Góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo Thủ đô
Tiêu chuẩn để xét tặng giải thưởng Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo Tuyên dương nhà giáo Thủ đô tâm huyết, sáng tạo |
Lan tỏa đến từng cá nhân
Những năm gần đây, đổi mới trong giáo dục luôn được xem là xu thế mang tính toàn cầu. Công cuộc đổi mới giáo dục đào tạo ở Việt Nam không phải chỉ là vấn đề riêng mà phải thực sự “nhúng” sâu trong môi trường quốc tế. Đứng trước thực tế trên, việc đổi mới, sáng tạo trong dạy và học trở thành yêu cầu cấp thiết hơn bao giờ hết. Tại Hà Nội, thời gian qua, phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” đã lan tỏa đến từng cá nhân; thúc đẩy đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên khơi bật tinh thần nghiên cứu, sáng tạo.
Ngành Giáo dục Hà Nội chú trọng tạo môi trường, động lực để phát huy tinh thần sáng tạo, nhiệt huyết của đội ngũ cán bộ, giáo viên. (Ảnh minh họa, chụp thời điểm chưa có dịch Covid-19) |
Cô giáo Nguyễn Phương Thảo (giáo viên Trường Tiểu học Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai) là một ví dụ. Đứng trước những vấn đề mà ngành Giáo dục đang đặt ra, đó là: Học sinh chưa thực sự thích học; kết quả học tập của học sinh còn hạn chế; học sinh chưa thực sự ngoan; phụ huynh chưa thực sự thấu hiểu, thiếu hợp tác và chưa vào cuộc cùng với giáo viên; dịch Covid-19, chuyển đổi số trong giáo dục và những đòi hỏi về việc linh hoạt trong dạy - học trực tuyến… khiến bản thân cô luôn trăn trở mình nên làm gì và có thể làm gì để cải thiện được thực trạng này? Và ý tưởng về một cây ATM mang tên “ATM - Hạnh phúc” ra đời từ đó.
Cây “ATM - Hạnh phúc” được nhắc đến chính là website học tập của lớp cô chủ nhiệm, được xây dựng trên nền tảng miễn phí của Google Sites. Đây là một ứng dụng tiện ích của Google. Thay vì phải tìm kiếm nhiều kênh thông tin khác nhau thì ở đây có “trọn vẹn” những gì mà học sinh và phụ huynh học sinh cần. Website cải thiện được nhiều điều mà những ứng dụng dạy học trực tuyến thông thường như Zoom Meeting hay Google Meet chưa làm được.
Theo dõi trên website, cô thấy lượt phụ huynh và học sinh truy cập vào đông hơn. Học sinh có thể truy cập ngoài giờ học, mọi lúc, mọi nơi mà không chỉ bị bó hẹp trong thời lượng của buổi học trực tuyến thông thường. Các em tìm thấy mình, tìm thấy bạn mình trong mọi hoạt động, thấy trường, thấy lớp… từ đó thêm yêu trường lớp, kính thầy, mến bạn, thích học. Kết quả học tập của học sinh được cải thiện rõ rệt. Website không chỉ hiệu quả trong khoảng thời gian học trực tuyến mà còn có hiệu quả vô cùng tuyệt vời ngay cả khi học sinh đến trường học trực tiếp.
Đặc biệt, năm học 2020-2021 là năm học đầu tiên thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông 2018, áp dụng việc thay sách giáo khoa mới đối với học sinh lớp 1. Nhận thấy những câu chuyện được học trong chương trình Tiếng Việt mới còn nhiều điều khá mới mẻ với các em học sinh, cô đã cùng học sinh trong lớp mình chủ nhiệm xây dựng kênh YouTube “Canh Dieu Story Telling Channel”, chuyển thể tất cả các câu chuyện trong chương trình Tiếng Việt mới thành video để làm kho tàng tư liệu phong phú không chỉ trong dạy và học mà còn là một kênh giải trí. Kênh là 1 trong số 25 sản phẩm sáng tạo thuộc lĩnh vực phần mềm tin học lọt vào vòng Chung khảo cuộc thi “Sáng tạo thanh thiếu niên và nhi đồng toàn quốc” trong thanh thiếu niên và nhi đồng Thành phố, lần thứ 17 và đã đạt giải 3 cấp Thành phố.
