Góp phần lưu lại pho sử cho mai sau
Cần nâng cao hiệu quả quảng bá giá trị di sản | |
Gò Đống Đa: Niềm tự hào của mỗi người dân Việt Nam | |
Độc đáo khu rừng dừa 7 mẫu – Hội An |
Nỗi ám ảnh thiên tai, hỏa hoạn
Việt Nam có gần 4 vạn di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh phân bố khắp cả nước. Hệ thống di sản văn hóa có giá trị là nguồn tài nguyên của đất nước. Thế nhưng, tài nguyên ấy đang kêu cứu bởi thiên tai, thời tiết. Do tác động của điều kiện tự nhiên khắc nghiệt như nắng nóng, mưa nhiều, nhất là lũ lụt thường xuyên, tình trạng biến đổi khí hậu, bão kèm theo gió mạnh, lốc xoáy hàng năm nên các kiến trúc cổ luôn đứng trước nguy cơ gặp nguy hiểm bởi sự tàn phá của tự nhiên.
Phố cổ Hội An năm nào cũng bị ảnh hưởng bởi mưa bão, ngập lụt (ảnh: Phạm Thảo) |
Các di sản thế giới như Quần thể di tích kiến trúc Huế, Khu phố cổ Hội An năm nào cũng bị mưa bão ghé qua. Những bức tường thành cổ rêu phong của kinh thành Huế bị lốc cuốn nghiêng, chân thành bị ngâm nước gây lún sụt. Các lăng ven sông Hương bị ngập nước và bùn đất.
Những công trình kiến trúc tráng lệ bằng gỗ sơn son thếp vàng có tuổi cả trăm năm luôn bị thử thách bởi mưa bão thường niên. Động Phong Nha trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng cũng không tránh khỏi những cơn ngập lụt vào mùa mưa thường niên. Nước lũ, nước xoáy, va đập gây xói lở lòng hang động và đục khoét lòng sông dẫn vào hang. Thành Nhà Hồ có cảnh quan tuyệt đẹp của một vùng kinh đô cổ với những giá trị nổi bật toàn cầu.
Tuy nhiên, lũ lụt là nỗi lo lớn nhất đối với di sản thế giới Thành Nhà Hồ. Nền đất yếu, những bức tường đá có thể bị sụt lún, bị mất đi. Khu di tích quốc gia đặc biệt An toàn khu thuộc huyện Định Hóa (Thái Nguyên) ghi dấu nơi ở và làm việc của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cơ quan của Đảng, Chính phủ đóng trụ sở trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Tuy nhiên, nhiều di tích quan trọng bị sạt lở, lũ quét tàn phá…
Tháng 12/2018, đình Thọ Tháp ở Cầu Giấy cháy. Ngọn lửa bùng phát dữ dội trùm lên toàn bộ đình khiến toàn bộ đồ thờ tự đã bị hủy hoại. Đình Thọ Tháp tương truyền được xây dựng từ thời Triệu Việt Vương, gắn liền với truyền thuyết Chử Đồng Tử, Tiên Dung. Vào tháng 4/2019, toàn bộ gian thờ chính của chùa Thanh Sơn, xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn bất ngờ bốc cháy dữ dội. Sau vụ cháy, toàn bộ đồ thờ, tượng Phật tại chùa đã hư hỏng nặng.
Làm gì để giảm thiểu rủi ro
Tại sao cần bảo vệ di sản văn hóa trong bối cảnh rủi ro thiên tai cũng như khủng hoảng do con người? hệ thống quản lý khẩn cấp quốc gia; kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu; đánh giá nhu cầu sau thảm họa; sơ cứu cho di sản văn hóa là gì?... đó là những điều mà không chỉ các chuyên gia ngành văn hóa Việt Nam mà còn là mối quan tâm của UNESCO.
Tại Hội thảo “Giảm thiểu rủi ro thiên tai với di sản văn hóa” do Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch), Văn phòng đại diện UNESCO tại Hà Nội và Trung tâm Quốc tế về nghiên cứu bảo tồn và bảo quản các tài sản văn hóa (ICCROM) phối hợp tổ chức, nhiều nội dung quan trọng được các đại biểu quan tâm như: đánh giá rủi ro để có giải pháp ứng phó khẩn cấp, giảm thiểu tổn thương mà di sản có thể gặp phải do quá trình biến đổi khí hậu hay tốc độ đô thị hóa.
