308 về tiếp quản Thủ đô - đã đọc thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào Thủ đô nhân ngày giải phóng.

Lời kêu gọi đầy xúc động của Bác Hồ được trích đọc: "Tám năm qua, Chính phủ phải xa rời Thủ đô để kháng chiến cứu nước. Tuy xa nhau, nhưng lòng Chính phủ luôn luôn gần cạnh đồng bào..." Những lời này như vang vọng qua thời gian, nhắc nhở mọi người về tình cảm sâu nặng của Bác với Thủ đô và nhân dân.

Không khí hùng tráng ngày tiếp quản Thủ đô

Chương III: Bài ca Hà Nội

Mở đầu với âm thanh máy bay gầm rú và hình ảnh miền Bắc bị ném bom tàn phá. Lúc này, lời kêu gọi đầy quyết tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1966: "Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa... Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Những hình ảnh Hà Nội đổ nát sau trận bom, đặc biệt là cảnh tang thương ở Bệnh viện Bạch Mai và phố Khâm Thiên. Giữa khung cảnh đau thương ấy, tiếng kèn vang lên giai điệu "Em ơi Hà Nội phố", gợi nhắc về một Hà Nội kiên cường mà đầy lãng mạn qua những vần thơ của nhà thơ Phan Vũ.

Phóng sự "Những anh hùng của phố" tập trung vào câu chuyện của bà Phạm Thị Viễn, một trong những pháo thủ của Nhà máy cơ khí Mai Động. Bà đã góp phần hạ gục chiếc máy bay F.111A "cánh cụp, cánh xòe" vào đêm 22-12-1972. Câu chuyện xúc động về cô gái trẻ đầu chít khăn tang trắng, vừa mất cha mẹ vì bom đạn nhưng vẫn kiên cường bảo vệ bầu trời Hà Nội, đã trở thành nguồn cảm hứng cho bài thơ "Việt Nam máu và hoa" của nhà thơ Tố Hữu.

Chương trình tiếp tục với tiết mục âm nhạc "Hà Nội những công trình" do nhóm Oplus trình bày. Trên màn hình LED, hình ảnh 3D về sự phát triển của Thủ đô qua các thời kỳ được chiếu lên, từ những công trình đã và đang xây dựng đến các dự án lớn trong tương lai.

Những thành tựu nổi bật của Hà Nội được nhấn mạnh: là nơi tổ chức các sự kiện lớn như Hội nghị cấp cao APEC 2017, Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều 2019; được UNESCO vinh danh là Thành phố vì hòa bình năm 1999 và gia nhập mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO năm 2019.

Chương trình nêu ra 9 mục tiêu lớn của Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050, tạo nên đầy hi vọng và hướng tới tương lai.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm. Ảnh Hải Hưng

Chương trình khép lại trong không khí trang trọng và đầy xúc động. Trên nền nhạc không lời du dương, hiệu ứng pháo hoa tầm thấp bừng sáng, tạo nên một khung cảnh rực rỡ và ấn tượng. Những tia sáng vươn cao 25 mét, kéo dài suốt 4 phút, như điểm nhấn cho những thành tựu và hy vọng của Thủ đô.

Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954 không chỉ ghi dấu chặng đường phát triển của Hà Nội, mà còn là mốc son chói lọi trong lịch sử của toàn dân tộc, như một bản hùng ca hào hùng viết nên từ những con phố, góp phần vào bản trường ca giữ nước ngàn đời.

Màn chào kết chương trình. Ảnh Hải Hưng

Sau 70 năm, Thủ đô đã khoác lên mình một diện mạo mới, một vị thế phát triển chưa bao giờ có, từ thành phố vì hòa bình đến đô thị sáng tạo, là thủ đô của lương tri và phẩm giá con người.