“Vấn đề then chốt quyết định chất lượng giáo dục chính là đội ngũ những người thầy, cô giáo và cán bộ quản lý giáo dục; người thầy là yếu tố quyết định đến chất lượng giáo dục, sản phẩm của dạy học là tương lai của dân tộc. Các thầy giáo, cô giáo mang trên mình nhiệm vụ nặng nề, có trách nhiệm truyền bá cho thế hệ trẻ lý tưởng đạo đức chân chính, hệ thống các giá trị, tinh hoa văn hóa của dân tộc và nhân loại, bồi dưỡng cho họ những phẩm chất cao quý và năng lực sáng tạo phù hợp với sự phát triển và tiến bộ của xã hội. Để đến với nghề giáo “dạy chữ, dạy người”, gắn bó và cống hiến là cả quá trình phấn đấu không mệt mỏi; nhiều nhà giáo đã phải vượt qua khó khăn, thử thách trong cuộc sống thường ngày để luôn tâm huyết, hết lòng vì sự nghiệp “trồng người” của Thủ đô và đất nước.” (Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh) |
Hay như cô giáo Phạm Thị Hệ Ngân (giáo viên Trường Tiểu học Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân) lại tâm đắc với dự án “Gieo mầm từ những trang sách” qua việc xây dựng giá sách tại lớp và tạo cho học sinh thói quen đọc sách. Cô đã triển khai các giải pháp nhằm tạo cho học sinh niềm yêu thích đọc sách, viết văn hay hơn, tự tin trình bày trước đám đông, chăm ngoan, học giỏi. Dự án đã được phụ huynh ủng hộ và phản hồi tích cực, góp phần xây dựng lớp học hạnh phúc, trường học hạnh phúc, học sinh hạnh phúc.
Là hiệu trưởng, cô giáo Nguyễn Thị Cẩm Linh (Hiệu trưởng Trường Mầm non Giáp Bát, quận Hoàng Mai) luôn tâm huyết, trách nhiệm với công việc; tích cực suy nghĩ, tìm tòi các giải pháp nhằm khắc phục khó khăn của trường như: Khuôn viên nhỏ, học sinh thiếu các hoạt động trải nghiệm, kinh phí hạn hẹp. Cô đã cùng đồng nghiệp đã sáng tạo, làm nhiều đồ dùng, đồ chơi cho học sinh từ những nguyên liệu có sẵn, tiêu biểu như thiết kế “Chiếc bàn ánh sáng”, “Máy chiếu sáng tạo”… Nhờ vậy đã hấp dẫn học sinh khám phá thiên nhiên, tìm hiểu về âm thanh, ánh sáng; tạo lớp học như rạp chiếu phim lớn với hình ảnh chân thực, hấp dẫn, được Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hoàng Mai đánh giá cao và chia sẻ tới các trường trong quận.
Phong trào là cơ sở để nâng cao chất lượng nhà giáo
Với quy mô giáo dục lớn nhất cả nước (hơn 2.800 trường học với gần 2,2 triệu học sinh), nhiều năm qua, đội ngũ nhà giáo Hà Nội đã không ngừng nỗ lực, góp phần không nhỏ giữ vững vị thế hàng đầu về chất lượng giáo dục của Thủ đô. Đội ngũ nhà giáo đã cố gắng hoàn thiện về mọi mặt qua nhiều phong trào, cuộc vận động, trong đó có việc hưởng ứng Giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo”.
Đến nay, qua 5 năm triển khai, Giải thưởng ngày càng khẳng định sức hút mạnh mẽ, tạo hiệu ứng tích cực đối với mỗi nhà trường trong việc vận dụng những sáng kiến của nhà giáo để giải quyết khó khăn, nâng cao chất lượng giáo dục. Mỗi nhà giáo, dù ở độ tuổi nào, cũng luôn nỗ lực hoàn thiện mình và có chung mục đích đem đến những điều tốt đẹp nhất cho học trò.
Theo Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội Trần Thị Thu Hà, Giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” được Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội phát động lần đầu tiên vào năm học 2016-2017 với mục đích tuyên truyền, vận động cán bộ giáo viên tích cực hưởng ứng phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”, góp phần xây dựng đơn vị và ngành Giáo dục Thủ đô ngày càng phát triển; đồng thời động viên, khích lệ các nhà giáo Hà Nội tự học tập, rèn luyện, vận dụng những đổi mới, sáng tạo vào thực tiễn giáo dục tại cơ sở để tạo ra những hiệu quả mới, những biến chuyển mới ở mỗi đơn vị nhà trường.
Đây cũng là giải pháp của ngành Giáo dục Hà Nội nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, từ đó giảm dần khoảng cách về chất lượng ở các trường học trên địa bàn Thành phố, nâng chất lượng giáo dục toàn diện.
“Mỗi nhà giáo nhận Giải thưởng là niềm vinh dự, song cũng là nhận trách nhiệm để vừa tiếp tục phát triển bản thân, vừa truyền lửa, tạo sự lan tỏa trong toàn đội ngũ về sự nhiệt huyết, sáng tạo, góp sức đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô và đất nước” - bà Trần Thị Thu Hà chia sẻ.
Thời gian tới, kế thừa truyền thống tự hào của dân tộc, tiếp bước các bậc hiền nhân, mỗi nhà giáo của Thủ đô cùng tập thể cán bộ, giáo viên, người lao động toàn Ngành sẽ nỗ lực quyết tâm thực hiện tốt sứ mệnh thiêng thiêng của sự nghiệp “dạy chữ, dạy người”, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, chỉ tiêu, chương trình công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thành phố giao. /.
Nên xem
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Tin khác
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40