Cục trưởng Cục Di sản văn hóa Lê Thị Thu Hiền nhấn mạnh, Việt Nam ít phải chịu động đất, núi lửa, sóng thần nhưng hằng năm thường xuyên phải đối mặt với hàng chục cơn bão diễn biến phức tạp, đê vỡ, lụt lội. Ngoài những thiệt hại về người và của thì di sản văn hóa cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các di sản thế giới như Quần thể di tích Cố đô Huế, Khu phố cổ Hội An... năm nào cũng bị ảnh hưởng bởi mưa bão, ngập lụt. Bên cạnh đó, không ít các vụ cháy, hỏa hoạn vẫn còn diễn ra ở các di tích…
Các chuyên gia cho rằng, để “cứu” di sản Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm của Ủy ban Di sản thế giới như: Lựa chọn hệ thống pháp lý đáp ứng việc thay đổi khí hậu; nghiên cứu đáp lại trước sự tăng nhanh của các yếu tố gây nguy hiểm như: Hỏa hoạn, khô hạn, lũ lụt nhằm hỗ trợ cho các kế hoạch quản lý tài sản; nghiên cứu kinh tế - xã hội, như phân tích quan hệ vốn lãi, định giá sự mất mát về kinh tế do sự thay đổi khí hậu và định giá ngẫu nhiên, cũng như những nghiên cứu tác động của thay đổi khí hậu đối với xã hội, đặc biệt đối với truyền thống hoặc cảnh quan văn hóa, nơi lối sống đóng góp cho giá trị nổi bật toàn cầu của di sản. |
Theo các đại biểu, không chỉ ở Việt Nam mà ở khắp nơi trên thế giới, rủi ro thiên tai, hỏa hoạn luôn là mối lo ngại đối với những nơi lưu giữ di tích. Cách đây gần một tháng, đêm 30/10, một di tích có niên đại 500 năm đã bị cháy rụi, đó là lâu đài Shuri ở thủ phủ Naha, thuộc tỉnh Okinawa, Nhật Bản. Lâu đài Shuri là một chứng nhân lịch sử quan trọng, từng bị hủy hoại gần như hoàn toàn vào năm 1945 trong thời kỳ chiến tranh. Đến năm 1992, nó đã được phục dựng dựa trên các tài liệu lịch sử và tranh ảnh cổ.
Ông Michael Croft, Trưởng Văn phòng đại diện UNESCO tại Việt Nam nhấn mạnh: “Sẽ chẳng xa xôi đâu, nguy cơ phải đối mặt với những rủi ro thiên tai luôn tiềm ẩn đối với các di sản văn hóa. Hãy nhìn lại những thảm họa toàn cầu như vụ cháy Bảo tàng Quốc gia Rio de Janeiro (Brazil), vụ cháy Nhà thờ Đức bà Paris đã khiến nhân dân thế giới ngày càng bộc lộ những cảm xúc mạnh mẽ bởi phải chứng kiến những di sản quý giá bị hỏa hoạn hủy hoại. Tại Việt Nam, những người làm công tác di sản cần hình dung đến những biến cố có thể xảy ra đối với những di sản vô giá ..”.
Các chuyên gia cho rằng, để “cứu” di sản Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm của Ủy ban Di sản thế giới như: Lựa chọn hệ thống pháp lý đáp ứng việc thay đổi khí hậu; nghiên cứu đáp lại trước sự tăng nhanh của các yếu tố gây nguy hiểm như: Hỏa hoạn, khô hạn, lũ lụt nhằm hỗ trợ cho các kế hoạch quản lý tài sản; nghiên cứu kinh tế - xã hội, như phân tích quan hệ vốn lãi, định giá sự mất mát về kinh tế do sự thay đổi khí hậu và định giá ngẫu nhiên, cũng như những nghiên cứu tác động của thay đổi khí hậu đối với xã hội, đặc biệt đối với truyền thống hoặc cảnh quan văn hóa, nơi lối sống đóng góp cho giá trị nổi bật toàn cầu của di sản.
Ông Michael Croft cũng cho rằng, giảm thiểu rủi ro thiên tai với di sản văn hóa là vấn đề có ý nghĩa, nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn phát sinh về năng lực thích ứng với phương pháp phòng ngừa rủi ro đặc thù trong lĩnh vực di sản văn hóa, tạo điều kiện cho các nhà quản lý thực hành công tác phòng ngừa rủi ro, nắm vững hơn các nguy cơ và tác động rủi ro thiên tai, xây dựng kế hoạch ứng phó thích hợp trong tình huống khẩn cấp.
Trong vai trò của mình, UNESCO luôn đề cao tầm quan trọng của công tác bảo vệ di sản văn hóa. Theo ông Michael Croft, bảo tồn di sản văn hóa quan trọng không kém gì bảo tồn sinh mạng. Khi xảy ra thảm họa thiên tai, cộng đồng sẽ cảm nhận được rất rõ rằng di sản văn hóa có ý nghĩa như thế nào trong sự gắn kết con người với nhau.
Chuyên gia Aparna Tandon, Quản lý dự án, Trung tâm Quốc tế về nghiên cứu bảo tồn và bảo quản các tài sản văn hóa (ICCROM) cũng nhấn mạnh, sơ cứu đối với các di sản văn hóa khi đối diện thiên tai là một trong những nội dung quan trọng đối với công tác bảo vệ di sản.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40