70 năm Giải phóng Thủ đô là mốc son ý nghĩa để cùng nhau, tất cả chúng ta nhìn lại lịch sử và tri ân lớp lớp thế hệ cha ông đã hi sinh và cống hiến cho Thủ đô, từ đó tạo thành động lực mạnh mẽ cùng nhau góp sức, quyết tâm đưa Hà Nội phát triển mạnh mẽ và bền vững, gìn giữ sức sống và phẩm giá mãnh liệt của một Thủ đô Rồng bay.

Nhóm PV

Bài viết cùng chủ đề

70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

(LĐTĐ) Chiều 23/11, xảy ra vụ cháy tại ngôi nhà trên phố Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Khói bốc lên cao đến tầng 8 tòa nhà, tại đây đang có 7 người, trong đó có 1 phụ nữ đang mang bầu. Tổ cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận; chiến sĩ Cảnh sát ngay lập tức nhường mặt nạ dưỡng khí để thai phụ này hô hấp. Sau đó toàn bộ số người đã được hướng dẫn thoát nạn an toàn...
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

(LĐTĐ) Quen bạn qua mạng xã hội, anh C bị Phạm Như Long hỏi mượn xe "đi có chút việc". Sau đó kẻ gian mang đi cầm cố lấy tiền trả nợ, nạp tiền chơi game và chi tiêu cá nhân...
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Tin khác

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng, phải lượng hóa được giá trị mà người dân được hưởng là gì, đây là đích cuối cùng của công cuộc chuyển đổi số và Đề án 06 của Chính phủ. Người dân phải được thụ hưởng dịch vụ như nhau ở các địa bàn khác nhau, xóa dần khoảng cách giàu nghèo, tạo công bằng xã hội.
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 21/11, Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội tổ chức lễ ký kết biên bản phối hợp triển khai một số nhiệm vụ của Đề án 06 với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng

Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng

(LĐTĐ) Lãnh đạo thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn đầu tư công, gồm: Cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi.
Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 21/11, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Xử lý dứt điểm vướng mắc để hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết Nguyên đán

Xử lý dứt điểm vướng mắc để hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Nhấn mạnh quan điểm của Thành phố trong việc xử lý dứt điểm các dự án chậm tiến độ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, các dự án công viên rất quan trọng. Do đó, Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu xử lý dứt điểm các vướng mắc để hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí

Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí

(LĐTĐ) Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội do Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh làm Trưởng Ban Chỉ đạo. Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các nhiệm vụ này, thể hiện rõ hơn sự quyết liệt, đồng lòng, trách nhiệm của Thành phố.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại với nông dân trong tháng 12/2024

Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại với nông dân trong tháng 12/2024

(LĐTĐ) Dự kiến trong tháng 12/2024, lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho nông dân với chủ đề: “Phát huy tiềm năng, lợi thế của Thủ đô hỗ trợ nông dân liên kết hợp tác, ứng dụng chuyển đổi số, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững”.
Cơ sở pháp lý quan trọng để kịp thời triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024

Cơ sở pháp lý quan trọng để kịp thời triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024

(LĐTĐ) Kỳ họp thứ 19 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố đã thông qua 15 Nghị quyết. HĐND Thành phố đề nghị, ngay sau kỳ họp, UBND Thành phố, các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị tập trung tổ chức triển khai khẩn trương, quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để đảm bảo các nghị quyết của HĐND Thành phố đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả thiết thực.
HĐND Thành phố thông qua quy định về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính

HĐND Thành phố thông qua quy định về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính

(LĐTĐ) Việc tiếp tục mở rộng ủy quyền của Chủ tịch UBND cấp xã cho công chức thuộc UBND cấp xã theo quy định tại khoản 4, khoản 6, điều 14, Luật Thủ đô là yêu cầu khách quan, cần thiết nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước ở cơ sở; nâng cao trách nhiệm của công chức cấp xã.
Phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản công

Phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản công

(LĐTĐ) Nhà nước không cấp kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa đối với tài sản công chỉ được sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết. Đơn vị sự nghiệp công sử dụng nguồn thu được từ việc kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết để bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công theo quy định.
Xem thêm
Phiên bản di động